Sách hay về triết học Phật giáo

Sách về triết học Phật giáo hay nhất. Đề cập đến nền tảng nguyên thủy, những thành tựu và sự ảnh hưởng của triết học Phật giáo từ Đông sang Tây.

Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo

Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo

“Nhan đề xuất bản lần thứ nhất do Ban thư Viện Đại Học Vạn Hạnh là Các Tông phái của Đạo Phật. Đó là nhan đề của tập giáo trình làm tài liệu cho sinh viên nghiên cứu Phật học. Nguyên đề của sách là The Essentials of Buddhist Philosophy mà lần tái bản này sẽ giữ nguyên, dịch theo tiếng Việt là Tinh hoa Triết học Phật giáo. Nguyên đề của sách đã nói rõ mục đích của tác giả khi viết sách. Như ông tự giới thiệu trong chương dẫn nhập, ông trình bày triết học Phật giáo theo xu hướng hệ thống. Mỗi tông phái đại diện cho một xu hướng đặc sắc.

Tuy nhiên, nội dung sách có giới hạn của nó. Đó là chỉ giới hạn trong các xu hướng Phật học Trung hoa và Nhật Bản. Tất nhiên tác giả cũng có đề cập đến nền tảng nguyên thủy của mỗi hệ tư tưởng. Theo bản ý của tác giả, thành tựu của triết học Phật giáo Trung hoa, và sự phát triển của nó sang Nhật Bản, như là đỉnh cao tổng hợp các xu hướng Phật giáo từ trước đã xuất hiện tại Ấn.

Tác phẩm này được xem là công trình tập hợp của ông suốt cả cuộc đời nghiên cứu Phật học. Hầu hết các chương đều từ tài liệu mà ông chuẩn bị ở Tokyo để diễn giảng trong một loạt các buổi giảng tại Viện Đại Học Hawaii khi ông được Viện này mời làm Giáo sư biệt thỉnh, giảng khóa 1938-1939, một cuộc hội thảo của các nhà Triết học Đông Tây họp tại Viện Đại học Hawaii, sách của ông được chọn làm văn bản thảo luận.”

Tánh Không Cốt Tủy Triết Học Phật Giáo – Nghiên Cứu Về Trung Quán Tông

Tánh Không Cốt Tủy Triết Học Phật Giáo – Nghiên Cứu Về Trung Quán Tông

Prajnaparamita là chỗ kết tinh của mọi lý luận trong thiên hạ, còn Tánh Không làm tiêu dung tất cả các kiến giải cổ kim. Mô phỏng theo Ngọa Long Sinh, ta có thể nói “Trước Thiên Kiếm Prajnaparamita, lý luận không còn tuyệt học; dưới Tuyệt đao Sunyata, kiến giải không có sinh cơ.”!

Đẩy lý trí con người vào tuyệt lộ, buộc tất cả các luận sư uyên bác phải đối diện với sự sụp đổ tan tành của mọi hệ thống lý luận, đó là Tuyệt đao. Nhưng phủ định toàn triệt theo tinh thần Prajna là thể cách vi diệu để đưa đến sự khẳng định toàn triệt trong cảnh giới tự do tuyệt đối, đó là Thiên kiếm.

Tuyệt đao thì phá hủy mọi kiến giải theo thể cách của Trí tuệ, còn Thiên kiếm thì từ bi hóa độ theo thể điệu của Bi tâm. Cả kiếm lẫn đao đều vạch ra một thông lộ cho hành giả tìm về cõi đạo uyên nguyên trong sự Im Lặng của đức Phật – sự Im Lặng bao trùm tất cả những chân trời tư tưởng của nhân loại.

Trung Quán Và Du Già Hành Tông Nghiên Cứu Về Triết Học Trung Quán

Trung Quán Và Du Già Hành Tông Nghiên Cứu Về Triết Học Trung Quán

Giáo sư Gadjin M. Nagao đang giảng dạy tại đại học Kyoto University, đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Du-Già hành tông phật giáo (Yogacara Buddhist). Sinh năm 1907 tại Sendai, Nhật Bản, ông hoàn tất chương trình giáo dục ở Đại Học Kyoto. Ở đây, ông gặp được các bậc thầy khác,nên về sau ông trờ thành một giáo sư của chính trường đại học mà ông được tiếp nhận kiếm thức.

Từ những công trình nghiên cứu của mình đã được giới học thuật công nhận, giáo sư Nagao có thẩm quyền về các bộ môn phật giáo Đại Thừa, Duy Thức, Trung Quá đỉnh cao thành tựu triết học của ông có thể nhìn thấy qua các chương ” Luận về chuyển y – Logic of Convertibility”. Nêu bật cấu trúc biện chứng tiềm ẩn của hệ thống học thuyết Trung Quán và Duy Thức.

Ông còn là tác giả của cuốn Foundational Standpoint of Madhyamika Philosophy và nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị khác.

Phật Học Tinh Hoa

Phật Học Tinh Hoa

Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại – Ấn Độ – và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông.

Trải qua nhiều thế kỷ, với những biến động, thăng trầm, dù bị chia rẽ thành nhiều tông phái với nhiều lập trường giáo lý khác nhau nhưng Phật giáo vẫn giữ vững tinh thần chủ đạo của mình: từ bi, hỷ xả, khoan dung, đại lượng. Có lẽ vì thế mà Phật giáo luôn có chỗ đứng trong cộng đồng và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau (kết hợp với tín ngưỡng dân gian, hoặc với Nho giáo và Đạo giáo.v.v).

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu Phật học không chỉ giới hạn trong phạm vi các trường Đại học, các hội đoàn chuyên môn, mà đã lan ra đến nhiều tầng lớp trong xã hội. Nhiều cuốn sách về Phật học đã ra đời, với nhiều trình độ khác nhau để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Phật giáo.

Phật học tinh hoa của Thu Giang Nguyễn Duy Cần là một cuốn sách dành cho những người bước đầu tìm hiểu Phật giáo. Có thể coi đây là một cuốn sách đại cương triết học Phật giáo hoặc nhập môn Phật học đều được.

Phật Giáo Là Phật Học Đại Chúng

Phật Giáo Là Phật Học Đại Chúng

Người ta có thể đặt câu hỏi: Trong đạo Phật có đức tin hay không? Hay nói cách khác: Đạo Phật có cần đến đức tin không? Nếu có, đức tin trong đạo Phật có khác gì với đức tin trong các tôn giáo khác? Đặt vấn đề đức tin trong đạo Phật không khác gì đặt lại một câu hỏi kinh điển: “Đạo Phật là một tôn giáo hay là một triết lý?” vì tôn giáo đặt nặng vào đức tin, trong khi triết lý dựa trên lý tính.

Trong tác phẩm giản dị nhưng quan trọng này, Stephen Batchelor lưu ý chúng ta rằng, những điều Đức Phật đã dạy không phải là để tin mà là để hành động – và như ông giải thích rõ ràng, đó là con đường mà chúng ta có thể dấn thân, bất kể hoàn cảnh xuất thân, bởi chúng ta đã và đang sống hàng ngày trên con đường ấy.

Rõ ràng và dễ hiểu, tác phẩm “Phật giáo là Phật học đại chúng” giải thoát chúng ta khỏi khái niệm Phật giáo là một tôn giáo, cho chúng ta thấy lời pháp của Đức Phật cần thiết ra sao trong thế giới ngày nay.

Dẫn Luận Về Đạo Đức Phật Giáo

Dẫn Luận Về Đạo Đức Phật Giáo

Chúng ta có một nghĩa vụ đạo đức với môi trường không? Các nhà nước có nên duy trì chủ thuyết hòa bình không? Nhân bản vô tính con người có sai không?

Trong tác phẩm đáng suy ngẫm này, Damien Keown cho thấy bằng cách nào tư tưởng Phật giáo có thể soi rọi ánh sáng mới lên những vấn đề mà các xã hội hiện đại tiếp tục thấy là khó khăn và gây chia rẽ: từ quyền con người đến chiến tranh..

Đạo Đức Học Phật Giáo

Đạo Đức Học Phật Giáo

Cuốn sách này là một sự chỉ dẫn cho người phương Tây tiếp cận mối quan hệ mật thiết của đạo đức trong giới luật Phật giáo truyền thống đương thời. Tôn giả Saddhatissa, vị tu sĩ học giả đáng kính người Sri Lanka là tác giả của tác phẩm kinh điển này, đã khảo sát những quan điểm về đạo đức của cả hai truyền thống phương Đông lẫn phương Tây, đồng thời hướng dẫn cách tốt nhất để thực hành theo con đường của đức Phật.”

(Tricyde)

“Cuốn Đạo đức học Phật giáo này thật ra là một tác phẩm phân tích về nguyên tác đạo đức căn bản của Phật giáo. Đây là một tác phẩm uyên áo, đáng tin cậy, khảo sát những giáo lý căn bản nhất của Phật giáo… Tóm lại, đây là một bộ sách có thể giới thiệu với tất cả những sinh viên nghiên cứu Phật học và đạo đức học, cho cả người mới bắt đầu và cũng như người đã có thâm niên bởi vì tính dễ tiếp cận, khế lý khế cơ, và sự sâu sắc uyên bác của nó.”

(Philosophy East & West)

Tư Tưởng Phật Học

Tư Tưởng Phật Học

Quyển sách này viết cho giới trí thức Âu – Mỹ, một giới trí thức có bối cảnh khoa học và văn minh Ki-tô giáo, nên các vấn đề thảo luận, phương pháp trình bày rất thiết thực, linh động, sát với thực tế và liên hệ ngay đến đời sống và những thắc mắc hiện đại. Giá trị quyển sách phần lớn nhờ ở điểm này.

Tác giả dẫn chứng rất nhiều lời dạy trong kinh điển Pàli để chứng minh cho sự trình bày của mình, một thái độ và một phương pháp khoa học đáng được hoan nghênh và học hỏi. Thường chúng ta trình bày đạo Phật ngang qua sự hiểu biết của chúng ta, và điều nguy hại hơn ngang qua cảm tình và sở thích của chúng ta, vì vậy nhiều khi tư tưởng và thái độ của Đức Phật bị bóp méo rạn nứt rất nhiều.

Để bớt tệ hại này, phương pháp hữu hiệu nhất là dẫn chứng trong kinh điển những lời dạy của chính Đức Phật để xác chứng quan điểm của mình trong khi trình bày một thái độ mà tác giả tập sách này đã theo rất trung thành.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button