Sách hay về văn hóa

Sách về văn hóa hay nhất. Khám phá những khái niệm, hệ giá trị và đời sống văn hóa vô cùng đa dạng của con người.

Kiến Thức Căn Bản Cần Biết – Theo Dòng Lịch Sử Văn Hóa

Kiến Thức Căn Bản Cần Biết – Theo Dòng Lịch Sử Văn Hóa

  • 1. Bạn có biết huyền thoại vĩ đại nhất thời Cổ đại, mười vị thần La Mã lớn nhất hay các triết gia Hy Lạp đã đặt nền móng cho nền văn hóa của chúng ta?
  • 2. Bạn có biết những nhân vật lớn đã ghi dấu thời Trung đại, Phục hưng, Cách mạng Pháp và thế kỷ XX?
  • 3. Nếu chỉ phải nhớ đến mười, đâu là những vở opera không thể bỏ qua, những thành tích thể thao khó tin nhất, những câu trình kiến trúc nổi bật nhất?
  • 4. Bạn có biết những những tác phẩm tiêu biểu của văn học, hội họa, nhạc jazz, điện ảnh, khiêu vũ và nhiếp ảnh?
  • 5. Bạn có biết mười giai đoạn then chốt trong quá trình phát triển của loài người, của y học và lịch sử khoa học?

Theo dòng lịch sử văn hóa sẽ giúp bạn khám phá hoặc khám phá lại tất cả các khái niệm quan trọng nhất về văn hóa: những thần thoại quan trọng, những trào lưu văn học lớn nhất, những hệ thống triết học chủ đạo và những người sáng lập, những khám phá cơ bản, những kỷ lục khó tin nhất, những nghệ sĩ tiêu biểu nhất, những khái niệm then chốt của khoa họ

Nhờ bức tranh toàn cảnh tổng hợp về những sự kiện lớn, những phát minh làm thay đổi thế giới, những nhân vật nổi bật, bạn sẽ biết mọi thứ về nghệ thuật và văn học, điện ảnh và thể thao, lịch sử và địa lý qua từng thế kỷ.

Theo Dấu Các Văn Hóa Cổ

Theo Dấu Các Văn Hóa Cổ

Nội dung gồm những bài viết tiêu biểu cho việc nghiên cứu từng thời kỳ khảo cổ học: Thời đại đồ đá, thời đại kim khí và thời đại lịch sử. Từ văn hóa Sơn Vi đến văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn… Qua đó giúp người đọc thấy rõ những biến chuyển của Văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa trong khu vực Đông Nam Á.

Không Gian Văn Hóa Nguyên Thủy

Không Gian Văn Hóa Nguyên Thủy

Nghiên cứu văn hóa nguyên thủy theo lý thuyết chức năng các mặt như hôn nhân, chế độ đa hôn, gia đình, các quy tắc về họ hàng, chính quyền và pháp luật.

Các Lý Thuyết Văn Hóa

Các Lý Thuyết Văn Hóa

Mỗi dân tộc có một kho thần thoại riêng được ghi lại bằng văn tự hay bằng phương thức truyền miệng.

Cuốn sách tuyển chọn truyện thần thoại của các dân tộc khác nhau trên khắp thế giới, mang đến những khám phá thú vị về đời sống văn hóa dân gian của các tộc người.

Mật Mã Văn Hóa

Mật Mã Văn Hóa

Tại sao rất nhiều người trong chúng ta thừa cân trong khi đều biết rằng tình trạng đó không hề tốt cho sức khỏe? Tại sao chúng ta lại quá chú trọng đến vấn đề “Người bạn đời lý tưởng”? Tại sao hình ảnh bà mẹ cho con uống sữa lại bị cho là phản cảm trong khi những pha đấu súng, bắn giết lẫn nhau trên sóng truyền hình lại không bị cho là như vậy? Và trên hết, điều gì đã khiến chúng ta, những cư dân cùng sống trên hành tinh này, lại khác nhau nhiều đến như vậy? Câu trả lời nằm trong “mật mã văn hóa”.

Trong cuốn sách Mật mã văn hóa, nhà nhân chủng học văn hóa và là chuyên gia marketing được cả thế giới ngưỡng mộ, Clore Rapaille, đã lần đầu tiên tiết lộ những kĩ thuật và kinh nghiệm ông đã sử dụng để giúp hàng chục công ty trong Fortune 100 tăng trưởng lợi nhuận và đạt được thành công mong muốn.

Khái niệm mang tính đột phá của Rapaille là chúng ta đang sống trong một hệ thống các quy tắc ngầm của các mật mã. Mật mã văn hóa là định nghĩa vô thức mà chúng ta gán cho bất kì một khái niệm cụ thể nào – một nhóm máu, một chiếc xe, một mối quan hệ hay thậm chí là một đất nước. Đó là thứ tạo nên sự khác biệt giữa các dân tộc, khiến chúng ta hình thành nên những người Anh, người Mỹ hay người Việt Nam tùy thuộc vào nền văn hóa mà chúng ta được nuôi dạy..

Hệ Giá Trị Văn Hóa Việt Nam

Hệ Giá Trị Văn Hóa Việt Nam

Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lý luận về giá trị văn hóa, những giá trị văn hóa trong việc thích ứng và khai thác tài nguyên, những giá trị văn hóa của thủ công nghiệp truyền thống Việt Nam, đạo đức kinh doanh như một giá trị, những giá trị văn hóa trong văn học nghệ thuật, những giá trị văn hóa trong giáo dục và đào tạo, giao lưu và hội nhập, văn hóa và phát triển.

Tìm Hiểu Văn Hóa Phương Tây

Tìm Hiểu Văn Hóa Phương Tây

Nội dung bao gồm:

  • Phần một: Thần thoại
  • Phần hai: Tôn giáo, Tín ngưỡng, Lễ Hội
  • Phần ba: Địa danh và dân tộc
  • Phần bốn: Chính trị luật pháp
  • Phần năm: Mỹ thuật kiến trúc
  • Phần sáu: Danh nhân
  • Phần bảy: Điện ảnh
  • Phần tám: Các doanh nhân thành đạt và các sản phẩm danh tiếng
  • Phần chín: Trang phục
  • Phần mười: Ẩm thực
  • Phần mười một: Ẩm thực thể thao

Bách Khoa Văn Hóa Phương Đông

Bách Khoa Văn Hóa Phương Đông

Phương Đông là một khái niệm co giãn bởi nó mang một nội hàm khá rộng. Lúc đầu, Phương Đông được hiểu là vùng đất phía đông. Những người Nam Âu cổ đại chưa tìm ra Tân lục địa nên họ gọi khu vực phía mặt trời lặn so với họ là Phương Tây, còn các vùng đất còn lại (châu Phi và châu Á) là Phương Đông – so với Nam Âu (Hy Lạp và vùng bán đảo Balkans thời cổ).

Tiếp đó, cách gọi Phương Đông và Phương Tây chỉ sự khác biệt giữa Kitô giáo châu Âu và các nền văn hóa ngoài nó về phía Đông.

Khi chủ nghĩa tư bán phát triển gắn với các cuộc xâm lược thì Phương Đông và Phương Tây hay “Oriental” (thuộc Phương Đông) được nhấn mạnh bởi những ý tưởng khác biệt chủng tộc cũng như tôn giáo và văn hóa. Phương Đông có thể hiểu là khái niệm được người Phương Tây nói đến với một thái độ hạ cố.

Văn Hóa Nguyên Thủy – Edward Bernett Tylor

Văn Hóa Nguyên Thủy – Edward Bernett Tylor

Nghiên cứu sâu sắc lĩnh vực tộc người học, khảo cổ và lịch sử văn hóa. Qua đó thấy rõ sự chuyển biến từ trạng thái hoang dã đến văn minh, sự khác nhau giữa các tầng nấc văn hóa và các yếu tố liên quan như: nghi thức, định chế xã hội…

Văn Hóa Đô Thị

Văn Hóa Đô Thị

Văn hóa không chỉ là khái niệm, mà còn được coi là thành quả. Đó là cột mốc mở ra các thời đại văn minh của loài người. Cách nay hàng vạn năm, nhờ các hoạt động trồng trọt và sản xuất nông nghiệp, loài người đã vượt qua thời kỳ dài săn bắt – hái lượm. Họ không còn lệ thuộc vào tự nhiên để sinh tồn. Họ khai thác, chinh phục tự nhiên, biến tự nhiên thành văn hóa, nhờ phát triển nhận thức. Kể từ đó, loài người bắt đầu tạo lập đời sống riêng của mình, xây dựng “Thế giới tự nhiên thứ hai”, được gọi là quá trình đô thị hóa.

Đô thị là quá trình con người tạo lập nên đời sống. Từ thời cổ trung đại đến hiện đại, đô thị đã trải qua nhiều hình thái. Chức năng của đô thị là nối dài sự phát triển của văn hóa, đáp ứng các nhu cầu phong phú, đa dạng của con người. Trong quá trình này, con người đã sáng tạo ra một loạt các thành quả văn hóa, trên các lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo, khoa học, giáo dục, kinh tế, công nghệ và nhiều thiết chế khác. Đô thị vừa có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa, vừa có xu thế lan tỏa trên mọi phạm vi không gian. Đô thị trở thành môi trường sống của loài người, trong các tương quan hài hòa với thế giới tự nhiên, đồng bộ về kỹ thuật tiện ích, để con người ngày càng văn minh, tiến bộ.

Nước ta đang trong quá trình đô thị hóa. Bên cạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, càng cần phải chú ý đến đô thị hóa, với các thành quả văn minh của nhân loại, để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), nhằm mục tiêu làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hiện nay, nhiều công trình đã khảo cứu đô thị về các phương diện lịch sử, xã hội, địa lý hoặc nhân học, nhưng tiếp cận đô thị về văn hóa còn ít được quan tâm trong khi khái niệm văn hóa cho đến nay vẫn có nhiều quan niệm khác nhau. Công trình Văn hóa đô thị của tác giả Trần Ngọc Khánh xuất bản lần đầu năm 2012, được tác giả tiếp tục chỉnh sửa hoàn thiện.

Xã Hội Học Văn Hóa

Xã Hội Học Văn Hóa

Cuốn Xã hội học văn hóa này là kết quả của quá trình học hỏi, nghiên cứu và giảng dạy nhiều năm của các tác giả cho các lớp Cao học Xã hội học ở Cơ sở Đào tạo của Viện Xã hội học, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, các khoa Xã hội học của các trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, cũng như ở nhiều trường đại học khác.

Tác giả biết rằng nghiên cứu về văn hóa, dù ở bất cứ góc độ nào, đều là việc làm khó khăn, bởi văn hóa là một khái niệm không chỉ có nội dung cực kỳ lớn, mà hình thức thể hiện của nó cũng vô cùng phức tạp, không dễ nắm bắt.

Tuy nhiên, qua cuốn sách này, tác giả cũng cố xác định các ranh giới để thấy rõ Xã hội học văn hóa không chỉ như một bộ môn chuyên ngành trong tương quan với các môn chuyên ngành khác của Xã hội học (như Xã hội học gia đình, Xã hội học dân số, Xã hội học nông thôn, Xã hội học đô thị…), mà nó còn có sự khu biệt với các ngành khoa học cơ bản khác cùng nghiên cứu văn hóa (như Nhân học, Dân tộc học, Văn hóa học, Triết học văn hóa…)

“Sốc” Văn Hóa

“Sốc” Văn Hóa

Những sốc văn hóa đã xảy ra trong nhà mỗi người chứ không phải là khi sang các nước khác sinh sống hoặc có cuộc hôn nhân khác chủng tộc. Ai cũng biết sự tác động của nhịp sống công nghiệp đến gia đình theo cả hai chiều tốt, xấu. Những thay đổi lớn đang diễn ra. Con người đang bị thách thức trước chủ nghĩa tiêu dùng và chủ nghĩa cá nhân mới.

Báo chí, truyền thông, các cuộc hội thảo, sách nghiên cứu và hướng dẫn kỹ năng sống nở rộ. Nhiều số liệu và những câu chuyện nhỏ, thư tâm tình đã miêu tả, cảnh báo và hướng dẫm – có cảm giác đã bão hòa và người đọc phần nào đó bị bối rối bởi bao nhiêu phức tạp và lắm lời khuyên.

9584

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button