Sách hay về Trang Tử

Sách về Trang Tử hay nhất. Ghi chép về tư tưởng, đạo lý sống và cuộc đời của Trang Tử. Hướng người đọc cách đối nhân xử thế cũng như cách tu dưỡng tinh thần để có thể an nhiên, bình thản trước mọi khó khăn trong cuộc sống.

Trang Tử Tâm Đắc

Trang Tử Tâm Đắc

Mọi người đều biết, Trang Tử là người có tâm hồn không nhuốm hồng trần, không lụy thế tục, tự do tự tại, biết giũ bỏ mọi vật tục, tạp niệm để cho tâm hồn mình giao hòa cùng tinh thần trời đất. Trên đến tận trời xanh, dưới đến tận suối vàng, khi vui thì ông cười, khi giận thì ông mắng, kiến giải sâu sắc, luận khắp anh hùng trong thiên hạ.

Chúng ta biết rất ít về cuộc đời Trang Tử. Ghi chép chính xác về cuộc đời ông chỉ là vài dòng ngắn gọn trong sách Sử ký của Tư Mã Thiên: Trang Tử là người đất Mông thuộc nước Tống thời Chiến Quốc (nay thuộc huyện Thương Khâu, tỉnh Hà Nam). Ông từng giữ chức Tất Viên tiểu lại, tương đương với chức thủ kho ngày nay. Cả đời ông sống trong thời Chiến Quốc phân tranh, chiến loạn liên miên, khắp nơi cầu hiền như khát nước. Nhưng ông ẩn cư đến già, không chịu ra làm quan, không có bất kỳ một danh phận xã hội nào. Ông chỉ để lại một cuốn Trang Tử (hay còn gọi là Nam Hoa kinh) xưa nay được liệt vào hàng kinh điển. Giá trị của nó chính là ở tư tưởng vô biên vô cùng, kỳ dị mà độc đáo.

Những câu chuyện về Trang Tử cách đây hàng ngàn năm với những vấn đề nóng bỏng như “Danh”, về “Lợi”, về “Nhận thức chính mình” và về vấn đề sinh tử vẫn còn vô cùng hấp dẫn với bạn đọc ngày nay. Cùng với những phân tích, bình luận giản dị, trực tiếp và tinh tế của Yu Dan – Bà hiện là giáo sư tại Đại học Bắc Kinh – đã đưa những tư tưởng của Trang Tử gần gũi hơn với độc giả hiện nay, chính vì thế mà “Trang Tử Tâm Đắc” đã được phát hành..

Trang Tử – Tinh Hoa Trí Tuệ Qua Danh Ngôn

Trang Tử – Tinh Hoa Trí Tuệ Qua Danh Ngôn

“Nam Hoa kinh” hay còn gọi “Trang Tử” được xem là tác phẩm triết học nổi tiếng nhất của Trang Tử thời Chiến Quốc. Ngoài giá trị triết lý, tác phẩm còn có giá trị nghệ thuật sâu sắc, được liệt vào hạng nhất trong lục tài tử thư của Trung Quốc.

Sự ảnh hưởng của Trang Tử đối với người đời sau không những thể hiện trong tư tưởng triết học độc đáo mà còn biểu hiện trong văn học. Quan niệm về chính trị và tư tưởng triết học của ông không phải là giáo điều khô khan, mà là những mẩu chuyện ngụ ngôn sinh động, tế nhị, thể hiện sức tưởng tượng siêu phàm, hình tượng độc đáo, hấp dẫn.

Sách Trang Tử tinh hoa trí tuệ qua danh ngôn là cuốn sách tập hợp những câu danh ngôn thâm thúy, đầy triết lý, nhưng giản dị trong “Nam Hoa kinh”. Đây cũng chính là những bài học sâu sắc mà Trang Tử muốn truyền lại cho thế hệ sau.

Trang Tử Tinh Hoa

Trang Tử Tinh Hoa

Trang Tử Tinh Hoa trình bày những hệ thống tư tưởng cốt lõi của triết lý Đạo học Đông phương. Ngòi bút của dịch giả Nguyễn Duy Cần càng làm sáng rõ hơn những ý nghĩa thâm sâu vi diệu mà Trang Tử muốn truyền đến người đọc.

Trang Tử Mưu Lược Tung Hoành

Trang Tử Mưu Lược Tung Hoành

Nam Hoa kinh của Trang Tử cùng với Đạo Đức kinh của Lão Tử tập hợp tất cả tinh hoa của Đạo giáo, là những cuốn sách triết học nổi tiếng được lưu truyền qua hàng ngàn năm. Trong Nam Hoa kinh, tư tưởng triết học của Trang Tử được biểu hiện một cách giản dị nhưng cũng rất huyền hoặc, thâm trầm, phản ánh mọi sắc thái vừa cao sâu vừa vi tế của nhân sinh, vũ trụ.

Sách Trang Tử mưu lược tung hoành – dựa vào nội dung, tư tưởng tổng thể của Nam Hoa kinh để quy nạp và trình bày các cách xử thế cũng như cách tu dưỡng tinh thần để có thể an nhiên, bình thản trước mọi khó khăn trong cuộc sống. Theo Trang Tử, con người muốn có được cuộc sống lý tưởng phải nắm được quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, hành động theo quy luật, giữ tâm hư tĩnh điềm đạm, không thiên lệch, không danh lợi, tự do tự tại, phù hợp với đạo.

Trang Tử – Nam Hoa Kinh

Trang Tử – Nam Hoa Kinh

Lần đầu tiên Nam Hoa Kinh được dịch trọn bộ ra tiếng Việt và được phân tích kĩ từng chương một để giữ cho Trang tử những cái gì của Trang mà trả lại cho người trước và người sau những cái gì của người truớc và người sau; có vậy mới đánh giá được sự cống hiến của Trang cho tư tưởng Trung Hoa.

Những đoạn nào tối nghĩa thì được dịch giả thận trọng ghi cả hai ba cách giải của người trước và tùy chỗ, đưa ý kiến riêng của mình.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button