Sách hay về tứ trụ

Sách về tứ trụ hay nhất. Trình bày những kiến thức cơ bản, phương pháp dự đoán vận mệnh đời người theo tứ trụ.

Thực Hành Dự Đoán Theo Tứ Trụ

Nhu cầu dự đoán số mệnh và các trường phái dự đoán số mệnh khác nhau đã có từ rất lâu đời. Cuốn sách Thực hành dự đoán theo tứ trụ sử dụng những lý thuyết tối cần thiết trong quá trình lập lá số và dự đoán, được chọn lọc và thể hiện bởi các bảng biểu dễ dùng với độc giả để tra cứu khi thực hành dự đoán.

Với nội dung đều đã chọn lựa kỹ, về phần lý thuyết, độc giả cần thuộc lòng chương một và chương hai để vận dụng trong quá trình lập và khảo sát từng lá số. Trong chương ba, cần thuộc lòng 8 tiêu chí tương ứng với 8 cặp khắc và tinh chất vận, hạn, tốt xấu để phân tích xem trong lá số có những đặc điểm tốt, xấu nào, bốn công thức xác định cặp khắc do vận điều động và chi so sánh tại vận.

Về thực hành, cuốn sách đưa nhiều ví dụ để bạn thực tập: lập lá số, khảo sát theo các nội dung chi tiết, bằng cách đó, tin rằng độc giả sẽ thực hành thành công việc dự đoán tương lai theo tứ trụ.

Dự Đoán Theo Tứ Trụ – Thiệu Vĩ Hoa

Tứ Trụ còn gọi là Tử Bình hay Bát Tự là một loại thuật số căn cứ vào thiên can địa chi của giờ, ngày, tháng, năm, sinh, để luận ngũ hành hơn kém và theo khí hóa mà dự đoán vận mệnh con người.

Tương truyền, người đầu tiên phát minh ra Bát Tự là Lạc Lộc, sống vào thời Đường. Từ Cư Dịch và Đạo Hồng là hai nhân vật nổi tiếng nhất trong môn số thuật này. Cho đến nay, Tứ Trụ đã được hoàn thiện và trở thành môn học thường nghiệm phục vụ đắc lực cho cuộc sống hằng ngày.

Uyên Hải Tử Bình

Trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, thuật số Kinh dịch là một viên minh châu bất khả tư nghị. Trong nhiều trước tác kinh điển, phương pháp này trở thành kiến thức nền tảng “vô tiền khoáng hậu”, dự trắc được nhiều phương diện thực tế trong cuộc sống nhân sinh, đạt đến trình độ cao thâm, là ngọn nguồn của các môn mệnh lý dự trắc sau này.

Trong lịch sử phát triển mệnh lý tứ trụ có 5 tác phẩm được coi là nền móng: Ngoài Uyên hải Tử Bình đời Tống còn có 4 cuốn mệnh lý học là Tam mệnh thông hội, Trích thiên tủy, Tử Bình chân thuyên, Cùng thông bảo giám, trong đó có 3 cuốn được viết ở đời Thanh. Cùng thông bảo giám so với các tác phẩm mệnh lý khác có nhiều điểm khác biệt, từ đó tạo dựng cho bản thân một phương pháp luận riêng biệt, mới lạ về việc luận đoán vận mệnh. Phương pháp mà cuốn sách trình bày vô cùng đơn giản dễ hiểu.

Tam Mệnh Thông Hội

Sách Tam mệnh thông hội là tác phẩm tập đại thành, tổng kết toàn diện các trước tác về mệnh lý trước đó, được viết thành sách vào thời kỳ đỉnh cao của môn Tứ trụ luận mệnh. Trong các tác phẩm nổi tiếng về mệnh lý còn có các sách Trích thiên tuỷ, Tử Bình chân thuyên…, trong đó Tam mệnh thông hội của Vạn Dân Anh có ảnh hướng lớn nhất, tiếng tăm rộng nhất do có hai đặc điểm nổi bật:

Dấu Hiệu Trường Thọ Trong Lý Thuyết Tứ Trụ Tử Bình

Trong cùng một môi trường sống như nhau, có người mệnh yểu, có người thọ tới 70 – 80 tuổi trở lên. Điều này khiến nhiều người quan tâm muốn tìm hiểu tuổi thọ khác nhau của mỗi con người.

Với hy vọng giúp bạn đọc tìm hiểu về việc này, các tác giả biên soạn cuốn sách “Dấu hiệu trường thọ trong Lý thuyết Tứ trụ Tử Bình” dựa trên Lý thuyết Tứ trụ Tử Bình.

Đây là một môn khó, tuy chỉ có bốn trụ và tám chữ (còn gọi là Tứ trụ, Bát tự). Bốn trụ là: trụ năm, trụ tháng, trụ ngày, trụ giờ. Mỗi trụ có hai chữ, trên là can, dưới là chi, tổng cộng là tám chữ. Đi sâu phân tích tám chữ này sâu rộng mênh mông như biển. Cuốn sách “Uyên hải Tử Bình” (Tử Bình sâu rộng như biển) đã phần nào nói lên điều đó.

Tứ Trụ Dự Trắc Học – Phạm Văn Các

Tứ trụ dự trắc học là cuốn sách dự đoán cát hung của con người. Việc dự đoán dựa vào ngày, tháng, năm, giờ sinh. Ngày, giờ, tháng, năm sinh giống như cột (trụ) của một ngôi nhà nên gọi là tứ trụ.

Tác giả Phạm Văn Các đã dụng công viết cuốn Tứ trụ dự trắc học bằng những am hiểu và nghiên cứu của mình. Cuốn sách đi sâu xem xét sự sinh vượng, xung khắc của con người và thành công nhất của Tứ trụ dự trác học là phát hiện tàng độn của thiên can qua địa chi của mỗi trụ.

Tứ Trụ Luận Giải Tân Biên

Trong Tứ Trụ Luận Giải Tân Biên, tác giả luận giải về tính cách con người qua năm tháng ngày giờ sinh, bàn về học vấn, thi cử hướng nghiệp, tình yêu hôn nhân, ứng dụng cho doanh nhân và doanh nghiệp và đưa ra những thí dụ cụ thể.

Tứ Trụ Mệnh Lý Chính Nguyên

Tứ Trụ Mệnh Lý Chính Nguyên là một cuốn sách xem vận mệnh về dự đoán mệnh lý theo tứ trụ, ngũ hành, trình bày nhiều vấn đề lý luận kết hợp với các ví dụ thực tế, có thể bổ sung hữu ích cho những nghiên cứu dự đoán học theo truyền thống phương Đông.

Tứ Trụ Dịch Trình

Nội dung Chu Dịch vô cùng phong phú, phạm vi đề cập rộng lớn, trên thì luận thiên văn, dưới thì giảng địa lý, giữa thì nói về con người, từ khoa học tự nhiên tới khoa học xã hội,… đều luận thuật vô cùng tường tận, bao la vạn tường, không gì không có.

Chu Dịch là cơ sở, là ngọn nguồn của khoa học dự đoán. Các quái từ, hào từ cùng với 64 quái, bát quái trong chu dịch, không những ghi lại một cách hệ thống, phản ánh được các thông tin tiềm tàng của khoa học tự nhiên, khoa học về xã hội, khoa học về con người, phương diện y học trong quá khứ, trong tương lai, đồng thời đưa ra các phương pháp dự đoán thông tin quý báu.

Cuốn sách “Tứ Trụ Dịch Trình” sẽ trả lời lời cho bạn các câu hỏi về: thời gian sinh của con người tại sao lại có thể hình thành nên cát hung họa phúc trong cuộc đời của người đó? Vận mệnh của con người có thực sự được sáng tỏ hay không? Khi dự đoán về hôn nhân, nếu có những thông tin xấu thì phải làm như thế nào? Nếu phán đoán được tai họa thì cần phải phòng tránh như thế nào?…

Tứ Trụ Huyền Cơ

Âm Dương Ngũ hành là hai khái niệm.  Âm Dương bao gồm Ngũ hành, Ngũ hành hàm chứa Âm Dương.  Tất cả mọi sự vật trong vũ trụ, dựa vào đặc tính của nó, có thể phân chia thành hai loại lớn.

“Dương” có những đặc tính như kiên cường (mạnh mẽ), hướng thượng (vươn lên), sinh sôi phát triển, phơi bày ra (rõ nét), hướng ngoại, mở rộng (trải dài), trong sáng; tích cực, hiếu động.

“Âm” có các đặc tính như mềm yếu (nhu nhược), hướng xuống, thu gom lại, ẩn náu, hướng nội, thu nhỏ, tích trữ (để dành), tiêu cực, thích tĩnh (yên lặng). Bất kỳ một sự vật cụ thể thế nào lại đồng thời có tính hai mặt của Âm Dương, tức trong Âm có Dương, trong Dương có Âm…

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button