Sách hay về thư pháp

Sách về thư pháp hay nhất. Tìm hiểu nghệ thuật thư pháp, thú chơi thư pháp trong trà đạo, sự tác động của Tâm thiền đến xúc cảm nghệ thuật…

Kinh Pháp Cú – Thư Pháp

Kinh Pháp Cú, trong tiếng Pali là “Dhammapada”. Những lời Phật dạy với ý nghĩa, tất cả khổ đau bắt nguồn từ mong muốn và cách để đạt được tự do là phải thanh tẩy tâm, làm theo con đường của sự thậ Kinh Pháp Cú, là những lời dạy ngắn gọn thực tế như trong lòng bàn tay, nhưng là kim chỉ nam cho những ai tu tâm dưỡng tánh hoặc phụng hiến đời mình trên con đường, hành đạo giải thoát. Vì vậy mà Kinh Pháp Cú được phổ biến nhiều nhất và dễ tiếp cận nhất trong nền văn học Phật giá

Quyển Kinh Pháp Cú mà Đăng Học thực hiện là dựa vào bản chuyển thể thơ kệ của thầy giáo Tịnh Minh (Đặng Ngọc,Chức). Toàn bô 26 phẩm ỵới 423 bài kệ tiếng Việt và đã chuyện ngữ sang tiếng Anh. Gần năm trăm trang sách được thể hiện trang trọng tỉ mỉ, những hình ảnh minh họa mang chiều sâu triết lý, với bìa sách được điêu khắc công phu miêu tả bốn giai đoạn cuộc đời Đức Phật.

Mở từng trang sách ta sẽ thấy những lời vàng của Đức Phật được thể hiện bằng cả niềm tôn kính qua ngọn bút điêu luyện và công phu. Nhờ vậy nên từng con chữ trong 423 bài kệ bỗng dưng có sức sống, lay động tâm hồn ngươi xem.

Nét Mới Trong Thư Pháp Việt

Thủ bút và trình bày của Hồ Công Khanh. Đây là tập Thi – Họa phong cách phóng bút khá lạ với màu sắc và phác thảo nền rất đẹp. Một khám phá mới trong thể hiện nghệ thuật viết thư pháp Việt, bao gồm sự thể hiện tìm tòi cùng nghệ thuật phối hợp giữa những mảng màu và chữ viết, đã khơi gợi được sự tịch mặc của một hình ảnh toàn thiện.

Đây là một tuyển tập thư pháp đẹp với nhiều sáng tạo mới lạ nhất từ trước tới nay.

Tuyển Tập Thư Pháp 100 Chữ Tâm

Tuyển Tập Thư Pháp 100 Chữ Tâm của Hồ Công Khanh gồm 100 kiểu chữ Tâm thư pháp rất độc đáo, được trích từ những câu thơ hay có chữ Tâm, như : Vạn cảnh đều không nào có tướng/ Tâm này thường định chẳng lìa Thiền (Nguyễn Du) ; hay : Đối cảnh vô Tâm mạc vấn Thiền ( Trần Nhân Tôn) hoặc những câu kinh Phật, câu đối có chữ Tâm. Thư pháp đẹp thanh thoát, trình bày trên hình nền trang nhã.

Tuyển Tập Thư Pháp – Tri Ân Cha Mẹ

“Ước chi mình mãi trẻ thơ

Trong vòng tay mẹ giấc mơ cõi người”

Chúng ta đều biết rằng hiếu thuận vốn là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta.Các bạn biết không, về phương diện tôn giáo, Đạo Phật cũng rất chú trọng đến đạo hiếu.

Cuốn sách này là món quà quý tri ân công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mình.

Thiền Sư Nhật Bản Ryokan Taigu – Lương Khoan Đại Ngu

Đây là câu chuyện cuộc đời của một bậc Hiền Ngu thánh thiện của miền đất Viễn Đông. Ryokan Taigu (Lương Khoan Đại Ngu) là một thi sĩ có trái tim trẻ thơ một nhà thư pháp tài hoa có tấm lòng nhân ái bao dung, một vị thiền sư từ chối đời sống tự viện, không có tín đồ cũng chẳng hề thu nhận đệ tử.

Sư Ryokan thích làm thơ, uống rượu, gặp bạn và chơi đùa với trẻ con; sư yêu trăng, say mê hoa cỏ, kính trọng cuộc sống và dành trọn đời cho nghệ thuật thư pháp. Thiền của sư không chỉ là công phu tụng kinh, tri giới, tĩnh tọa, nhập định, làm thơ chẳng cần thi vị, sáng tác thư pháp chẳng vì lợi danh, tính cách nghệ sĩ và tài hoa của sư vượt lên trên thói thường. Rũ bỏ luyến ái tình trần ở tuổi mười bảy để nương thân cửa Thiền…

Ơn Nghĩa Sinh Thành (Tuyển Tập Thư Pháp)

Nhớ ơn và báo hiếu cha mẹ là những tình cảm sâu đậm, thiêng liêng, cao quý, thời nào và ở đâu cũng vậy. Những tình cảm ấy luôn tuôn chảy trong lòng mỗi người con người.

Tuyển tập thư pháp ơn nghĩa sinh thành được biên soạn nhằm đem đến cho bạn đọc và những người yêu thích thư pháp một tình cảm tốt đẹp và những giây phút gợi nhớ về hình ảnh thiêng liêng của các bậc sinh thành. 

Lịch Sử Thư Pháp Việt Nam

Thư pháp là nghệ thuật được phái sinh từ văn tự, nó không chỉ là một phương thức biểu đạt nghệ thuật mà còn là một phương tiện lưu giữ lịch sử. Lịch sử thư pháp Việt Nam dẫu không huy hoàng nhưng cũng không hề thiếu những điểm sáng chói. Tuy vậy từ trước tới giờ nghiên cứu về thư pháp vẫn đang là một mảng trống trong lịch sử chưa ai khai phá.

Cuốn sách này là quá trình khảo cứu công phu các sử liệu Việt Nam cùng với sử liệu Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc bàn về thư pháp, khảo sát và đối chiếu một hệ thống các tác phẩm thư pháp Việt Nam suốt chiều dài lịch sử hiện còn lưu giữ trong các đền chùa, trên bia đá, vách núi, hang động hay trên giấy..

Thư Pháp Trung Quốc

Thư pháp là nét tinh hoa của Trung Quốc. Khi con người nguyên thủy phương Đông cổ đại bắt đầu khắc họa các ký hiệu trừu tượng đầu tiên trên vách hang động và trên xương thú mai rùa, đã đánh dấu cột mốc ra đời của văn tự Trung Quốc, đánh dấu sự khởi đầu của nền văn minh Trung Hoa, đồng thời cũng đánh dấu sự ra đời từ xa xưa của thư pháp Trung Quốc.

Vì sao thư pháp Trung Quốc có thể thịnh hành trên mảnh đất Trung Hoa qua hàng ngàn năm lịch sử và không bị suy vong qua nhiều thời đại, thậm chí còn không chỉ giới hạn ở công dụng cơ bản là ghi chép lại các sự việc và không chỉ sử dụng trong công việc ghi chép hằng ngày, mà còn thăng hoa thành môn nghệ thuật độc đáo trên thế giới?

Trong suốt quá trình phát triển, thư pháp đã hình thành nên mối liên hệ mật thiết giữa gu thẩm mĩ, với giá trị văn hóa tinh thần của người Trung Quốc như thế nào? Và chúng ta nên bước vào thế giới nghệ thuật chỉ được tạo nên bởi hai màu trắng đen nhưng lại vô cùng kỳ diệu này bằng cách nào?

Chữ Tâm Trong Thư Pháp

Thư pháp là một nghệ thuật. Viết thư pháp để thư giản, để bình tâm và cũng để tải Đạo. Nó giúp cho tinh thần ta được thanh thản bằng một thứ hình tượng nghệ thuật tao nhã.

Cuốn sách này sẽ diễn giải cùng bạn những chữ Tâm, chữ Ngộ, chữ Nhẫn… qua cảm nhận của tác giả. Tìm hiểu việc sử dụng tiếng Việt trong thư pháp, thú chơi thư pháp trong trà đạo, sự tác động của Tâm thiền đến xúc cảm nghệ thuật…

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button