Sách hay về biên tập

Sách về biên tập hay nhất. Dẫn dắt bạn đọc tìm hiểu nghề biên tập: nghề này quan trọng như thế nào; để hành nghề tố chất phải ra sao; biên tập viên có thể đóng góp gì cho một tờ báo; tìm hiểu tổng quát về tòa soạn, quy trình di chuyển bài vở cùng công việc của biên tập viên; Làm thế nào để cho thông tin trong bài báo thêm chính xác, dễ hiểu.

Con Mắt Biên Tập

Con Mắt Biên Tập

Tác giả cuốn sách là những nhà báo và chuyên gia tên tuổi trong giới truyền thông Mỹ. Bà Jane T. Harrigan là giáo sư khoa báo chí ở Đại học New Hampshire kiêm cố vấn cho nhiều ấn phẩm đa dạng. Bà Jane đã có 23 năm giảng dạy nghiệp vụ biên tập. Còn Karen Brown Dunlap là giám đốc Viện Báo chí Poynter ở Florida và đã hai lần tham gia ban giám khảo giải thưởng báo chí Pulitzer.

Bài báo đến với bạn đọc là một quá trình không đơn giản bởi phải qua rất nhiều công đoạn. Tác giả những bài viết có chất lượng cao thường được độc giả yêu mến và cảm phục, thế nhưng người làm cho bài báo ấy hoàn chỉnh hơn, chính xác hơn và hấp dẫn hơn lại không được mấy ai biết đến. Đó là các biên tập viên, thường được ví von là “những nhà báo thầm lặng”. L.R.Blanchard thuộc hệ thống báo chí Gannett nổi tiếng trên thế giới, khi nói về tầm quan trọng của biên tập viên đã cho rằng, một Ban Biên Tập thật giỏi với những biên tập viên trình độ nghiệp vụ trung bình cũng chỉ có thể cho ra đời một tờ báo xoàng xĩnh.

Một Ban Biên Tập tầm thường mà có những người biên tập đầy năng lực thì có thể đưa ra công chúng một tờ báo hạng khá. Một Ban Biên Tập bản lĩnh được hậu thuẫn bởi những người biên tập giỏi thì bảo đảm xã hội có được một tờ báo thật hay. Ông nói thêm: “Dù người viết nổi tiếng đến thế nào đi nữa, bài của họ chỉ có lợi hơn nếu được người khác đọc và biên tập”. Vai trò của người biên tập ngày càng quan trọng cùng với quá trình phát triển của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng..

Khám Phá Nghề Biên Tập

Khám Phá Nghề Biên Tập

Có thể gọi nghề biên tập là “một nghề bí ẩn”. Ở Việt Nam không ai dạy nghề này một cách chuyên nghiệp. Dạy viết báo có trường có lớp, dạy biên tập thì không; hoặc nếu có cũng chỉ qua loa, sơ sài.

Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã thu thập một số tư liệu ngoài nước, trong nước, nhớ lại những gì được học với đồng nghiệp trong và ngoài nước cùng kinh nghiệm riêng để biên soạn cuốn sách này, trong đó áp dụng nguyên lý bổ sung chứ không phải loại trừ, thu nạp những cái mới, cái khác nhưng hay và hợp với nghề báo Việt Nam.

Cuốn sách bao gồm các nội dung chính: Tổng quát về nghề biên tập: nghề này quan trọng như thế nào; để hành nghề tố chất phải ra sao; biên tập viên có thể đóng góp gì cho một tờ báo; tìm hiểu tổng quát về tòa soạn, quy trình di chuyển bài vở cùng công việc của biên tập viên; Làm thế nào để cho thông tin trong bài báo thêm chính xác, dễ hiểu.

Biên Tập Ngôn Ngữ Sách Và Báo Chí

Biên Tập Ngôn Ngữ Sách Và Báo Chí

Cuốn sách là cơ sở chung có tính lý luận và thực tiễn về những vấn đề biên tập, về những điều chuẩn mực trong công việc biên tập, đồng thời đi sâu vào nghiệp vụ, trang bị những kiến thức và những kinh nghiệm cần thiết để biên tập viên, phóng viên và cả tác giả… tiến hành công việc phân tích, xem xét đánh giá và sửa chữa văn bản bản thảo một cách khoa học, logic, nghệ thuật… nhằm nâng cao chất lượng bản thảo được tốt hơn.

Lý Luận Nghiệp Vụ Xuất Bản

Lý Luận Nghiệp Vụ Xuất Bản

Nội dung cuốn sách gồm 10 chương, cụ thể:

  • Chương 1: Lý luận cơ bản về xuất bản, xuất bản học, xuất bản phẩm
  • Chương 2: Biên tập và biên tập học
  • Chương 3: Nghiệp vụ biên tập sách
  • Chương 4: Thiết kế tổng thể cuốn sách
  • Chương 5: Sửa bài (Sửa morasse)
  • Chương 6: In ấn
  • Chương 7: Giá thành và giá bán xuất bản phẩm
  • Chương 8: Phát hành sách
  • Chương 9: Xuất bản ấn phẩm nghe nhìn
  • Chương 10: Xuất bản điện tử

Cuốn sách dẫn dắt bạn đọc tìm hiểu các hoạt động xuất bản: từ lý luận đến thực tiễn, từ xuất bản phẩm truyền thống đến xuất bản phẩm điện tử; từ công tác xây dựng đề tài, quan hệ với cộng tác viên, các nghiệp vụ biên tập, sửa bài, thiết kế, in ấn, định giá cho đến lưu trữ và phát hành.

Biên Tập Báo Chí

Biên Tập Báo Chí

Cuốn sách Biên Tập Báo Chí được viết để phục vụ đối tượng chính là sinh viên báo chí, những người đã trở thành phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí, nhà xuất bản trong tương lai.

Nội dung cuốn sách sẽ trả lời cho bạn đọc các câu hỏi như: Những ai biên tập báo chí?; Vị trí và đặc điểm của công tác biên tập là gì?; Những loại lỗi phổ biến trên báo và các lỗi hi hữu, xảy ra trong các hoàn cảnh đặc biệt; Những nguyên tắc khi biên tập; Người biên tập cần những tố chất gì để hoàn thành tốt công việc trong các tòa soạn đa phương tiện? Những loại kiến thức biên tập viên phải có để phục vụ cho công việc; Những điều cần chú ý khi biên tập các chuyên đề Xây dựng Đảng, Kinh tế, Văn hóa xã hội, Pháp luật, Thể thao…

Đồng thời, cuốn sách cũng nói rõ quy trình xuất bản ở các tòa soạn, hay nói cách khác là con đường đi của một bài viết, từ bản thảo của phóng viên tới tờ báo trên tay bạn đọc (hoặc các trang điện tử, chương trình phát thanh, truyền hình).

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button