Sách hay về ngoại giao, quan hệ quốc tế

Sách về ngoại giao, quan hệ quốc tế hay nhất. Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của nhiều độc giả về công tác ngoại giao và quan hệ quốc tế.

Ngoại Giao Và Công Tác Ngoại Giao

Ngoại giao là một lĩnh vực rộng lớn, công tác ngoại giao vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Do đó, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phong cách ngoại giao là rất lớn. 

Để đáp ứng nhu cầu đó, cuốn sách này giới thiệu một cách có hệ thống các nội dung của ngoại giao như: các khái niệm ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, thư tín ngoại giao, tiếp xúc ngoại giao, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, đàm phán ngoại giao, văn kiện ngoại giao, lễ tân ngoại giao v.v..

Nhà Ngoại Giao Kể Chuyện

Sau khi nghỉ hưu (năm 1998), bằng vốn kiến thức và những kinh nghiệm công tác quý báu của mình, nhà ngoại giao Võ Anh Tuấn vẫn tiếp tục cống hiến cho ngành ngoại giao. Trên cơ sở những hồ sơ tư liệu được lưu trữ từ khi còn làm việc, ông đã hệ thống hóa, biên soạn và xuất bản một số sách chuyên đề về ngoại giao như: Phong trào Không liên kết (1999), Hệ thống Liên hợp quốc (2004), Lễ tân ngoại giao thực hành (2018), Mặt trận ngoại giao miền Nam Việt Nam trong chống Mỹ, cứu nước (Nxb. Phương Đông, 2017)…

Để giúp bạn đọc tìm hiểu về những cống hiến, đóng góp của Đại sứ Võ Anh Tuấn đối với công tác ngoại giao, qua đó hiểu hơn về những năm tháng “hoạt động đối ngoại rất sôi động” của nước ta, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Nhà ngoại giao kể chuyện, trong đó ghi lại những trải nghiệm, cảm xúc, những sự kiện đặc biệt mà ông đã trải qua trong suốt thời gian công tác của mình và cũng là chặng đường vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam.

Bạn đọc, nhất là những người làm công tác ngoại giao hiện nay, có thể tìm thấy trong cuốn sách những kinh nghiệm công tác bổ ích và hiểu thêm về những giờ phút lịch sử liên quan đến vận mệnh đất nước diễn ra trên mặt trận ngoại giao. Tác giả cũng dành một phần để viết về hoạt động khuyến học sôi động trong suốt 20 năm liền (sau khi nghỉ hưu) để thể hiện sự tri ân đối với đồng bào đã cưu mang đùm bọc thầy trò ngành Giáo dục Nam Bộ kháng chiến trước kia.

Đàm Phán Ngoại Giao: Những Vấn Đề Cơ Bản

Đàm phán ngoại giao là một công việc phức tạp. Để đàm phán thành công, người đại diện cho quốc gia tham gia đàm phán phải nắm được bản chất của quá trình đàm phán cũng như những chiến lược, chiến thuật và sử dụng thành thục những kỹ năng đàm phán ngoại giao. Mặc dù sách về đàm phán thông thường đã có không ít, nhưng cho đến nay, ở nước ta chưa có một cuốn sách nào chuyên về đàm phán ngoại giao. Do vậy, cuốn sách này là một trong những nỗ lực khởi đầu về chủ đề này.

Cuốn sách này là sự đúc kết và chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau và những trải nghiệm cá nhân của chính tác giả trong gần 40 năm công tác ngoại giao.

Lý Thường Kiệt Lịch Sử Ngoại Giao Và Tông Giáo Triều Lý

Từ đời Tần, mỗi lúc có một họ thống nhất Trung Hoa, họ ấy liền nghĩ đến việc chiếm các nước nhỏ xung quanh. Tần có Nhâm Hiêu, Triệu Đà; Hán có Lộ Bác Đức đều đã đạt mục đích là diệt họ đang cầm quyền ở đất Việt.

Sau, trong khoảng độc lập hoàn toàn trở lại ở nước ta, những cuộc xâm lăng bắt đầu từ đời Tống, dưới triều Tống Thái Tông, tướng Tống tưởng lấy nước ta dễ, đã khinh cử, nên thất bại hoàn toàn bởi tay Lê Hoàn.

Lần thứ hai, dưới triều Tống Thần Tông, thế vua Tống và Tể tướng Vương An Thạch rất to, nên sự xuất quân được dự bị một cách cẩn thận và đầy đủ: quân hơn mười vạn, sửa soạn một năm, tướng tá tinh nhuệ, kế hoạch định rõ từng chi tiết.

Đáng lẽ nước ta lúc ấy bị đổi thành châu quận của Tống. May! đương thời, có một vĩ nhân cầm quyền, có đủ óc chính trị, biết kết thúc nhân tâm, có cao tài lợi dụng thời cơ, có kinh nghiệm điều binh, khiển tướng.

Bậc ấy là Lý Thường Kiệt.

Ngoại Giao Giữa Việt Nam Và Các Nước Phương Tây Dưới Triều Nguyễn (1802 – 1858)

Từ trước đến nay, những vấn đề của triều Nguyễn đã thu hút được sự chú ý của đông đảo học giả trong và ngoài nước. Riêng trong lĩnh vực ngoại giao, những đóng góp và hạn chế của triều Nguyễn trong tiến trình xây dựng đất nước trong nửa đầu thế kỷ XIX (1802 – 1858), đã và đang đặt ra nhiều vấn đề thời sự và khoa học trong nghiên cứu lịch sử nói chung và lịch sử ngoại giao nói riêng. Đã có nhiều công trình đề cập đến các vấn đề về chính sách đối ngoại dưới triều Nguyễn, quan hệ của triều Nguyễn đối với các nước nhưng cho đến nay chưa có một công trình nào đề cập một cách toàn diện và đầy đủ về những vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của triều Nguyễn trong quan hệ với các nước phương Tây.

Ngoại Giao Giữa Việt Nam Và Các Nước Phương Tây Dưới Triều Nguyễn (1802 – 1858) góp phần khôi phục lại bức tranh lịch sử ngoại giao của Việt Nam thời kỳ cận đại, đồng thời tăng cường sự hiểu biết về vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế nửa đầu thế kỷ XIX

Lịch Sử Quan Hệ Quốc Tế

Để bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu và tham khảo về lịch sử quan hệ quốc tế kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến thập niên đầu tiên của thiên niên kỷ mới, nội dung sách gồm 6 phần:

  • Phần một: Sự hình thành hệ thống lưỡng cực (1945 – 1953)
  • Phần hai: Những mâu thuẫn của hệ thống lưỡng cực: các chiến lược tiến công và sự chung sống hoà bình (1953 – 1962)
  • Phần ba: Giai đoạn đầu tiên của tình trạng ổn định trong thế đối đầu: Làm dịu tình hình và ổn định hệ thống thế giới (1962 – 1975)
  • Phần bốn: Giai đoạn thứ hai của tình trạng ổn định trong thế đối đầu
  • Phần năm: Sự sụp đổ của hệ thống lưỡng cực (1985-1996)
  • Phần sáu: Sự hình thành thế giới đơn cực (1996 – 2008)

Di Sản Hồ Chí Minh – Chúng Tôi Học Làm Ngoại Giao Với Bác Hồ

Tác giả là thế hệ cán bộ ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam. Thông qua các dịp được tiếp xúc với Bác Hồ, tác giả đã viết ra 14 câu chuyện nhỏ kể lại những bài học tâm đắc của mình trong quá trình học làm ngoại giao với Bác Hồ.

“Đốivới mọi người, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà ngoại giao kiệt xuất. Nhưng riêng đối với chúng tôi, thế hệ cán bộ ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xuất thân từ cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ còn là một bậc thầy uyên bác có một không hai.”

(Mai Văn Bộ)

Chuyện Nghề, Chuyện Nghiệp Ngoại Giao

Bằng một lối kể chuyện dung dị, nhiều khi dí dỏm, thông qua những trải nghiệm nghề nghiệp phong phú và đa dạng của mỗi người, các tác giả cuốn “Chuyện nghề, chuyện nghiệp ngoại giao” đã kể lại những câu chuyện có thật trong đời hoạt động ngoại giao của mình, không chỉ đem lại nhiều điều bổ ích cho các nhà ngoại giao trẻ mà còn giúp bạn đọc rộng rãi khám phá thêm những điều được coi là “bếp núc” của nghề ngoại giao.

Thuật Ngữ Quan Hệ Quốc Tế

Cuốn sách này gồm 100 thuật ngữ quan hệ quốc tế quan trọng liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, pháp luật, ngoại giao, được xây dựng, chắt lọc, tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu, tài liệu chuyên khảo, tham khảo giá trị trong nước và nước ngoài.

Nền Ngoại Giao Toàn Diện Việt Nam Trong Thời Kỳ Hội Nhập

Cuốn sách gồm 5 chương chính:

  • Chương I: Ngoại giao chính trị
  • Chương II: Ngoại giao kinh tế – nhiệm vụ trọng tâm của ngoại giao thời kỳ hội nhập
  • Chương III: Ngoại giao văn hóa và công tác thông tin đối ngoại
  • Chương IV: Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài
  • Chương V: Công tác xây dựng ngành.

Vài Ngón Nghề Ngoại Giao

Không chỉ là một nghề, ngoại giao còn là một khoa học và nghệ thuật. Cuốn sách đi sâu phân tích chín kỹ năng cơ bản, quan trọng trong công tác ngoại giao: nghiên cứu, đàm phán, xử lý tình huống, ngoại giao đa phương, ngoại giao phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, công tác thông tin báo chí, lễ tân ngoại giao, soạn thảo văn bản, văn kiện, nói trong ngoại giao.

Cuốn sách được xem là “cẩm nang gối đầu giường cho ” cán bộ làm công tác ngoại giao cũng như tất cả các bạn đọc mong muốn nâng cao kỹ năng ngoại giao, đàm phán trong công việc và cuộc sống.

Ngoại Giao Đa Phương Trong Hệ Thống Quan Hệ Quốc Tế Đương Đại

Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã và đang chứng kiến những chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc của tình hình thế giới và khu vực. Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu nảy sinh làm gia tăng sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Bởi vậy, ngoại giao đa phương ngày càng khẳng định mạnh mẽ vị trí là một kênh ngoại giao hữu hiệu để xử lý và giải quyết những vấn đề mang tính đa quốc gia, liên khu vực và toàn cầu.

Cuốn sách Ngoại Giao Đa Phương Trong Hệ Thống Quan Hệ Quốc Tế Đương Đại được biên soạn để góp phần cung cấp tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về ngoại giao đa phương, xu hướng và thực tiễn phát triển của kênh ngoại giao này trong những năm tới.

Qua ba chương nội dung, trên cơ sở những kiến thức cơ bản về hệ thống quan hệ quốc tế nói chung và ngoại giao đa phương nói riêng, cuốn sách đi sâu phân tích diễn biến thực tế của kênh ngoại giao này trên thế giới và Việt Nam, từ đó, dự báo xu hướng phát triển của ngoại giao đa phương trong thập niên tiếp theo và đề xuất những giải pháp mang tính định hướng chính sách cho công tác ngoại giao nước nhà.

Một Số Vấn Đề Lý Luận Quan Hệ Quốc Tế Dưới Góc Nhìn Lịch Sử

Nội dung cuốn sách tập trung bàn về quan hệ quốc tế trên phương diện lý thuyết, xác định các xu hướng vận động trong quan hệ quốc tế, tìm hiểu những điều kiện chi phối sự tương tác giữa các chủ thể, dự báo hành vi và phản ứng của chúng trong quan hệ quốc tế,…

Cuốn sách cũng phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống quốc tế, như tìm hiểu nhận thức về hệ thống quốc tế, các yếu tố tạo nên hệ thống quốc tế và khái niệm hệ thống quốc tế, trình bày các khái niệm về quyền lực, lý thuyết quyền lực, chạy đua vũ trang, nguyên nhân chiến tranh, quản trị toàn cầu,…

Vận Dụng Sáng Tạo Và Phát Triển Tư Tưởng, Nghệ Thuật Ngoại Giao Hồ Chí Minh Trong Tình Hình Mới

Cuốn sách trình bày một cách có hệ thống các cơ sở hình thành tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh; những nội dung cơ bản của tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh; sự vận dụng và phát triển sáng tạo của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước 30 năm qua.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button