Sách hay về Côn Đảo

Sách về Côn Đảo hay nhất. Tìm hiểu về lịch sử và bước chuyển mình của Côn Đảo, từ một địa ngục trần gian trở thành thiên đường du lịch nghỉ dưỡng.

Lịch Sử Nhà Tù Côn Đảo

Cuốn sách Lịch Sử Nhà Tù Côn Đảo dẫn dắt người đọc tìm về cội nguồn Côn Đảo, một di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia, nơi có nghĩa trang Hàng Keo – Hàng Dương, hang vạn nấm mộ có tên và không tên của những người con ưu tú từ mọi miền đất nước, được ví như “bàn thờ Tổ quốc”.

Nơi ấy ghi sâu trong lòng người đọc những giá trị thiêng liêng của độc lập tự do và đánh thức những khát vọng vươn tới lẽ sống cao đẹp, vượt qua những hạn hẹp của đời thường. 

Chiếm Tàu Địch Vượt Côn Đảo

Tái hiện lại cuộc vượt ngục ngày 27-2-1965 của 57 chiến sĩ cách mạng đang bị giam giữ tại Côn Đảo. Dưới ngòi bút dày dạn kinh nghiệm của tác giả – một người chuyên viết về nhà tù Côn Đảo – cuộc chiếm tàu vượt ngục đầy cam go, mạo hiểm với tinh thần chiến đấu cao của 57 tù nhân kíp Lưới Rùng được tái hiện sinh động.

Từng trang sách đã thấm đẫm máu cùng tinh thần quyết tâm chiến thắng cao độ của các chiến sĩ tù chính trị – những người biết tự tạo ra cho mình thời cơ và luôn đảm bảo được yếu tố bất ngờ; cuối cùng cũng giành được thắng lợi trọn vẹn, đảo lộn được tình thế và làm cho bọn chủ ngục một phen khiếp vía, kinh hoàng.

Những Câu Chuyện Từ Nhà Tù Côn Đảo

Tập sách Những câu chuyện từ nhà tù Côn Đảo gồm 4 phần:

  • 1. Côn Đảo – Bảo tàng Cách mạng giữa biển khơi: Giới thiệu tổng quan về lịch sử quần đảo trước khi có nhà tù Côn Đảo cho tới ngày thực dân Pháp đặt những viên đá xây dựng đầu tiên.
  • 2. Côn Lôn – Hòn đảo địa ngục qua lời kể của Nguyễn Văn Nguyễn: Trích trong loạt phóng sự dài: Côn Lôn – địa ngục trần gian của nhà hoạt động chính trị, nhà báo, Nguyễn Văn Nguyễn đăng trên báo La Lutte năm 1934.
  • 3. Côn Đảo trong suốt hai thời kỳ kháng chiến:Phản ánh cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của những chiến sĩ cách mạng, đồng bào yêu nước ở nhà tù Côn Đảo.
  • 4. Những câu chuyện từ nhà tù Côn Đảo: Những câu chuyện mang đến cho chúng ta lòng tự hào về khát vọng tự do và lý tưởng cách mạng của bao thế hệ người tù Côn Đảo, với những hình thức đấu tranh vô cùng sáng tạo, trong đấu tranh đòi địch thực hiện Hiệp định Paris, trao trả tù chính trị cho tới ngày Côn Đảo giải phóng.

Những câu chuyện từ nhà tù Côn Đảo mãi mãi là bản anh hùng ca cách mạng của nhân dân ta, của đất nước ta trong sự nghiệp kháng chiến giành lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Vượt Côn Đảo – Phùng Quán

Côn Đảo từ lâu đã là một “địa ngục trần gian”. Không ai dám nói ngược lại, báng bổ vong linh những người đã đổ máu ở đảo này mà phải tội! Ta kính cẩn tin vào chuyện đó, không cần lý lẽ nhiều lời, và sau này lại còn có cả những tư liệu thực chứng cho thấy niềm tin của ta không sai.

Đến những năm 1950, cuộc sống ở hòn đảo đó càng khủng khiếp. Hơn hai trăm tù binh bị giặc bắt từ khắp các chiến trường đã bị đưa về giam trên hòn đảo “địa ngục trần gian” này. Cái gì đã đoàn kết họ lại, cái gì đã phả sức chiến đấu vào những bắp thịt bị hành hạ đến héo mòn, cái gì khiến họ yêu thương nhau hơn cả anh em ruột thịt?

Những chuyện kể của những người sống sót khỏi chốn địa ngục đó mà Phùng Quán gặp và ghi được tại nơi trao đổi tù binh sau Hiệp nghị Geneva 1954, toàn bộ cái mãnh liệt tinh thần của họ và ngay cả toàn bộ cái mong manh thân xác họ mang được từ địa ngục trở về đã làm nên một Phùng Quán của Côn Đảo, đã nhào nặn một Phùng Quán nữa cho Côn Đảo, và sự cộng hưởng tài tình và ân tình nơi Phùng Quán đã tổ chức lại được một cuộc vượt Côn Đảo khác, có thể ít thật hơn hoặc còn rất xa mới gần được sự thật, nhưng lại thiêng liêng vô cùng và được lưu giữ đến mãi mãi, một chuyến vượt ngục bất thành nhưng là cả một hình hài nằm trong cuốn sách mỏng chưa đến 200 trang!

Chị Sáu Ở Côn Đảo

Nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu có lẽ đã rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Mới 15 tuổi, chị đã hăng hái tích cực tham gia cách mạng phục vụ công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Với tinh thần quả cảm, lòng yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc khôn nguôi, chị đã hy sinh mạng sống của mình chứ nhất quyết không khai báo thông tin cho kẻ địch. Hình ảnh của chị mãi mãi là tấm gương sáng để đời sau học tập và noi theo.

Cuốn sách Chị Sáu Ở Côn Đảo của tác giả Lê Quang Vinh sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về những tháng ngày chịu tra tấn tù đày và một lần nữa khắc ghi công ơn người con gái ấy.

Côn Đảo Từ Góc Nhìn Lịch Sử

Cách Vũng Tàu 97 hải lí, Côn Đảo gồm 16 hòn đảo, sừng sững trấn giữ vùng biển Đông Nam của Tổ quốc với những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng tiềm năng giàu có của biển, của rừng. Nằm trên tọa độ 8o47’57” vĩ độ Bắc, 106o36′ kinh độ Đông, tổng diện tích là 76,71 km2, quần đảo mang tên hòn đảo lớn nhất: đảo Côn Lôn với tên thường gọi là Côn Đảo

Côn Đảo từng nổi tiếng là “địa ngục trần gian” ở xứ Đông Dương, song những ai đã một lần đặt chân đến đều không sao quên được vẻ đẹp say mê lòng người, những cảnh sắc kỳ thú của biển trời, đồi núi, rừng cây, bờ bãi mà thiên nhiên ban tặng. Một rặng vông đỏ rực soi bóng trên bãi Đầm Trầu, một bầy Vích con bò lổm ngổm trên bãi cát trước thung lũng Hòn Cau, một đợt sóng trào sôi ập vào cửa Đầm Tre giữa mùa gió chướng đều có thể đưa con người đắm chìm vào thiên nhiên với những cảm giác hùng vĩ, mênh mang và sâu lắng. Mười sáu hòn đảo quây quần bên nhau giống như một hạm đội tiền tiêu canh giữ vùng biển, vùng trời Tổ quốc..

Côn Đảo Xưa Và Nay

Trong những năm chiến tranh gian khố, nhắc tới Côn Đảo người ta nghĩ ngay đến hệ thống Nhà tù Côn Đảo khét tiếng, với những hình phạt rùng rợn, những trận đòn độc ác… Côn Đảo khi đó được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, là nỗi kinh hoàng khiến ai nghe thấy cũng phải khiếp sợ. Nhưng cũng chính tại nơi đây, chủ nghĩa anh hùng cách mạng lại chói sáng hơn bao giờ hết.

Đầu năm 1862, Pháp chiếm Côn Đảo và xây dựng hệ thống nhà tù giam giữ những tù nhân chính trị Việt Nam với hệ thống phòng giam, chuồng cọp, chuồng bò nổi tiếng. Năm 1954, ngay sau khi Pháp rút quân, đế quốc Mĩ tiếp quản, chủng xây dựng chế độ nhà tù còn tàn bạo, độc ác hơn thời thực dân Pháp. Côn Đảo tiếp tục bị nhấn chìm trong bóng tối “địa ngục trần gian “.

Năm 1975, sau 133 năm chiến đấu kiên cường, gian lao, Côn Đảo đã được trả lại sự thanh bình, đất nước hoàn toàn được giải phóng. Trải qua biết bao thăng trầm Côn Đảo đã chuyển mình, từ một “địa ngục trần gian” trở thành” thiên đường du lịch nghỉ dưỡng..

Có Một Thời Như Thế – 30/4/1975 & Ký Ức Của Những Cựu Tù Chính Trị Côn Đảo

Nội dung sách gồm các phần chính sau:

  • Phần I: Một số hình ảnh không thể quên về ngục tù Côn Đảo – địa ngục khiến cả thế giới bàng hoàng.
  • Phần II: Đấu tranh bảo vệ khí tiết ở nhà tù Côn Đảo thời chống Mỹ.
  • Phần III: Ký ức 30/4/1975 của các cựu tù chính trị Côn Đảo.
  • Phần IV: Những chiến sĩ cách mạng vượt ngục tù Côn Đảo.
  • Phần V: Côn Đảo- Bản anh hùng ca bất khuất.

Hồn Thiêng Côn Đảo

“Hồn thiêng Côn Đảo” như những thước phim tư liệu đưa chúng ta thăm lại hệ thống nhà tù thực dân Pháp và đề quốc Mỹ dựng lên trong hơn một thế kỷ. Những “chuồng cọp”, “chuồng bò” mãi mãi vinh danh những người tù yêu nước kiên trung, tay không chống chọi với kẻ thù mà vẫn hiên ngang bất khuất đứng trên đầu thù.

“Hồn thiêng Côn Đảo” cho ta cảm nhận bằng giác quan về sự tàn bạo, khắc nghiệt của đại ngục trần gian khét tiếng nhất trong trang sử bi hùng của dân tộc.

Những Bông Hoa Nơi Ngục Tù Côn Đảo

Côn Đảo, bà Rịa – Vũng tàu là một địa danh nổi tiếng trong nước và quốc tế. Địa danh này được biết đến như một huyền thoại: “đảo địa ngục, đảo căm thù, đảo anh hùng và đảo tự do” (Nguyễn Văn Linh). Côn Đảo chính là một bảo tàng sống về lịch sử đấu tranh cách mạng Việt Nam.

Năm 1861, thực dân Pháp tuyên cáo chiếm đóng Côn Đảo. Một năm sau, toàn quyền Pháp Bonard đã cho lập một nhà tù ở đảo này để đày ải các nghĩa sĩ Nam Bộ đang bị thực dân Pháp cầm tù. Như vậy, Côn Đảo từ năm 1862 đến 1975 đã thực sự trở thành chứng nhân lịch sử 113 năm chống thực dân đế quốc.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button