Sách hay về khảo cổ học

Sách về khảo cổ học hay nhất. Hiểu thêm về khảo cổ học, khái quát tiến trình phát triển lịch sử, văn hóa và đời sống loài người trong quá khứ.

Sụp Đổ

Với phương pháp đa ngành cùng khối kiến thức khổng lồ, Jared Diamond đã hoàn thành kiệt tác mang tính cách mạng trong nghiên cứu về lịch sử nhân loại: Sụp đổ – Các xã hội thất bại hay thành công như thế nào? Với cuốn sách này, người đọc sẽ đi từ sự sụp đổ của nền văn minh Maya, đến với sự bùng nổ và suy tàn của người Viking, xem xét sự hưng thịnh và kết cục bi thảm của người Norse ở Greenland…

Những nguyên nhân nào được xem là căn bản nhất cho mọi sự diễn tiến hay suy bại của các xã hội trên toàn thế giới? Có thể kiếm tìm một lý giải hay một mô hình cho tất cả những thất bại và thành công của nhân loại hay không? Chúng ta có thể học gì từ sự thất bại của những nền văn minh từng là vĩ đại nhất?

Theo Dấu Các Văn Hóa Cổ

Nội dung gồm những bài viết tiêu biểu cho việc nghiên cứu từng thời kỳ khảo cổ học: Thời đại đồ đá, thời đại kim khí và thời đại lịch sử. Từ văn hóa Sơn Vi đến văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn… Qua đó giúp người đọc thấy rõ những biến chuyển của Văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa trong khu vực Đông Nam Á.

Horrible Knowledge: Khảo Cổ Dễ Sợ

Đầu tiên là những kẻ săn kho báu tham lam đi tìm những kho báu cổ xưa.

Tiếp theo là những người hùng đi tìm những lăng mộ bí mật đầy bùa yếm và bị lãng quên từ lâu.

Còn bây giờ chúng ta dùng máy tính để mang quá khứ trở lại. Đây là thứ tuyệt vời để đọc nếu bạn mê những di tích cổ xưa và muốn đào bới vào những bí mật kinh dị!

Hãy theo chân những nhà khảo cổ dưới nước gan dạ chui vào những hang động tử thần, tìm ra bộ mặt thật của chiếc đầu lâu, bật mí những bí mật ghê rợn của xác ướp vùng đầm lầy và những thứ kinh sợ thời tiền sử.

Thêm nữa: Đào bới quá khứ của chính bạn bằng những chỉ dẫn để trở thành một thám tử thời gian.

Di Tích Khảo Cổ Việt Nam

Di tích khảo cổ là các loại dấu vết, vết tích của quá khứ con người còn lưu lại được các nhà khảo cổ học phát hiện và nghiên cứu, từ đó phục dựng lại cuộc sống của xã hội loài người trong quá khứ..

Khảo Cổ Học Nam Bộ Thời Tiền Sử

Công trình Khảo cổ học Nam Bộ được hình thành trên nền tư liệu thu thập từ dự án Điều tra cơ bản và hệ thống hóa tư liệu khảo cổ vùng Nam Bộ giai đoạn 1976 – 2005 do Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam giao cho trung tâm Khảo cổ học – Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ thực hiện từ 2006 – 2010, được chia làm 2 giai đoạn:

  • Khảo cổ học Nam Bộ thời tiền sử
  • Khảo cổ học Nam Bộ thời sơ sử

Khảo Cổ Học Champa Khai Quật Và Phát Hiện

Nội dung cuốn sách gồm 4 chương:

  • 1/ Sơ lược về lịch sử và văn hóa Champa;
  • 2/ Những cuộc khai quật và phát hiện khảo cổ học champa trước năm 1975 bao gồm các cuộc khai quật trên địa bàn bắc đèo Hải Vân và nam đèo Hải Vân;
  • 3/ Những cuộc khai quật và phát hiện khảo cổ học Champa sau năm 1975;
  • 4/ Những đóng góp của khảo cổ học vào nghiên cứu lịch sử văn hóa Champa.

Đô Thị Sài Gòn Thành Phố Hồ Chí Minh Khảo Cổ Học Và Bảo Tồn Di Sản

Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh có quỹ di sản cảnh quan và kiến trúc đo thị đặc sắc, đa dạng và phong phú. Lịch sử của mỗi đô thị cũng như chuỗi vòng xoắn AND kéo dài vô tận mà trong đó sự “phát triển” kinh tế là sức sống mới từ những tế bào nhân đôi, nhưng “bảo tồn” di sản văn hoá lại giữ vai trò cấu trúc ổn định của vòng chuỗi xoắn. Khi cấu trúc này bị phá vỡ, đô thị không còn là bản sắc riêng. Một đô thị không có bản sắc riêng thì nó sẽ biến mất trong nhận thức và ký ức cộng đồng, sớm hay muộn mà thôi.

Mộ Cổ Nam Bộ

Công trình “Mộ cổ Nam Bộ” của PGS.TS.Phạm Đức Mạnh chính là chuyên khảo mang tính hệ thống và đầy đủ gần như toàn bộ thông tin mà chúng ta cần biết nhất về một đối tượng nghiên cứu đặc thù của Khảo cổ học Lịch sử Việt Nam – loại hình mộ táng hiện hữu ở hầu khắp các tỉnh – thành Nam Bộ trong hơn ba thế kỷ gần đây nhất (thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XX).

Kiến Trúc Trong Văn Hóa Óc Eo, Hậu Óc Eo Ở Nam Bộ

Ngay từ đầu TK 20 những cổ vật đầu tiên của văn hóa Óc Eo đã được phát hiện trên cánh đồng Óc Eo- Ba Thê thuộc xã Vọng Thê- huyện Thoại Sơn – tỉnh An Giang. Do sự phong phú cuả loại hình, sự độc đáo của chất liệu và vẻ đẹp rực rỡ của mỹ thuật chế tác nên ngay từ lúc bấy giờ, các di vật của văn hóa Óc Eo đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều học giả nổi tiếng người Pháp như: G.Coedès, L.Malleret, H.Parmentier…

Khảo Cổ Học Biển Đảo Việt Nam – Tiềm Năng Và Triển Vọng

Từ nhiều thế kỷ trước đây, với tư cách là một quốc gia giữ vị trí cầu nối giữa hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, lại nằm trên một trong hai tuyến chính của hệ thống hải thương Đông Nam Á, Việt Nam đã sớm có quan hệ với nhiều vương quốc, nhiều nền văn hóa và trung tâm kinh tế ở khu vực châu Á và thế giới.

Trong lịch sử, người Việt và các cộng đồng cư dân sống trên lãnh thổ Việt Nam đã sớm có truyền thống khai thác biển, phát triển kinh tế hải thương. Từ những thế kỷ trước, sau Công nguyên, chủ nhân các nền văn hóa Văn Lang – Âu Lạc ở phía Bắc, Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa ở miền Trung và Óc Eo – Phù Nam ở phương Nam đã có truyền thông khai thác biển, phát triển kinh tế, văn hóa biển và có nhiều mối liên hệ rộng lớn với thế giới bên ngoài..

Tớ Tư Duy Như Một Nhà Khảo Cổ Học – Tất Tần Tật Về Pharaoh, Xác Ướp, Kim Tự Tháp

Những kho báu yểm lời nguyền dưới hầm mộ và vô vàn điều thần bí về AI CẬP CỔ ĐẠI!

Cuốn sách giới thiệu về Xác ướp và qua đó là một số thông tin về lịch sử Ai Cập cổ đại. Sách hầu hết gồm các câu đố về xác ướp, ở dạng câu hỏi, ghép từ, mật mã…Bạn sẽ ghé thăm thế giới của các vị thần quyền năng, những nghi thức bí ẩn và kho báu vĩ đại. Ai Cập cổ đại có thể chỉ còn tồn tại trong sử sách nhưng vẫn có sức mê hoặc với những trí não tò mò!

Khảo Cổ Học Tiền Sử Miền Trung Việt Nam

Cuốn sách là kết quả thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ được nghiệm thu xuất sắc: Nghiên cứu đánh giá giá trị lịch sử – văn hóa Việt Nam qua các di tích thời kỳ tiền sử ở miền Trung và Tây Nguyên được phát hiện và nghiên cứu từ năm 1998 đến 2010 do PGS.TS Nguyễn Khắc Sử làm chủ nhiệm.

Cuốn sách đã bao quát các nguồn tư liệu khảo cổ học tiền sử miền Trung Việt Nam và đặt chúng trong bối cảnh rộng hơn, phác thảo khái quát diễn trình phát triển lịch sử văn hóa miền Trung Việt Nam từ thở bình minh của lịch sử, cách đây gần 1 triệu năm đến trước ngưỡng cửa của văn minh, cách đây khoảng 2 nghìn năm.

Tác giả đã phác dựng bức tranh toàn cảnh về kinh tế, xã hội và chủ nhân các văn hóa tiền sử miền Trung Việt Nam; đồng thời xem xét giá trị lịch sử văn hóa của tiền sử vùng này trong bối cảnh rộng hơn.

Tháp Cổ Việt Nam

Từ “tháp” là dạng Hán Việt của từ Ấn Độ cổ stupa trong nhiều ngôn ngữ Ấn Độ và khi nhập vào nhiều tiếng nói khác, trước sau chỉ một loại mộ chôn người cao quý hay chôn xá lị Phật, táng trên đồi gò, hoặc xây đắp thành đồi gò, thành công trình kiến trúc cao.

Từ tháp, vào tiếng ta, trước cũng chỉ loại mộ có kiến trúc cao như vậy, sau được dùng rộng ra, không chỉ riêng kiến trúc mộ cao nữa, mà còn chỉ kiến trúc cao khác mang tính linh thiêng như mộ: kiến trúc cao nơi ở của thần, kiến trúc cao nơi thể hiện Phật và thờ Phật. Lại cũng được gọi là tháp, kiếm trúc cao khác không được gọi là mộ mà cũng không mang tính tín ngưỡng, tôn giáo như mộ: tháp canh, kiến trúc cao quân sự; tháp nước, kiến trúc cao dân dụng… Với nội dung ngữ nghĩa mà nó bao hàm như thế, tháp, trước hết và xem xét chung nhất là một dạng kiến trúc tôn giáo.

Trong cuốn sách Tháp cổ Việt Nam, tác giả Nguyễn Duy Hinh đã nghiên cứu tháp như một đối tượng khảo cổ học và sử học, nhưng những mặt thẩm mỹ và văn hoá, đạo giáo và tư duy cũng được quan tâm không kém.

Phát Lộ Di Tích Hoàng Thành Thăng Long

Sách “Phát lộ di tích Hoàng Thành Thăng Long” do nhà sử học GS. TS. Andrew Hardy (EFEO) và nhà khảo cổ học TS. Nguyễn Tiến Đông (Viện Khảo cổ học) biên tập, tập hợp bài viết của nhiều tác giả trong nước và quốc tế, trong đó có GSVS. Phan Huy Lê, nhà sử học Đào Hùng, PGS. TS. Tống Trung Tín, GSVS. Franciscus Verellen (nguyên giám đốc EFEO), PGS. Diệp Đình Hoa, PGS. Phan Khanh, vv.

Tại Hội thảo, các diễn giả Tống Trung Tín, Nguyễn Tiến Đông và Andrew Hardy giới thiệu cuốn sách và chia sẻ những kinh nghiệm và kỉ niệm của những tháng ngày trong hố khai quật khi các chuyên gia của Viện Khảo cổ học tiến hành việc phát lộ Hoàng thành Thăng Long.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button