Sách hay về các nhà văn

Sách về các nhà văn hay nhất. Giới thiệu tiểu sử, sự nghiệp và đặc điểm sáng tác của các nhà văn nổi tiếng trên thế giới.

Bí Mật Cuộc Đời Các Đại Văn Hào

Bí Mật Cuộc Đời Các Đại Văn Hào

Ai có thể ngờ đại thi hào William Shakespeare lại là một kẻ cho vay nặng lãi, keo kiệt đến mức “vắt cổ chày ra nước”, chẳng khác nào nhân vật Shylock khét tiếng trong tác phẩm Người lái buôn thành Venice của ông?

Làm sao mà Leon (Lev) Tolstoy, cây đại thụ trong nền văn học Nga và thế giới lại là kẻ “dối trá, cướp đoạt, ngoại tình đủ kiểu, say xỉn, bạo lực, giết người” như chính ông tự thú?

Hay Ernest Hemingway, luôn toát lên ấn tượng về một trang nam tử của chủ nghĩa đại nam nhân, hóa ra đã từng bị bà mẹ mắm môi mắm lợi phục sức tô điểm như một đứa con gái.

Edgar Allan Poe nát rượu, bậc thầy tiểu thuyết Fiodor Dostoyevsky đắm chìm với thú đỏ đen,..

Xét theo những chuẩn mực đạo đức phổ biến, các tác giả vĩ đại của chúng ta có khi còn khiếm khuyết và lầm lỗi hơn nhiều so với những con người bình thường khác, có phải để cân bằng lại với những cống hiến xuất sắc và tài năng phi thường họ được ban cho? Và nhờ vậy mà họ trở nên “người” hơn, sống động hơn, sâu sắc hơn, để có thể cuốn hút người ta đến với văn học cổ điển? Và đó cũng là câu hỏi đặt ra từ cuốn sách mang đậm tính “bóc phốt”, “mua vui” nhưng cũng hết sức thú vị và nhân văn này!

Các Tác Giả Văn Chương Việt Nam

Các Tác Giả Văn Chương Việt Nam

Nội dung của quyển sách này là những phác thảo chân dung, sự nghiệp sáng tạo của hơn 1.700 nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình, nhà dịch thuật văn học, kịch từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến thời đại Hồ Chí Minh, từ nhà văn Đại sư Khuông Việt đến các nhà văn, nhà thơ còn trẻ tuổi đời, tuổi nghề, nhưng đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc như Nguyễn Trọng Định, Chu Cẩm Phong, Dương Thị Xuân Quý..

Giai Thoại Các Tác Giả Văn Chương Thế Giới

Giai Thoại Các Tác Giả Văn Chương Thế Giới

Giai thoại các tác giả văn chương thế giới là cuốn sách tập hợp những câu chuyện vui gắn với cuộc đời, con người, quá trình sang tác, các tác phẩm …của các nhà văn nổi tiếng trên thế giới. Cuốn sách được biên soạn công phu tuyển chọn từ nhiều nguồn đáng tin cậy.

Hi vọng những giai thoại trong cuốn sách sẽ góp phần giúp cho người đọc, nhất là các em học sinh, sinh viên có thêm tư liệu để hiểu rõ về cuộc đời và những sáng tác của các tác giả nước ngoài nổi tiếng thế giới.

Cuộc Sống Bí Mật Của Các Nhà Văn

Cuộc Sống Bí Mật Của Các Nhà Văn

Nathan Fawles là một nhà văn nổi tiếng, đã tuyên bố ngừng viết và đến ẩn mình trên đảo Beaumont nơi người dân sống tách biệt với phần còn lại của thế giới. Khát khao gặp gỡ thần tượng đời mình, Raphaël, một nhà văn tập sự, đã một ngày kia cập bến đảo, cùng thời điểm với Mathilde, một nữ phóng viên trẻ tuổi có phần bí ẩn. Giữa ba con người tưởng chừng xa lạ ấy liệu có tồn tại mối dây liên kết nào? Cái xác người phụ nữ bị tra tấn dã man và gắn trên cây cổ thụ của đảo thuộc về ai?

Cũng như mười lăm cuốn tiểu thuyết trước, Cuộc sống bí ẩn của các nhà văn níu chân người đọc ngay những dòng đầu tiên. Cốt truyện được xây dựng hoàn hảo, cuốn ta vào một mê cung trinh thám tâm lý nơi số phận ba nhân vật chính đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau. Nói như Bernard Lehut từ kênh RTL, thì đây thực sự là “một cốt truyện đỉnh cao, một tác phẩm ly kỳ hồi hộp, một trò ‘gương phản chiếu’ khéo léo giữa tác giả và độc giả.”

“Thông điệp từ Cuộc sống bí ẩn của các nhà văn chắc chắn là lời tỏ tình tuyệt đẹp mà Musso dành cho việc đọc, và cả việc viết.”

Cẩm Nang Đốt Nhà Các Văn Hào New England

Cẩm Nang Đốt Nhà Các Văn Hào New England

Ngày mà Sam-Pulsifer-đầu-lừa-đụng-đâu-hỏng-đó phải vào tù vì lỡ tay đốt trụi nhà của nữ sĩ trứ danh Emily Dickinson và vô tình làm chết hai mạng người, hàng trăm lá thư từ khắp nước Mỹ gửi đến yêu cầu cậu “hóa vàng” cả nhà của Mark Twain, Edith Wharton, Nathaniel Hawthorne… Phát điên lên khi ai cũng cho cậu là hỏa tặc, Sam quyết tâm làm lại cuộc đời sau mười năm nhập khám.

Bỗng một ngày, nhà các vị văn sĩ kia đồng loạt bốc cháy, và Sam buộc phải lần giở lại chồng thư nọ, để giải mã chúng, mong tìm ra thủ phạm đích thực. Với lối viết khiến cười ra nước mắt và nhưng cực kỳ sâu sắc, Cẩm nang đốt nhà các văn hào New England là một hành trình giải mã cuộc đời thông qua văn chương, cùng mối quan hệ uẩn khúc đầy những chua cay mặn ngọt giữa người đọc với người viết.

Nhà Văn- Triết Gia Albert Camus (1913-1960)

Nhà Văn- Triết Gia Albert Camus (1913-1960)

Albert Camus (7/11/1913 – 04/01/1960)

  • Giải Nobel Văn học 1957
  • Nhà văn Pháp
  • Nơi sinh: Mondovi (Algeria)
  • Nơi mất: Villeblevine, Ionna (Pháp)

Các câu hỏi về hệ thống giá trị của cuộc sống và lòng khát khao tìm kiếm ý nghĩa cũng như mục đích của đời sống. Trong tiểu luận triết học Huyền thoại Sisyphe (1942), Camus so sánh sự phi lí của tồn tại đời người với hành động của Sisyphe trong thần thoại hễ lăn hòn đá lên đến gần đỉnh núi thì hòn đá lại rơi xuống, và đã phát triển thuyết đạo đức mới dưới hình thức lí giải luận điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh về sự phi lí của tồn tại.

Sau chiến tranh, chủ nghĩa hiện sinh chi phối đời sống trí tuệ Paris. Camus lúc này đã trở thành một trong những nhà văn hàng đầu nước Pháp; ông xuất bản cuốn Dịch hạch, hình ảnh tượng trưng cho cái chết và tội ác, sau đó là vở kịch Caligula, tiếp tục phát triển trào lưu văn học phi lí và chủ nghĩa hiện sinh. Cũng trong thời gian này ông kết bạn với J. P. Sartre, nhưng về sau lại cắt đứt quan hệ vì bất đồng quan điểm. Trong những năm 50 Camus tiếp tục viết kịch, truyện và tiểu luận.

Trong Người nổi loạn (1951) Camus tuyên chiến với tất cả các hệ tư tưởng ngăn cản tự do của con người. Năm 1956, ông viết cuốn Sa đọa khai thác đề tài tội lỗi và ăn năn. Năm 1957, Camus được trao giải Nobel văn chương ở tuổi 44, bởi “đóng góp to lớn vào văn học, góp phần soi rọi giá trị của lương tâm con người”. Ba năm sau, vở kịch cuối cùng Những người quỷ ám của ông chuyển thể từ tiểu thuyết Lũ người quỷ ám của F. Dostoevski được công diễn..

Nhà Văn Nhật Bản Thế Kỷ XX

Nhà Văn Nhật Bản Thế Kỷ XX

Thế kỷ XX, văn học Nhật Bản nở rộ nhiều tài năng và đạt được những tầm cao mới không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới.

Đây là một nền văn học có truyền thống lâu đời. Nhiều thế hệ nhà văn kế tiếp nhau đã tạo nên một diện mạo văn chương Nhật Bản đặc thù. Học hỏi phương Tây mà không đánh mất bản sắc là một trong những tiêu chí sống còn để cách tân văn chương, người Nhật đã làm rất tốt điều này so với phần còn lại của thế giới.

Trong ý thức xây dựng một bộ mặt văn chương mang tầm cỡ nhân loại, người Nhật rất xem trọng việc phổ biến văn học Nhật ra thế giới. Không chỉ các nhà văn Nhật sống và làm việc ở nước ngoài đảm nhận nhiệm vụ này, mà chính phủ Nhật cũng đầu tư thích đáng để đưa các tác phẩm tiêu biểu của họ đến với bạn đọc năm châu.

Có thể nói, hầu hết những tác phẩm xuất sắc của Nhật đều được chuyển dịch sang tiếng Anh, thứ ngôn ngữ hiện đang được sử dụng toàn cầu. Nhiều tác phẩm văn học Nhật được dịch ra tiếng Việt cũng từ tiếng Anh. Người Nhật đã có sự kế thừa và phấn đấu vì một nền văn chương Nhật bền bỉ và liên tục. Đầu thế kỷ XX, ta thấy nổi lên Tanizaki, Akutagawa, giữa thế kỷ là Kawabata, Mishima, Oe; cuối thế kỷ là Murakami Haruki, Banana Yoshimoto, Murakami Ryu,… những nhà văn này lại tiếp tục tỏa sáng sang thế kỷ XXI..

108 Nhà Văn Thế Kỷ XX – XXI

108 Nhà Văn Thế Kỷ XX – XXI

Tập sách 108 nhà văn thế kỷ XX – XXI giới thiệu tiểu sử, sự nghiệp và đặc điểm sáng tác của các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch nổi tiếng nhất thế giới thế kỉ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI.

Con số 108 ở đây vừa là con số làm việc, nằm trong bộ sách 108… vừa cũng như mọi số ước lệ khác, có thay đổi, được nâng lên khi có điều kiện.

Cuối mỗi tác giả có tiểu mục Một số bản dịch tiếng Việt nhằm cung cấp cho bạn đọc thông tin về những tác phẩm đáng chú ý đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt để tìm đọc, đồng thời cũng là một cách sơ bộ kiểm kê tình hình dịch thuật văn chương ở nước ta đến thời điểm này.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button