Sách hay về quản trị rủi ro

Sách về quản trị rủi ro hay nhất. Đặc biệt khuyên đọc với các chuyên gia, những nhà quản lý rủi ro và những sinh viên trong quản lý rủi ro đang tìm kiếm một cái nhìn toàn diện về cách quản lý rủi ro mở rộng và tiến hóa phức tạp hơn.

Quản Trị Rủi Ro Doanh Nghiệp

“Rủi ro đến từ việc không biết bạn đang làm gì” – Warren Buffett

Hầu như tất cả mọi việc chúng ta đang làm trong một doanh nghiệp đều liên quan đến một loạt rủi ro tiềm ẩn nào đó: thói quen của khách hàng thay đổi, sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới, suy thoái kinh tế, chiến tranh thương mại, những yếu tố mới nằm ngoài tầm kiểm soát…

Nếu biết cách phân tích và quản lý rủi ro, doanh nghiệp có thể quyết định nên thực hiện những gì để giảm thiểu những nhân tố làm xáo trộn kế hoạch kinh doanh, cắt giảm kịp thời những chi phí từ rủi ro mất mát phải gánh chịu. Ngoài ra, qua đó doanh nghiệp cũng đánh giá được cách thức quản lý rủi ro của mình có hiệu quả hay không. Một rủi ro được xem là nhỏ đối với doanh nghiệp này lại có thể làm phá sản một doanh nghiệp khác.

Quản Trị Rủi Ro Trong Ngân Hàng

Hoàn toàn được tái cấu trúc với những tài liệu và thảo luận mới về những sản phẩm tài chính mới, phái sinh, Basel II, mô hình tín dụng dựa trên mô hình cường độ thời gian, thực thi những hệ thống rủi ro và mô hình cường độ của vỡ nợ, nó còn bao gồm một mục về dưới chuẩn để nói về những cơ chế khủng hoảng và những điều kiện tài chính khó khăn gần đây. Cuốn sách cho rằng những cách thức và kỹ thuật quản lý rủi ro vẫn rất quan trọng nếu được thực thi một cách đúng đắn với sự điều hành phù hợp.

Quản lý rủi ro trong ngân hàng, phiên bản ba, khảo sát mọi khía cạnh của quản lý rủi ro và nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu những vấn đề khái niệm và thực thi của quản lý rủi ro và xem xét những kỹ thuật và vấn đề thực tế mới nhất, bao gồm:

  • Quản lý rủi ro tại ngân hàng
  • Quản lý nợ tài sản
  • Quy định rủi ro và tiêu chuẩn kế toán
  • Các mô hình rủi ro thị trường
  • Các mô hình rủi ro tín dụng
  • Mô phỏng những sự phụ thuộc
  • Các mô hình danh mục đầu tư tín dụng
  • Phân bổ vốn
  • Hoạt động điều chỉnh theo rủi ro
  • Quản lý danh mục đầu tư tín dụng

Xây dựng trên thành công của tác phẩm kinh điển này, phiên bản ba là một tài liệu không thể thiếu cho những sinh viên MBA, những người hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính, những người điều hành ngân hàng và những nhân viên kiểm toán.

Thiên Nga Đen

Trước khi khám phá ra thiên nga đen tồn tại trên đời (ở Úc), người ta vẫn tin rằng tất cả chim thiên nga trên đời đều có màu trắng. Phát hiện bất ngờ này đã thay đổi toàn bộ thế giới quan của nhân loại (về thiên nga).

Chúng ta không biết rất nhiều thứ nhưng lại hành động như thể mình có khả năng dự đoán được mọi điều. Và trong cuốn sách này, tác giả Nassim Nicholas Taleb đã đi sâu vào khai thác những sai lầm của tư tưởng cố hữu ấy. Theo ông, “thiên nga đen” là một biến cố tưởng chừng như không thể xảy ra với ba đặc điểm chính: không thể dự đoán, có tác động nặng nề và sau khi nó xảy ra, người ta lại dựng lên một lời giải thích để khiến nó trở nên ít ngẫu nhiên hơn, dễ dự đoán hơn so với bản chất thật của nó. Thành công đáng kinh ngạc của Facebook có thể được coi là một “thiên nga đen”, việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu u cũng là một “thiên nga đen”. Thiên nga đen luôn ẩn hiện trong mọi mặt của cuộc sống với những tác động khó lường, theo cả hướng tiêu cực và tích cực.

Tinh tế, táo bạo nhưng không kém phần thú vị, Thiên Nga Đen chắc chắn là cuốn sách không thể bỏ qua cho những ai đam mê hiểu biết. Và cuốn sách này, bản thân nó cũng chính là một thiên nga đen…

Quản Trị Rủi Ro Xí Nghiệp Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu

Ngày nay, tốc độ toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc dân diễn ra với tốc độ nhanh so với các thập niên trước đây của thế kỷ 21. Chúng ta đã từng thấy công ty đa quốc gia Siemens Đức có mặt trên 190 nước, với trên 400.000 nhân viên, hoặc công ty Dutch Lady Hòa Lan, công ty Neslé, công ty P&P… đều thực hiện hoạt động kinh doanh ở rất nhiều nơi trên thế giới. Doanh số bán hàng và lợi nhuận mà các công ty đa quốc gia nói trên đã đạt được ở ngoại quốc còn nhiều hơn là doanh số và lợi nhuận thu được tại chính quốc gia họ. Sự sáp nhập và mua lại M&A (mergers and acquisitions) giữa các công ty đa quốc gia đã diễn ra sôi động trên thị trường quốc tế trong những năm gần đây. Vào khoảng tháng 3-2006, tập đoàn cung ứng thiết bị viễn thông Alcatel SA, Pháp đã đạt được thỏa thuận mua lại Lucent Technologies Inc; một công ty của Mỹ cũng hoạt động trong lĩnh vực này, với giá 13,4 tỷ USD. Theo kết quả kinh doanh năm 2005 của Alcatel và Lucent, tập đoàn mới chiếm 18,8% thị phần thiết bị viễn thông toàn cầu, có doanh thu 25 tỷ USD (21 tỷ euros), vượt tập đoàn LM Ericsson của Thụy Điển (doanh thu 19,9 tỷ USD) và chỉ kém tập đoàn Cisco Systems của Mỹ. Với việc sáp nhập này, trong vòng 03 năm tới, tập đoàn mới sẽ tiết kiệm được 1,7 tỷ USD các loại chi phí và sẽ phải cắt giảm 8.800 lao động (tương đương 10 % tổng số nhân viên).

Tại sao các công ty đa quốc gia lại tích cực tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế? Đó là vì các mục tiêu sau:

  • Bành trướng doanh số bán hàng ở ngoại quốc;
  • Có được nguồn tài nguyên thiên nhiên bên ngoài;
  • Đa loại hóa các nguồn hàng và các nguồn cung ứng;
  • Giảm thiểu rủi ro trong việc cạnh tranh.

Ngoài ra, có thể nói bốn lý do sau đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế gia tăng trong các năm gần đây:

– Việc gia tăng bành trướng công nghệ với tốc độ nhanh, như internet, email…

– Việc tự do hóa các chuyển dịch xuyên biên giới

– Việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh

– Tốc độ cạnh tranh toàn cầu gia tăng mạnh.

Trong tiến trình toàn cầu hóa các nền kinh tế, các công ty đa quốc gia đã đóng vai trò chủ yếu. Họ đã thực hiện chiến lược kinh danh toàn cầu, với lợi thế là tiến hành hợp lý hơn việc phân bố các tài nguyên trên phạm vi toàn cầu hơn là từng quốc gia riêng lẽ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Những năm cuối của thế kỷ 20, các công ty đa quốc gia bắt đầu hình thành các “liên minh chiến lược” (Strategic alliances) kiểu mới. Bị thúc giục trước sức ép cạnh tranh, làn sóng tự do hóa và sự mở rộng các lãnh vực đầu tư mới, ngày càng có nhiều công ty (kể cả công ty của các nước đang phát triển) đã áp dụng các biện pháp tham gia vào hoạt động kinh doanh toàn cầu, thông qua nhiều hình thức để lập liên minh. Thông qua việc mua lại và sáp nhập (M&A) để thiết lập các cơ sở sản xuất ở ngoại quốc nhằm bảo vệ, củng cố và tăng cường năng lực cạnh tranh của họ.

Có thể nói các công ty đa quốc gia đã tái tạo hình dáng cho cơ cấu kinh tế thế giới. Trong nhiều thập niên trước đây, nền kinh tế của các quốc gia tuy có liên hệ, trao đổi lẫn nhau nhưng chưa được hợp thành “một thực thể toàn cầu”, chỉ trong hơn một thập niên cuối của thế kỷ 20, kinh tế các nước không chỉ liên hệ trao đổi mà còn đan xen, gắn kết, hòa hợp với nhau để hổ trợ thành một nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, sự biến động mạnh trong nền kinh tế của các nước đã phát triển, đặc biệt Mỹ, Nhật, Đức đều tác động sâu sắc đến từng nền kinh tế của các quốc gia khác, ngay cả đến toàn thế giới. Các thí dụ điển hình là sự sụp đổ tài chính ở Thái Lan, Indonesia năm 1997-1998 đã lôi kéo theo sự sụp đổ của các nền kinh tế khác như Đại Hàn, Malaysia, Nga… Đặc biệt trong năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chánh xuất phát từ Mỹ đã ảnh hưởng mạnh đến tất cả nền kinh tế trên thế giới, không trừ một quốc gia nào, tuy mức độ ảnh hưởng nhiều hoặc ít khác nhau ở từng nước…

(Dương Hữu Hạnh)

Quản Trị Rủi Ro Pháp Lý Trong Kinh Doanh

Giống như một cuộc trò chuyện giữa tác giả với người đọc, cuốn sách “Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh” đã biến những vấn đề pháp lý khó hiểu, khô khan, cứng nhắc thành những vấn đề dễ nắm bắt, dễ thực hiện. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các ví dụ điển hình trong từng vấn đề mà cuốn sách đề cập cùng với những bình luận ngắn gọn nhưng khá đầy đủ, khúc triết về những rủi ro pháp lý có thể gặp phải và các phương án phòng tránh rủi ro pháp lý để hướng tới thành công trong kinh doanh. Điều này thể hiện sự am tường của tác giả về các vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh và bề dày kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn pháp luật về phòng tránh và giải quyết các rủi ro pháp lý trong kinh doanh. Cuốn sách này và những tư vấn thực tế, cụ thể của tác giả sẽ giúp các bạn, đặc biệt là các nhà kinh doanh, “tuân thủ đầy đủ pháp luật nhưng vẫn đạt được mục đích của mình” – Tiến sĩ luật Nguyễn Văn Phương, Giảng viên chính – Khoa pháp luật kinh tế – Trường Đại học Luật Hà Nội.

Bí Kíp Đối Mặt & Khắc Phụ Nguy Cơ, Rủi Ro Dành Cho Lãnh Đạo

Cuốn sách được biên soạn dựa trên nội dung bài giảng với đề tài “Bí quyết vượt qua khủng hoảng” trong khuôn khổ những bài giảng đặc biệt của Học viện Softbank. Học viện Softbank là “ngôi trường” được Chủ tịch Son mở ra nhằm thu hút, tuyển mộ học viên từ trong và ngoài Tập đoàn Softbank với mục đích đào tạo lớp người kế cận.

Trong cuốn “Bí kíp đối mặt và khắc phục nguy cơ, rủi ro dành cho lãnh đạo”, qua 10 ví dụ thực tế (case study) về các tình huống khủng hoảng, Son Masayoshi sẽ trình bày, giải thích cụ thể cho chúng ta hiểu ông đã và đang làm thế nào để tìm cách vượt qua những rủi ro, nguy cơ gặp phải. Bên cạnh đó, cuốn sách còn cung cấp thêm những lời phát biểu làm chứng của các nhân vật liên quan. Ngoài ra, cuốn sách cũng chỉ ra ứng dụng của “Binh pháp Nhị Thừa của Son” trong các phương pháp vượt qua khủng hoảng.

Quản Lý Rủi Ro Kinh Doanh

Quản lý rủi ro có hiệu quả đã trở nên một chủ đề chính được đưa ra thảo luận trong những cuộc họp của hội đồng quản trị. Các công ty nhận thức rằng trong khi sự liêm chính về quản lý tài chính và tính liên tục trong kinh doanh vẫn mang tầm quan trọng cơ bản, những chủ đề này phải được xem xét song song với các rủi ro trong thực tế kinh doanh, chẳng hạn như uy tín và thương hiệu, tuyển dụng, tính khả tín của sản phẩm, sức khỏe và an toàn, tài sản trí tuệ, và chuỗi cung ứng. Các sự cố trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể hủy hoại triển vọng tạo ra giá trị và thành công trong kinh doanh.

Để quản lý rủi ro kinh doanh – và đặc biệt là trong môi trường nhiều thách thức – bắt buộc hội đồng quản trị của công ty phải được cấu trúc để thiết lập sự kiểm soát nghiêm ngặt đối với rủi ro và thực hiện báo cáo minh bạch cho các cổ đông. Việc tuân thủ một cách thụ động những luật lệ và qui định không còn là một chọn lựa đúng đắn. Cuốn sách hướng dẫn thực tế về những lĩnh vực rủi ro tiềm năng này chứa đựng lời khuyên quý báu cho các giám đốc của mọi công ty, lớn và nhỏ, cung cấp những ý tưởng căn bản cho việc quản lý rủi ro một cách tổng quát và dễ hiểu.

Chân Dung Mới Của CFO

Làm thế nào để giảm bớt khối lượng công việc và tập trung vào các vấn đề chính? Làm thế nào để giúp nhà quản trị thích ứng nhanh hơn? Làm thế nào để đầu tư nguồn lực cho những cơ hội tốt nhất? Làm thế nào để quản trị rủi ro xuyên suốt tổ chức? Làm thế nào để trở thành bộ phận tài chính tốt nhất thế giới?… Cuốn sách này sẽ phúc đáp cùng bạn tất cả những điều trên và đưa ra những hướng dẫn rõ ràng và chi tiết cho CFO đến với lối tư duy và thực hành tiên tiến trên toàn bộ những lĩnh vực liên quan đến quản trị hiệu suất.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button