Sách hay về chữ nhẫn

Sách về chữ nhẫn hay nhất. Bàn về chữ nhẫn trong nhân cách, công việc và cuộc sống. Hiểu sâu chân đế của đức nhẫn, từ đó chín chắn hơn trong xử thế.

Nhẫn Nghệ Thuật Sống Yên Bình

Khi cảm thấy mình bắt đầu nôn nóng và giận dữ, bạn hãy dừng lại trong giây lát và tự hỏi: “Trong ánh sáng của vĩnh cửu thì điều này có gì là quan trọng?”

Sách dạy rằng, những gì gây ra khổ não cho con con người là ham muốn và chấp trước. Những gì chúng ta ham muốn là tiền bạc, quyền lực, danh vọng…mang lại ảo tưởng rằng chúng sẽ bền vững và do đó, chúng ta bám víu vào ảo tưởng ấy. Nhưng đời sống là vô thường và mọi thứ sẽ tan biến khiến chúng ta lo âu và nôn nóng. Chỉ có sự thanh thản nội tâm mới mang lại hạnh phúc thật sự. Vậy bằng cách nào chúng ta có thể sống thanh thản?

Sách Nhẫn nghệ thuật sống yên bình sẽ đến với bạn đọc xuyên qua những thăng trầm của đời sống, giúp bạn tạo ra một con đường để trở nên thanh thản hơn, hạnh phúc hơn, bằng cách kiên nhẫn hơn với chính mình và với thế gian. Học cách kiên nhẫn, chúng ta sẽ trưởng thành như một con người sáng suốt và biết sống an lạc.

Trí Tuệ Trong Đức Nhẫn

“Nhẫn” là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu trong cuộc sống. Trong sách “Thượng thư” thiên “Quân Trần” đã từng nhắc nhở “cần nhẫn nại để thành công, cần bao dung để thêm đức hạnh”. Ngay các bậc hiền nhân, minh triết đều nhấn mạnh sự lợi hại của chữ nhẫn khi vận dụng nó vào đời sống. Vì thế, người đời sau luôn đặt chữ nhẫn lên hàng đầu.

Trí tuệ trong đức nhẫn (Nhẫn kinh trí tuệ) được biên soạn từ cuốn “Khuyến nhẫn bách châm”. Cái tên đã nói rõ nội dung là tập hợp những câu chuyện về đạo “Nhẫn”. Toàn bộ cuốn sách Trí tuệ trong đức nhẫn bao gồm hàng trăm đạo lý của chữ nhẫn trong hầu hết các phương diện và lĩnh vực của cuộc sống. Trong đó vừa có cái nhẫn về sự kiên quyết không dung nạp cái ác như “Nhẫn về khí”, “Nhẫn trước sắc”, “Nhẫn trước sự sủng ái”. Bên cạnh đó, lại có cả cái nhẫn về hiếu thuận, liêm khiết, đức độ như “Nhẫn trong chữ hiếu”, “Nhẫn trong chữ trí”…

Chữ Nhẫn Và Quy Luật Thành Công

Sách gồm một số nội dung chính như sau:

  • Chữ nhẫn trong nhân cách
  • Chữ nhẫn tạo ra kiến thức và quyền lực
  • Chữ nhẫn trong việc vận dụng kiến thức
  • Chữ nhẫn và sự thành công
  • Hãy tự tìm hiểu bản thân

Bàn Về Chữ Nhẫn

Định mệnh có thời gian thành công huy hoàng, có thời điểm thất bại đau khổ, nếu biết “nhẫn nhịn”, chờ đúng thời cơ thì bất cứ việc gì cũng có thể thành công ít nhiều, thậm chí lật ngược được thế cờ. Theo dòng thời gian và rút tỉa các kinh nghiệm trong lịch sử, “Nhẫn” đã trở thành trí tuệ cao nhất của con người và được mọi thế hệ học hỏi, lấy đó làm phương châm cho cuộc sống vốn đã quá nhiều đa đoan phức tạp. Nắm bắt được yếu quyết của chữ “Nhẫn”, không một trở ngại nào không thể vượt qua, không một gian nguy nào không thể hóa giải.

Đức Nhẫn Của Tiền Nhân

Tiền nhân của chúng ta đã phát huy đức nhẫn đến mức hoàn thiện, nhẫn nhịn đã gắn liền với cuộc sống của nhân dân lao động cần cù. Trong chữ Hán, chữ “nhẫn” được ghép bởi chữ “nhẫn” và chữ “tâm”, cho nên người Trung Quốc có câu nói: “Dao đặt trên tim là nhẫn”. Điều đó cho thấy nhẫn nhịn không phải là việc dễ dàng. Vì có nhịn ắt có bỏ, có nhịn ắt có đau, phải chịu được nỗi đau như dao cắt mới đáng gọi là nhẫn.

Có thể nói nhẫn là một sự tu dưỡng tâm hồn, giống như thế giới chìm trong băng giá chờ đợi mùa xuân đến. Tuy nhiên, nhẫn không phải là tránh, mà là chờ đợi thời cơ, là tích cự đối mặt. Còn tránh là trốn tránh vấn đề không giải quyết, giống như cưa mũi tên, bề ngoài có vẻ không có nhưng thực ra mũi tên vẫn còn găm trong thịt, chỉ là do cắn răng chịu đựng mà thôi. Cho nên có người cho đó là hành vi của kẻ hèn yếu, không hiểu bản chất của nhẫn và tránh.

Không Tử nói: “Không nhẫn nhịn việc nhỏ ắt hỏng kế lớn”, và nói: “Trong hàng trăm đức tính, nhẫn nhịn đứng hàng đầu”. Như vậy càng cho thấy tầm quan trọng của nhẫn nhịn.

Cuốn sách này chắt lọc, phân tích những tinh hoa trong tư tưởng về đức “nhẫn” của người xưa thông qua những câu chuyện, những câu nói đầy tính triết lý và trí tuệ, được trình bày dưới dạng những câu kinh, giúp bạn đọc hiểu sâu chân đế của đức “nhẫn”, từ đó chính chắn hơn trong xử thế. Hy vọng cuốn sách sẽ là trợ thủ trung thành nhất và lựa chọn sáng suốt nhất của bạn.

Luận Về Chữ Nhẫn – Người Biết Nhẫn Nhịn Sẽ Vô Địch

Từ xưa đến nay, phần đông những người có thành tựu, làm nên, nhẫn nhịn là lời răn trong cả cuộc đời họ. Đúng như cổ nhân đã nói: “Nhẫn nhịn nhất thời gió yên sóng lặng, lùi lại một bước trời biển mênh mông”. Nhẫn nhịn là tinh hoa của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Khổng Tử nói: “Cái nhỏ mà không nhẫn nhịn sẽ gây rắc rối cho mưu tính lớn”; Đạo Gia coi “nhẫn nhịn” là phép màu giữ cho mình an toàn lánh xa tai họa; Tăng Quốc Phiên thời Thanh thì cho rằng: “Đứng trước số phận, nhẫn nhịn có lẽ là lối duy nhất đi tới thành công”.

Cuộc đời con người là không ngừng phấn đấu, trong quá trình phấn đấu này tất nhiên có thắng có thua, có được có mất, nhưng chỉ cần trong lòng có “nhẫn nhịn” thì dù áp lực có lớn đến đâu, cũng sẽ sóng yên biển lặng, biến nguy thành yên.

100 Nết Nhẫn Nhịn Làm Đầu

Lý Bạch (Trung Quốc) nổi tiếng với những kiệt tác thơ Đường nhờ có công mài sắc, có ngày nên kim. Maxim Gorki – nhà văn Nga vĩ đại thuở nhỏ đã phải làm thuê trong hiệu giày, rửa bát trên tàu, rồi làm phụ vẽ cho hoạ sĩ…. Ông thức khuya dậy sớm, miệt mài vừa làm, vừa học nên cuối cùng đã thành tài. Leonardo Da Vinci, hoạ sĩ thiên tài người Ý thời kỳ Văn nghệ Châu Âu phục hưng để học thành tài, ngay từ khi học vỡ lòng, ông đã phải học vẽ một nghìn quả trứng, mà không quả nào được giống quả nào…

Những câu chuyện chịu cực chịu khổ kiên trì học tập mà thành tài như trên rất nhiều. Họ có người như Dachangjin (Hàn Quốc) xuất thân từ địa vị thấp hèn hoặc chỉ là những người hết sức bình thường, nhưng đại đa số họ đã sống, học tập và làm việc có nguyên tắc: Trung thực, không vụ lợi, không màng địa vị, không dao động và run sợ trước khó khăn, luôn chăm chỉ, bền bỉ vươn lên để đạt được mục tiêu mà mình đã lựa chọn.

Trong cuốn sách này tác giả đưa ra những lời bàn về chữ Nhẫn – sự nhẫn nhịn của con người trong mọi thời đại, mọi hoàn cảnh khác nhau trong đạo nghĩa tâm linh, trong quan hệ giữa con người với con người, trong cuộc sống…sẽ góp phần giúp bạn vững tin hơn trong việc phấn đấu học tập, rèn luyện để sớm trở thành nhân tài của đất nước.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button