Sách hay về địa ngục

Sách về địa ngục hay nhất. Những suy tưởng, hình dung và tin tưởng của con người vào một thế giới sau cái chết.

Các Tầng Địa Ngục Theo Phật Giáo

Các Tầng Địa Ngục Theo Phật Giáo

Các tầng địa ngục theo Phật giáo là “chuyến du hành” đặc biệt của hai tác giả người Pháp Léon Riotor và Léofanti qua một số ngôi chùa An Nam, “phỏng vấn” và đàm đạo với các sư trụ trì tại đây về “địa ngục” theo Phật giáo, từ đó phần nào phản ánh đời sống văn hóa, triết học và tâm linh của người dân bản xứ thời kỳ đầu thế kỷ 20, đặc biệt là những gì họ hình dung và tin tưởng vào một thế giới sau cái chết.

Mười hai phụ bản được các nghệ nhân người Nhật, Pha và Ly, vẽ bằng bút sậy theo các bản khắc nổi ở chùa Báo Ân, thể hiện hình ảnh Thập Điện Diêm Vương, không chỉ độc đáo ở góc độ mỹ thuật mà như E. Ledrain nhận định, còn chứng tỏ mỹ thuật đã “len lỏi tới đâu trong tư duy của các nhân vật tôn giáo quyền lực và tầng lớp thường dân”.

Câu Chuyện Về Địa Ngục

Câu Chuyện Về Địa Ngục

Con người vốn nhỏ bé, hữu hạn trước thiên nhiên và vũ trụ rộng lớn, vô hạn. Và trong cái thế giới vô cùng vô tận ấy, sự tồn tại của con người chỉ như hạt bụi giữa không trung, một tia chớp loé sáng rồi phụt tắt (Thân như điện ảnh hữu hoàn vô – Thiền sư Vạn Hạnh).

Sự hiện hữu của con người luôn bị chi phối, tác động bởi lẻ vô thường ấy, nhưng người ta lại không chú ý đến, thậm chí không chịu thừa nhận nó. Nhưng tự nhiên vốn có quy luật và con người cũng không nằm ngoài quy luật đó. Giống như trời đất có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông; con người cũng không tránh khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử.

Vô thường hay biến dịch là sự tất yếu của tự nhiên trong khi đó con người luôn mong muốn, khao khát sự ổn định, vĩnh hằng. Cho nên khi mọi việc không như ý muốn, họ đâm ra thất vọng, đau khổ, sợ hãi đến tột cùng. Chỉ những bậc tu hành hay những kẻ đã thấu hiểu và nắm rõ được lẽ vô thường thì khi đối diện với nó, họ luôn giữ được tâm thái an nhiên, tự tại, đón nhận nó một cách tự nhiên và coi đó là lẽ thường tình. Nói cách khác, khi họ đã đạt đến sự “nhậm vận” thì có thể hoà đồng nội tâm với ngoại giới, vượt lên trên sự phân biệt giữa “cái ta” và “cái không phải là ta”. Nghĩa là không còn thắc mắc lo ngại trước sự thay đổi, biến động của vô thường nữa.

Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ là một bộ sách gồm mười quyển, tập hợp những câu chuyện về Đức Phật, các vị Bồ Tát, La Hán, các Tăng Ni, Cư Sĩ… trên đường giáo hoá, phổ độ chúng sinh giác ngộ, thoát khỏi kiếp luân hồi, nhận ra cái lẽ vô thường của tạo vật…

Ngoài ra, đó còn là những câu chuyện về các vị Quốc vương, các thương nhân, những người phụ nữ và cả những loài vật. Đó có thể là những nhân vật thông minh, tài giỏi, dũng cảm, nhân từ… biết lắng nghe và thấu hiểu những lời áo diệu thâm sâu của Phật pháp, làm được những điều tốt đẹp, thậm chí hy sinh cả bản thân để mang lại hạnh phúc và sự yên bình cho chúng sinh. Cũng có thể là những nhân vật ích kỷ, tham lam, độc ác, gieo bao tai hoạ cho con người… Nhưng cuối cùng đều được giác ngộ và tự hối cải. Ngược lại, nếu họ vẫn còn mê muội, cố chấp… thì sẽ bị quả báo, bị đầy ải trong kiếp luân hồi hay dưới những tầng sâu của địa ngục. Không dừng lại ở những điều áo diệu của giáo lý nhà Phật, những câu chuyện trên còn có tác dụng vô cùng to lớn đối với tư tưởng, tình cảm và hành động của con người. Nó mang ý nghĩa giáo dục và có giá trị nhân văn sâu sắc. Nó khuyên con ngưòi phải hành thiện, từ bỏ điều ác, sự đố kỵ, lòng tham… biết hy sinh, ban tặng, khoan dung và độ lượng đối với đồng loại, với cả nhữg loài vật nhỏ bé, tầm thường.

Thời gian như “bóng câu qua cửa sổ”, đời người như ánh chớp loé lên trong phút chốc, còn sự thịnh suy thì mong manh như giọt sương đầu ngọn cỏ. Nếu hiểu được sự vô thường ấy thì mọi vui buồn, sướng khổ đều là lẽ tự nhiên hay sự thường tình. Và như vậy con người đâu còn gì đáng phải lo ngại giữa “cõi đi về” này.

Mục lục:

  • Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh
  • Địa ngục, Diêm la và tiểu quỷ
  • Nam thuyết nói về quỷ
  • Quỷ đạo
  • Nơi ở của Quỷ
  • Chủng loại Quỷ
  • Tuổi thọ của Quỷ
  • Dung mạo của Quỷ.

Địa Ngục Đỏ

Địa Ngục Đỏ

Nhiều tháng sau khi hồn ma của Anna Korlov mở cánh cửa dẫn tới Địa ngục và bước qua, Cas vẫn không thể vượt qua chuyện đó. Cậu nhìn thấy Anna ở khắp mọi nơi, trong lúc ngủ và trong những cơn ác mộng. Nhưng mọi thứ có vẻ rất bất thường… Những thứ Cas trông thấy không phải là ảo ảnh. Anna đang bị tra tấn và mỗi lần xuất hiện, cô dường như lại phải chịu nhiều đau đớn hơn.

“Cassio,” em thì thầm. “Hãy đưa em ra khỏi đây.”

Cas không biết chuyện gì đã xảy ra với Anna sau khi cô xuống Địa ngục nhưng cậu biết cô không đáng phải chịu những cực hình đó. Anna đã cứu mạng Cas nhiều lần, giờ đã đến lúc cậu trả ơn cô.

Địa Ngục Môn

Địa Ngục Môn – Tập 1

Tác phẩm đoạt giải Bạc cuộc thi truyện tranh quốc tế International Manga Award lần thứ 10 (2016) tại Nhật Bản.

Địa Ngục Môn là tác phẩm mới nhất của nữ họa sĩ truyện tranh Việt Nam đầy tài hoa – Can Tiểu Hy. Cô từng được biết đến với các tác phẩm như “Thơ Duyên”, “Tam Thế”… và gần đây nhất, bộ truyện tranh mang đề tài siêu nhiên – Địa Ngục Môn của cô cũng đang gây nên một cơn sốt trong cộng đồng yêu truyện tranh nước nhà.

Có thể nói rằng, cuốn sách đã thể hiện được sự công phu của nữ họa sĩ Can Tiểu Hy trong việc tham khảo kiến thức thực tế về Phật Giáo, về văn hóa tín ngưỡng… và lồng ghép chúng vào trong truyện (một điều mà khá ít họa sĩ Việt Nam hiện nay làm được).

Hành Trình Của Linh Hồn

Hành Trình Của Linh Hồn

Bạn có sợ chết không? Bạn có tự hỏi điều gì sẽ xảy ra sau khi bạn chết không? Có thể nào bạn có một linh hồn đến từ đâu đó và sẽ trở về đó sau khi thân xác bạn chết đi, hay đó chỉ là một điều ước ao vì bạn quá sợ hãi?

Có một nghịch lý rằng con người, duy nhất trong mọi tạo vật trên Trái đất, phải kìm nén nỗi sợ cái chết để sống bình thường. Nhưng bản năng sinh học của chúng ta không bao giờ cho chúng ta quên nỗi nguy hiểm tối cao này của sự tồn tại của chúng ta. Khi chúng ta già đi, bóng ma của cái chết cũng lớn dần lên trong tâm trí chúng ta. Thậm chí cả những người theo tôn giáo cũng sợ cái chết là sự kết thúc của mỗi cá nhân. Nỗi sợ lớn nhất đối với cái chết đem đến những suy nghĩ về sự vô nghĩa của cái chết, điều kết thúc mọi mối liên hệ với gia đình và bạn bè. Cái chết làm cho mọi mục đích thực tiễn của chúng ta trở nên phù phiếm.

Những câu trả lời đích thực cho đời sống sau cái chết vẫn được đóng kín sau cánh cửa tâm linh đối với đa số mọi người. Đó là bởi vì ở trong chúng ta vốn sẵn có khả năng quên đi danh tính của linh hồn chúng ta, điều mà ở mức độ nhận thức, sẽ giúp cho sự hợp nhất của linh hồn và bộ não con người. Những năm gần đây, công chúng đã được nghe về những người chết tạm thời và sau đó sống lại nói về một đường hầm dài, ánh sáng rực rỡ và thậm chí những gặp gỡ ngắn ngủi với những linh hồn thân thiện. Nhưng không có một ấn phẩm nào trong số các cuốn sách đã được viết mang đến cho người đọc nhiều hơn một cái nhìn thoáng qua về tất cả những gì cần biết về cuộc đời sau cái chết.

Cuốn sách này là một cuốn nhật ký gần gũi về thế giới linh hồn. Nó trình bày một loạt các trường hợp thể hiện chi tiết, rõ ràng về những gì xảy ra cho chúng ta khi cuộc sống trên Trái đất kết thúc. Bạn sẽ được dẫn qua đường hầm tâm linh để đến với chính thế giới linh hồn để tìm hiểu về những biến đổi đối với linh hồn trước khi chúng cuối cùng trở lại trên Trái đất trong một cuộc sống mới.

Kinh Địa Tạng – Thích Nhật Từ soạn dịch

Kinh Địa Tạng – Thích Nhật Từ soạn dịch

Quyển Kinh Địa Tạng gồm 3 phần chính sau: phần dẫn nhập, phần chánh Kinh, phần hồi hướng.

Bồ Tát Địa Tạng là vị Bồ Tát quan trọng trong 6 vị Bồ Tát Đại Thừa (5 vị còn lại là Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền và Di-lặc).

Kinh Địa Tạng mượn hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát Địa Tạng, đề cao hạnh nguyện đi vào thế giới ngục tù, thế giới của những con người mà tâm thức và hành động vi phạm luật pháp. Bồ Tát Địa Tạng giúp những kẻ tội phạm trở thành người hiền lương và đạo đức. Triết lý cốt lõi của Kinh Địa Tạng nằm ở chỗ này.

Thông điệp xuyên suốt của kinh Địa Tạng là “phạm pháp, làm ác, tạo tội sẽ bị trừng phạt ngay trong kiếp này và sau khi chết bị đọa lạc.” Cảnh giới tái sinh của con người sau khi chết phụ thuộc vào tổng thể nghiệp ác và thiện, tội và phước. Chết không phải là hết, sau khi chết, con người tiếp tục tái sinh, gặt hái quả lành hay quả khổ do chính mình tạo ra. Những người phạm pháp, tạo tội, gây khổ đau, dù vô tình hay cố ý, nếu không sám hối và nỗ lực chuyển nghiệp, thì sau khi chết sẽ bị đọa vào cảnh giới xấu.

Hiểu theo nghĩa biểu tượng và triết lý, “địa ngục” chính là các hình thức Tù Ngục. Trong khi đó, sự trừng phạt của luật nhân quả tuyệt đối sẽ không bao che. Các loại tù ngục có nhiều hình thái và nặng nhẹ khác nhau, nặng nhất là khổ đau cùng cực, không gián đoạn. “Đọa vào địa ngục” là cách mô tả về các hình thức khổ đau, mà con người phải chịu đựng như hậu quả tất yếu theo cách “ai làm nấy chịu”. Kinh Địa Tạng mượn hình ảnh điạ ngục nói về các hình thức tù ngục nhằm giáo dục đạo lý nhân quả, khuyến khích chuyển nghiệp ác bằng nghiệp thiện, lối sống thiện lành.

MỤC LỤC

PHẦN DẪN NHẬP

  • 1. Nguyện Hương
  • 2. Đảnh Lễ Tam Bảo
  • 3. Tán Hương
  • 4. Phát Nguyện Trì Kinh
  • 5. Tán Dương Giáo Pháp
  • 6. Chí Tâm Quy Mạng Lễ

PHẦN CHÁNH KINH

  • Phẩm 1: Thần Thông Trên Cung Trời Đao Lợi
  • Phẩm 2: Phân Thân Tụ Hội
  • Phẩm 3: Xét Soi Nghiệp Quả
  • Phẩm 4: Nghiệp Quả Trong Cõi Diêm-Phù
  • Phẩm 5: Tù Ngục Và Tội Báo
  • Phẩm 6: Đức Phật Tán Dương
  • Phẩm 7: Lợi Ích Kẻ Còn Người Mất
  • Phẩm 8: Vua Diêm-La Khen Ngợi
  • Phẩm 9: Xưng Tụng Danh Hiệu Các Phật
  • Phẩm 10: So Sánh Công Đức Bố Thí
  • Phẩm 11: Thần Đất Hộ Trì
  • Phẩm 12: Thấy Nghe Được Lợi Ích
  • Phẩm 13: Thế Tôn Ủy Thác

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button