Sách hay về cổ vật

Sách về cổ vật hay nhất. Các câu chuyện, thông tin quý giá về các cổ vật nổi bật, tiêu biểu trong suốt chiều dài của lịch sử.

Danh Gia Cổ Vật – Kỳ Án Đầu Phật

Danh Gia Cổ Vật – Kỳ Án Đầu Phật

Đằng sau mỗi món đồ cổ, là tầng tầng lớp lớp lịch sử và văn hóa truyền thừa bao đời.

Đằng sau mỗi món đồ giả, lại là mánh lới tính toán tinh vi cùng cạm bẫy khó bề tưởng tượng.

Hứa Nguyện, một chủ tiệm đồ cổ cỏn con ở Lưu Ly Xưởng, vào đúng sinh nhật tuổi 30 đột nhiên bị cuốn vào những rắc rối theo gã là “trên trời rơi xuống”. Gia thế bao đời đã lụi tàn, thân phận người ông không biết mặt, bí ẩn đằng sau vụ tự tử của cha mẹ tới tấp phơi bày trước mắt gã, nhưng đâu là giả đâu mới là thật?

Điểm mút của những búi dây ân oán chằng chịt không ngờ lại là món báu vật hiếm có người đời vẫn đồn đại. Ván cờ gã đang tham dự dường như đã được sắp đặt từ hàng chục năm trước, càng dấn sâu lại càng phơi bày diện mạo tối tăm, hiểm ác của giới cổ vật. Và để không bị nuốt chửng, chỉ dựa vào một thân tuyệt học phân biệt thật giả của Hứa Nguyện thì không đủ, bởi nhìn đồ thì dễ nhìn người mới khó.

Danh Gia Cổ Vật – Hôi Của Đông Lăng

Danh Gia Cổ Vật – Hôi Của Đông Lăng

Giám định cổ vật, thực ra là đo lòng người đấy thôi.

Báu vật càng trân quý càng soi thấu lòng người đáng sợ.

Ngược dòng thời gian về năm Dân Quốc thứ mười bảy, ông nội Hứa Nguyện là Hứa Nhất Thành bấy giờ đang theo học ngành khảo cổ ở đại học Thanh Hoa, bất ngờ nhận được nửa bức thư in dấu tay máu của một người bạn cũ. Chữ “lăng” trơ trọi trên mảnh giấy dường như ám chỉ một âm mưu nhắm tới những lăng tẩm đế vương đang bị quên lãng giữa thời cuộc rối ren, nhưng ai sẽ là kẻ ra tay thủ ác và mục tiêu sau cùng là gì?

Lần theo những manh mối mơ hồ, những sự kiện tưởng chừng rời rạc, Hứa Nhất Thành dần tìm ra từng mảnh ghép của một âm mưu chấn động. Song thế lực y phải đương đầu không chỉ có một, trong khi hậu phương là Minh Nhãn Mai Hoa lại chỉ như con rùa rụt cổ…

Danh Gia Cổ Vật – Bí Ẩn Thanh Minh Thượng Hà Đồ

Danh Gia Cổ Vật – Bí Ẩn Thanh Minh Thượng Hà Đồ

Đằng sau mỗi món đồ cổ, là tầng tầng lớp lớp lịch sử và văn hóa truyền thừa bao đời;

Đằng sau mỗi món đồ giả, là mánh lới tính toán tinh vi cùng cạm bẫy khó bề tưởng tượng.

Hứa Nguyện rửa được nỗi oan cho ông nội, nổi lên như một anh hùng đánh hàng giả trên thị trường cổ ngoạn, song lòng vẫn canh cánh mối thù gia tộc với Lão Triều Phụng – bàn tay đen đứng sau bi kịch bao đời nhà họ Hứa. “Tình cờ” thay, mọi manh mối về kẻ cầm đầu dòng chảy ngầm lớn nhất giới cổ vật này đều dẫn gã đến với quốc bảo Trung Hoa – Thanh minh thượng hà đồ.

Một lần nữa Hứa Nguyện đơn thương độc mã dấn thân trên con đường trừ giả giữ thật mà không lường đến những gì mình sẽ phải đương đầu. Lôi Lão Triều Phụng ra ánh sáng, bảo vệ Minh Nhãn Mai Hoa trước nguy cơ lụi bại, giữ vững tôn chỉ của người giám định… ngần ấy nhiệm vụ hệ trọng dường như quá sức với một kẻ đang nôn nóng báo thù như gã. Bởi trong khi con người giám định cổ vật, cổ vật cũng giám định con người…

Hơn Nửa Đời Hư

Hơn Nửa Đời Hư

Hơn nửa đời hư là cách nói lộng ngữ mang tính tự trào, tự mỉa của tác giả: Bác Vương Hồng Sển; mà theo ông cho đến cuối đời, vẫn chưa làm nên sự nghiệp, dù chỉ với ý nghĩ khiêm nhường.

Bắt tay viết cuốn sách này, Bác Vương khi ấy đã vào cái tuổi ngoài Thập cổ lai hy (tức tuổi trên 70) xưa nay hiếm. Đó là vào năm 1974, cho tới tháng 7-1978 ông mới viết tiếp trang cuối cuốn hồi ức Hơn nửa đời hư này.

Đây là một thiên hồi ức của một nhà văn hóa, một lão học giả học cao, hiểu rộng, có vốn sống vô cùng phong phú và một phương pháp làm việc khoa học – nói có cách, mách có chứng – vì ông nhiều năm làm Viện trưởng Viện Bảo tàng, tinh thông nghề sưu tầm cổ ngoạn, ghi chép những sự việc, những điều chính ông nghe, thấy, làm và biết được. Đó là những bước thăng trầm, “những nỗi buồn, vui, đau khổ” ăn năn, tự vấn, “những tâm sự rải rác phân tán manh mún, vụn vặt về cuộc đời và con người” quanh ông hơn nửa thế kỷ, ở một thời mà ông gọi là “ kinh cụ, khóc, cười lẫn lộn”, nào “Tây cuốn gói, Nhật chạy càng, đến ông Ngô băng lẹ như diều dứt dây”. Trong đó, chính ông dù “địa vị thua, chức phận thua duy về chua tân khổ há dám thua ai”.

Bạn đọc sẽ tìm được trong sách những chuỗi ngày xưa tuy xa mà gần của vùng đất phương Nam này, từ Sóc Trăng, Sa Đéc, lên Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định… những phong tục, tập quán xã hội, phong cách sống, nét ứng xử, tình bạn thủy chung, tình thầy và trò cung kính, tình gia đình, cha mẹ, xóm làng ấm áp, đầy tình thương và trách nhiệm. Bên cạnh đó, tuy phác họa đơn sơ nhưng người đọc chúng ta cũng hình dung khá rõ chân tướng của hạng người sâu mọt, lọc lừa, nịnh trên nạt dưới, các thói kịch cỡm, rởm đời thời cũ ( trước tháng tư năm 1975), mà bọn họ cũng điển hình trong các cách đe nẹt, hù dọa, miệt thị lẫn nhau, ăn hối lộ, hà lạm, hiếp dân, dựa vào thế lực ngoại bang để vinh thân phì gia..

Tuyệt Đỉnh Cổ Vật

Tuyệt Đỉnh Cổ Vật

Bức mật thư dần hé lộ chính xác nơi chứa kho báu cổ ngàn năm đang yên ngủ. Kho báu ấy được xem như một sứ mệnh lịch sử lớn lao, một minh chứng về nguồn cội cần được gìn giữ. Sau khi giải được đoạn mật mã tại vị trí chứa cổ vật, cửa hầm bật mở, cuốn họ vào một cuộc phiêu lưu kỳ bí. Cùng với những người bạn khác của mình, họ bắt đầu hành trình phiêu lưu dưới lòng đất, trong một không gian kín với vô vàn cạm bẫy chết người được sắp đặt hoàn hảo.

Từ đây, họ được diện kiến những kỳ trân, dị thú chỉ có trong truyền thuyết người Việt cổ, những trận pháp khôn cùng, những mật mã hóc búa, những mê cung không lối thóa cùng nhiều cạm bẫy kỳ lạ khác. Những hiểm nguy còn được đẩy lên cao điểm khi nhóm người buôn đồ cổ, mà cầm đầu là thương gia Triệu và Hades, đang bí mật theo chân họ xuống tận lòng đất quyết lấy cho được món Tuyệt Đỉnh Cổ Vật mà bọn chúng coi trọng còn hơn sinh mạng của mình.

Đồ Sứ Ký Kiểu Thời Nguyễn (Commissioned Patterned Porcelains In The Nguyễn Era)

Đồ Sứ Ký Kiểu Thời Nguyễn (Commissioned Patterned Porcelains In The Nguyễn Era)

Thuật ngữ đồ sứ ký kiểu được dùng để chỉ những đồ sứ do người Việt Nam, gồm cả vua, quan và thường dân đặt làm tại các lò gốm sứ Trung Hoa trong khoảng thời gian từ nửa sau thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, với những yêu cầu riêng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí, thơ văn minh họa, hiệu đề. Tùy theo niên đại ký kiểu đồ sứ mà thuật ngữ này có thêm các định ngữ chỉ thời gian đi kèm như:

  • Đồ sứ ký kiểu thời Lê – Trịnh: chỉ những đồ sứ do Trung Hoa làm theo yêu cầu và mẫu mã do triều đình Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài đặt làm từ nửa sau thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII.
  • Đồ sứ ký kiểu thời chúa Nguyễn: chỉ những đồ sứ do Trung Hoa làm theo yêu cầu và mẫu mã do các vị chúa Nguyễn ở Đàng Trong, tiêu biểu là chúa Nguyễn Phúc Chu, đặt làm từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII.
  • Đồ sứ ký kiểu thời Tây Sơn: chỉ những đồ sứ được đề thơ Nôm được đặt làm cuối thế kỷ XVIII.
  • Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn: chỉ những đồ sứ do người Việt đặt hàng từ 1804 đến 1925 dưới các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và Khải Định.

Cổ Vật Thăng Long – Hà Nội

Cổ Vật Thăng Long – Hà Nội

Cuốn sách này là một vựng tập phong phú và đặc sắc về những cổ vật chọn lọc – những trang sử quý giá của Thăng Long – Hà Nội, để mọi người cùng thưởng ngoạn và chung tay góp sức trong việc tham gia bảo vệ, phát huy tích cực các giá trị của di sản văn hóa trên đất thủ đô.

Gốm – Nguyễn Hữu Nam

Gốm – Nguyễn Hữu Nam

Tiểu thuyết Gốm lấy cảm hứng từ sự kiện lịch sử vị vua cách mạng Hàm Nghi bị phế truất khỏi ngai vàng, bí mật tham gia phong trào Cần Vương trước khi phải chịu cảnh lưu đày biệt xứ tận Phi châu. Song song trong đó là câu chuyện gặp gỡ tình cờ giữa chàng thợ gốm trẻ tuổi tài hoa đến từ làng Phước Tích và tay chủ lò gốm Long Trường đến từ Đại Pháp. Trong quá trình hoàn thiện bức tranh gốm vẽ chân dung đương kim hoàng đế, cả hai bất ngờ bước vào cuộc đối đầu tư tưởng căng thẳng, vào xung đột về quan điểm và xu hướng sáng tạo nghệ thuật, sự khám phá bản thể và đối phương.

Như tác giả Nguyễn Hữu Nam chia sẻ, khi bắt tay viết Gốm anh không có nhiều vốn liếng kiến thức về nghề cổ truyền này. Đọc tư liệu thôi chưa đủ, anh tham gia những hội chợ đồ gốm, rong ruổi ở làng gốm Tân Vạn, vào từng hộ có lò gốm đang trên bờ lăn lốc, tàn lụi… Những người thợ gốm nhem nhuốc lam lũ với thù lao ít ỏi đang cố giữ cái nghề truyền thống mà cha ông trao truyền, những con người mang vẻ muôn năm cũ ấy, rách giấy vẫn cố giữ lấy nghề ấy được anh tái hiện trên nền cảnh của ngôi làng có “Om Phước Tích ngon cơm hoàng đế” bên dòng Ô Lâu hiền hòa xứ Huế thế kỷ XIX. Ở Gốm, có những trang viết dành cho nghề gốm cổ truyền tuyệt mỹ của dân tộc, và sự ngưỡng vọng dành cho đức vua Hàm Nghi.

Di Tích Khảo Cổ Việt Nam

Di Tích Khảo Cổ Việt Nam

Di tích khảo cổ là các loại dấu vết, vết tích của quá khứ con người còn lưu lại được các nhà khảo cổ học phát hiện và nghiên cứu, từ đó phục dựng lại cuộc sống của xã hội loài người trong quá khứ.

Nhằm giới thiệu tới bạn đọc các thông tin tóm lược về các di tích khảo cổ nổi bật, tiêu biểu của Việt Nam, đặc biệt là các di tích khảo cổ đã được Nhà nước xếp hạng, chúng tôi trân trọng gửi tới bạn đọc cuốn sách: Di tích khảo cổ Việt Nam.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button