Sách hay về Liên Xô

Sách về Liên Xô hay nhất. Hiểu thêm về Liên Xô và một thời kỳ đau thương nhưng đáng nhớ trong trang sử của nhân loại.

Người Xô Viết Đã Chiến Đấu Vì Điều Gì

Người Xô Viết Đã Chiến Đấu Vì Điều Gì

Sách nói về nạn diệt chủng do Đức quốc xã và đồng minh thực hiện trên những vùng lãnh thổ Liên Xô bị chiếm đóng; những kế hoạch của Đức quốc xã và việc thực hiện chúng, việc sát hại những tù binh Xô Viết và người Do Thái, nạn đói được lên kế hoạch sẵn và những chiến dịch trừng phạt; bạo lực hằng ngày chống lại thường dân.

Người Xô Viết chiến đấu vì điều gì trả lời những câu hỏi đơn giản nhưng hết sức quan trọng hiện nay. Cuộc chiến đó là gì? Tại sao sau hơn bảy thập niên, chiến thắng của nó tiếp tục quan trọng với hàng chục triệu người?

Đây là cuộc chiến tranh hủy diệt và nô dịch hàng triệu công dân Xô viết – người Nga và Do Thái, người Belarus và Ukraine. Lao động quá sức, bạo lực, đói khát, những trại tù bị đốt cháy cùng với dân làng, những con mương bất tận với thi thể những người bị hành hình. Kẻ chiếm đóng không nương tay cả với trẻ sơ sinh lẫn phụ nữ, người già.

Đây không phải chuyện tình cờ, không phải sự điên rồ và khát máu, đây là một hệ thống được thiết kế sẵn để hủy diệt và nô dịch nhân dân đất nước chúng tôi.

Trước mắt các bạn là quyển sách nhắc nhở, dựa trên các tài liệu của Ủy ban quốc gia đặc biệt điều tra tội ác của những kẻ xâm lược phát xít Đức, tư liệu của phiên tòa Nurnberg, vô số bằng chứng của những của những người chứng kiến từ cả hai phía.

Một quyển sách đã được hàng chục ngàn người đọc. Một quyển sách mà mỗi người nên đọc.

Stalingrad – Trận Chiến Định Mệnh

Stalingrad – Trận Chiến Định Mệnh

Cuộc chiến Stalingrad là một tấm bản lề khép mở hai giai đoạn của Thế chiến thứ hai. Với việc chiếm đóng Stalingrad, Đế chế thứ 3 lên đến đỉnh cao chiến thắng, nhưng cũng từ đây, sau khi bị Hồng quân Liên Xô đẩy lùi, đội quân của Đức Quốc xã bắt đầu tuột dốc không thể cứu vãn. Antony James Beevor, tác giả Stalingrad, đã chọn trận đánh có vị trí đặc biệt này để mang đến một điểm nhìn về Thế chiến thứ hai. Cách của tác giả là zoom to hết mức để các phần nhỏ của bức tranh hiện lên chi tiết đến mức khủng khiếp.

Mỗi chương, mỗi phần là những cảnh quay chân thực đến rợn người. Cảnh đổ nát sau hoang tàn một trận đánh. Những xác chết chất đầy thối rữa. Những cái chết phi lý của những người lính trẻ măng ở cả hai chiến tuyến, những cái chết dần trong đau đớn thể xác vì bệnh tật, vì chấy rận, vì đói rét, vì cả tê liệt bởi bị đối phương tra tấn về mặt tinh thần; những người thương binh cả Đức Quốc xã, cả Hồng quân, bị bỏ lại trong băng tuyết để chờ đợi cái chết thảm khốc; những bệnh viện bốc mùi hôi thối cùng những tiếng gào thét đau đớn như thể trong “Địa ngục” của Dante. Như hình ảnh một người lính đã nghĩ đến khi quan sát đống đổ nát quanh anh: “Tại nơi này, một lời Phúc âm thường chạy qua đầu tôi: Không một hòn đá nào còn tồn tại sau tất cả. Ở đây, đó là sự thật.” Còn đây là cảnh cuối của trận đánh: “Giờ đây Stalingrad trông chẳng khác gì một nắm xương đen bị cháy trụi. Thứ duy nhất còn tồn tại là chiếc đài phun nước có tượng các em bé nhảy múa xung quanh. Có vẻ như đây là một kỳ tích sau khi hàng nghìn trẻ em đã bỏ mạng trong các đống đổ nát quanh thành phố này.”

Nhưng đâu đây giữa cảnh tàn nhẫn của chiến tranh đó, vẫn le lói những câu chuyện cảm động. Nỗi nhớ nhà da diết của những người lính ở cả hai chiến tuyến, trong thời khắc đối diện với cái chết. Những bức thư, dẫu bị các cơ quan kiểm duyệt cắt xén, vẫn không che dấu được nỗi tuyệt vọng cay đắng. “Anh thường tự hỏi mình,” một Trung úy Đức viết cho vợ, “tất cả việc này là vì cái gì. Loài người điên dại cả rồi sao?”. Và đây là lá thư người lính Đức gửi cho gia đình khi nằm trong boongke chờ thời khắc của cái chết: “Điều duy nhất còn lại với anh là nghĩ về em và hai con”. Đó là điếu thuốc lá chia nhau ngày Giáng sinh đen tối trên chiến trường, tiếng đàn piano của Bác sĩ Kurt Reuber, bức tranh người mẹ đang âu yếm hôn con trên chiến trường đổ nát khiến những người lính phải bật khóc …

Giữa hàng ngàn cuốn sách viết về Thế chiến thứ hai, có lẽ, sức hút đặc biệt của Stalingrad là ở những nốt trầm đặc biệt đó. Không mô tả trận chiến như một bản anh hùng ca, không ngợi ca, không tô vẽ, không tập trung quá nhiều vào những khía cạnh bề nổi; ở đây, mỗi con số, tư liệu, bức hình, lá thư… chứa sức nặng hơn tất cả những lời bình luận. Và nhân vật chính không phải là phe Đức Quốc xã, cũng không phải là phe Hồng quân Liên Xô, mà là con người. Hàng vạn phụ nữ, trẻ em, hàng vạn người lính trẻ vô danh đã ngã xuống trên cả hai chiến tuyến. Những thanh niên đẹp đẽ, măng tơ, non nớt, những con người vô tình vướng vào giấc vĩ cuồng của những kẻ độc tài, để rồi bị đẩy vào cảnh địa ngục giết chóc lẫn nhau mà ở đó cái chết thậm chí là cả một sự giải thoát. Chiến tranh, mãi mãi là hoàn cảnh phi nhân tính khủng khiếp mà con người một khi bị đẩy vào không thể tránh được sự phân rã về đạo đức.

Một cuốn sách chân thực và thảm khốc về chiến tranh như thế đồng thời cũng là một cách đặt vấn đề nghiêm túc về hòa bình cho con người.

Lời Nguyện Cầu Chernobyl (Biên Niên Sử Của Tương Lai)

Lời Nguyện Cầu Chernobyl (Biên Niên Sử Của Tương Lai)

Lời nguyện cầu Chernobyl có thể được coi là một bản dịch mới so với ấn bản Lời nguyện cầu từ Chernobyl cũng do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành năm 2016. Chính tác giả Svetlana Alexievich đã chỉnh sửa, bổ sung đáng kể cho tác phẩm phi hư cấu đặc biệt này: Bà bổ sung một chương tác giả tự phỏng vấn bản thân và phần “Thay cho lời kết” cùng một số câu, đoạn trong các cuộc độc thoại; đồng thời cũng thay đổi hầu hết tên những cuộc độc thoại trong tác phẩm. Lời nguyện cầu Chernobyl ra mắt dựa trên tinh thần trung thành hết mức có thể với nguyên tác và phần cập nhật đầy đủ – là tâm huyết của hai dịch giả Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Bích Lan.

Lựa chọn Svetlana Alexievich là tác giả nhận giải Nobel Văn chương năm 2015, Viện Hàn lâm Thụy Điển nhận định rằng: “Svetlana Alexievich được trao giải vì những trang viết đa dạng về giọng điệu, một biểu tượng mẫu mực về sức chịu đựng và lòng can đảm trong thời đại của chúng ta.”

Trong số những tác phẩm đáng giá của bà, có thể nhắc tới Lời nguyện cầu Chernobyl như một thí dụ tiêu biểu cho thể loại phi-hư cấu song lại giàu sức lay động không thua kém một sáng tác văn chương có giá trị nào.

Tờ Publishers Weekly coi Lời nguyện cầu Chernobyl là “cuộc chiếu X quang tâm hồn Nga”, trong đó, tác giả đã kiên trì và thầm lặng thực hiện những cuộc phỏng vấn với 500 nhân chứng có liên quan tới thảm họa nhân loại tàn khốc này: lính cứu hỏa, đội cứu hộ, chính trị gia, nhà vật lí, nhà tâm lí và những thường dân. Nhìn từ góc độ chính trị, “có lẽ không phải cuộc cải tổ của Gorbachev, Chernobyl mới chính là nguyên nhân thực sự khiến Liên bang Xô viết sụp đổ” (Political Affairs). Nhìn từ lăng kính xã hội, đây là thành quả gom nhặt hơn 10 năm những nỗi đau “tàn khốc và dữ dội” (New York Times Book Review) khiến cả thế giới một lần nữa phải bàng hoàng.

Có lẽ Alexievich đã quyết tâm truyền đi Lời nguyện cầu Chernobyl không phải ở tư cách một nhà báo hay nhà văn, mà trước hết ở tư cách một người Belarus ghi chép về “sự sống và cái chết của đồng bào mình” (The Nation). Chính vì vậy, không khó hiểu khi bà khơi sâu được “cảm giác lặng đi chẳng nói nên lời, cái ‘khôn tả’, tính anh hùng và niềm đau thương” (The Telegraph).

Thép Đã Tôi Thế Đấy

Thép Đã Tôi Thế Đấy

Thép Đã Tôi Thế Đấy không phải là một tác phẩm văn học chỉ nhìn đời mà viết. Tác giả sống nó rồi mới viết nó. Nhân vật trung tâm Pa-ven chính là tác giả: Nhi-ca-lai A-xtơ-rốp- xki. Là một chiến sĩ cách mạng tháng Mười, ông đã sống một cách nồng cháy nhất, như nhân vật Pa-ven của ông. Cũng không phải một cuốn tiểu thuyết tự thuật thường vì hứng thú hay lợi ích cá nhân mà viết. A-xtơ-rốp-xki viết Thép Đã Tôi Thế Đấy trên giường bệnh, trong khi bại liệt và mù, bệnh tật tàn phá chín phần mười cơ thể.

Chưa bao giờ có một nhà văn sáng tác trong những điều kiện gian khổ như vậy. Trong lòng người viết phải có một nhiệt độ cảm hứng nồng nàn không biết bao nhiêu mà kể. Nguồn cảm hứng ấy là sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ cách mạng bị tàn phế, đau đớn đến cùng cực, không chịu nằm đợi chết, không thể chịu được xa rời chiến đấu, do đó phấn đấu trở thành một nhà văn và viết nên cuốn sách này. Càng yêu cuốn sách, càng kính trọng nhà văn, càng tôn quí phẩm chất của con người cách mạng.

Hãy đọc Thép đã tôi thế đấy để biết từng có một thời người ta sống:

“Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người…”

Liên Xô và Việt Nam trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất

Liên Xô và Việt Nam trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất

Cuốn sách “Liên Xô và Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất – Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954” – bản tiếng Việt dày 900 trang, giới thiệu gần 200 tài liệu, hình ảnh được tập hợp từ các cơ quan lưu trữ quốc gia của Việt Nam và Liên bang Nga, gồm những văn kiện, văn bản, thư từ, thông báo, biên bản, nội dung các bản điện đàm… về Hội nghị Geneve cũng như phong trào quốc tế và cộng sản ủng hộ hòa bình tại Đông Dương và tình hình Việt Nam bắt đầu từ năm 1950 cho đến thắng lợi tại Hội nghị Geneve năm 1954.

Cuốn sách cung cấp những thông tin, tài liệu có giá trị không chỉ đối với các nhà nghiên cứu về Hội nghị Geneve năm 1954, về lịch sử quan hệ quốc tế mà còn với tất cả những ai quan tâm đến lịch sử quan hệ hai nước Việt Nam và Liên bang Nga. Cuốn sách được biên soạn, xuất bản là minh chứng cho sự nỗ lực của các cơ quan lưu trữ, cơ quan văn hóa hai nước đóng góp vào mối quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam – Liên bang Nga.

Đứa Trẻ Thứ 44

Đứa Trẻ Thứ 44

Matxcơva một ngày tháng Hai…

Thanh tra Leo Demidov nhận được thông tin có một vụ án mạng xảy ra trên đường ray, một đứa trẻ hơn bốn tuổi bị lột trần, mổ ruột, miệng nhét đất. Mọi lời khai đều xác thực đây đơn thuần chỉ là một tai nạn thảm khốc. Sự việc tưởng đã lắng lại, cho tới khi Leo tình cờ phát hiện ra, bên ngoài phạm vi Matxcơva, còn có rất nhiều cái chết thương tâm và bí ẩn như thế. Không thể công khai điều tra, Leo – với sự sát cánh của người vợ – từng bước vén tấm màn đen tối đã che đậy cái chết của những đứa trẻ trên khắp đất nước, cùng lúc ấy quá khứ của anh cũng được hé lộ, và con người anh lần đầu tiên hiện ra chân thật ngay cả với chính anh.

Kịch tính, dữ dội, đôi lúc đến cường điệu, Đứa trẻ thứ 44 là một trong số không nhiều câu chuyện trinh thám có khả năng gây xúc động ngay cả với những người ít quan tâm đến thể loại này nhất. Không chỉ là hành trình đi tìm sự thật đằng sau những kỳ án, nó còn là hành trình tìm lại chính mình của cá nhân, là câu chuyện về tình yêu và gia đình, và trên hết thảy, là lời khẳng định khó khăn nhưng quả quyết về chiến thắng cuối cùng của niềm tin vào công lý và lương tâm con người. Bộ phim dựa trên tiểu thuyết này dự kiến sẽ phát hành trong năm 2014.

Nhận định

“Một tác phẩm đầu tay xuất sắc.”- San Diego Union-Tribune

“Cốt truyện thông minh, đầy kịch tính tâm lý.”- Wall Street Journal

“Đứa trẻ thứ 44 báo hiệu tài năng và đẳng cấp của người viết nên nó hay từ những trang đầu tiên.”- Raymond Khoury, tác giả Nhật ký bí mật của Chúa

“Tom Rob Smith đã kể một câu chuyện nhân bản mạnh mẽ với sự mạch lạc đáng ngưỡng mộ và nhịp độ xuất sắc.”- Mail on Sunday

Quần đảo Gulag

Quần đảo Gulag

Cuốn sách viết về hệ thống ngục tù Gulag của Liên Xô, khắc nghiệt và kinh khủng. Đây là lần đầu tiên cả thế giới biết được sự thật của hệ thống cải tạo lao động bắt buộc này của Liên Xô, hệ thống chuyên dành cho những người bất đồng chính kiến.

Sau năm 1989, cuốn sách được xuất bản rộng rãi ở Nga, và hiện tại được đưa vào danh sách bắt buộc phải đọc của học sinh Trung học Nga.

Bác Sĩ Zhivago

Bác Sĩ Zhivago

Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago được Pasternak viết xong năm 1956, nhưng do nội dung không thích hợp với đời sống văn học, chính trị Liên Xô lúc bấy giờ, nên đã bị Viện Văn học Moskva và Hội Nhà văn Liên Xô kịch liệt phản đối, các nhà xuất bản ở Liên Xô từ chối xuất bản, còn bản thân Pasternak bị Hội Nhà văn Liên Xô kịch liệt lên án, đả kích.

Dù không được xuất bản trong nước và bị lên án dữ dội, nhưng tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago vẫn tìm được đường đến với độc giả các nước phương Tây. Năm 1957, bản thảo truyện được in thành sách tiếng Nga tại Ý. Năm sau có ấn bản tiếng Ý và tiếng Anh. Pasternak nhờ đó mà được đề nghị nhận giải Nobel văn chương năm 1958, nhưng chính quyền Xô viết bấy giờ ép ông phải từ chối nhận giải thưởng này. Mãi đến 1988, tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago mới được cho in và xuất bản tại Nga.

Cho đến tận ngày nay, Bác sĩ Zhivago vẫn được xem là cuốn tiểu thuyết gây sóng gió bậc nhất, là tác phẩm văn học điển hình nhất của cuộc chiến tư tưởng giữa hai siêu cường thời Chiến tranh lạnh.

Đời Tôi – Hồi Tưởng & Suy Ngẫm

Đời Tôi – Hồi Tưởng & Suy Ngẫm I

Có hai nhân vật giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nên diện mạo nước Nga và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ như hiện nay là Gorbachev và Boris Yeltsin. Mikhail Sergeevich Gorbachev sinh ngày 2/3/1931. Ông là nhà lãnh đạo Liên bang Xô viết từ năm 1985 tới năm 1991. Những nỗ lực thực hiện cải cách của ông đã góp phần chấm dứt Chiến tranh Lạnh, nhưng cũng làm quyền uy tối cao của Đảng Cộng sản Liên Xô kết thúc và làm tan rã Liên bang Xô viết. Nhưng ông cũng lại được nhận giải Nobel Hòa bình năm 1990.

Cuốn sách này có thể được xem như lời tường thuật của Gorbachev về cuộc đời đầy biến động của ông. Đó là những năm tháng trai trẻ, những kỷ niệm cá nhân với người vợ thân yêu Raisa, những hành trình gắn liền với công cuộc xây dựng đất nước cùng bao khó khăn vấp váp gặp phải.

Thời thơ ấu của ông gắn liền với làng quê Stavropol, với nạn đói, với những năm tháng chiến tranh ác liệt. Rồi sau đó là tuổi trẻ dưới mái trường đại học, nơi ông gặp người vợ Raisa. Thông qua các trang viết, ông cũng cung cấp rất nhiều thông tin để độc giả hiểu thêm về văn hóa, sắc tộc, lịch sử, địa lý của nước Nga và các vùng lân cận.

Trên con đường chính trị, nhất là ở cương vị nhà lãnh đạo cao nhất của Liên Xô, ông cũng thể hiện mình là một nhà lãnh đạo có tư duy đổi mới, với nhiều suy tư trăn trở về con đường cải cách và phát triển đất nước, cũng như nhiều vấn đề vĩ mô của thế giới. Dù chỉ là những nhận định chủ quan, nhưng thông điệp của ông không khỏi khiến độc giả phải suy ngẫm.

Chiến Tranh Và Hoà Bình

Chiến Tranh Và Hoà Bình

“CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH” – đại tiểu thuyết của đại văn hào Lev Tolstoy – sớm vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ để được thế giới thừa nhận là thiên tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời đại bởi những vấn đề lớn lao của cả nhân loại hiện lên sinh động và xúc động qua từng từ, từng câu bởi ngòi bút nghệ thuật trác việt của tác giả.

“CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH” đã có ảnh hưởng lớn lao đối với sự phát triển của văn học Xô Viết và Tây Âu nói riêng, văn học thế giới nói chung. Bởi từ khi ra đời tới nay, bộ tiểu thuyết đã được xuất bản hàng nghìn lần bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.

Cuộc Chiến Đi Qua

Cuộc Chiến Đi Qua

Lịch sử vùng đất Bắc Kavkaz, kể từ khi chính quyền Xô viết được thành lập tại đây vào năm 1924 và tan vỡ hoàn toàn vào năm 1995, đã được tác giả Kanta Ibragimov tái hiện thông qua hình tượng nhân vật chính lấy từ nguyên mẫu cuộc đời đầy thăng trầm và sóng gió của ông nội tác giả, nhưng được thể hiện dưới góc nhìn mới, chân thực và khách quan hơn so với dòng văn học Xô viết trước đây.

Tác phẩm có sức bao quát rộng lớn và thông qua đó, người đọc có thể cảm nhận một cách đầy đủ và chân xác về bản anh hùng ca cùng những tấn bi kịch tại Chechnya và các vùng đất khác nhau trên lãnh thổ rộng lớn của Liên bang Xô viết trước đây.

Nghệ Nhân Và Margarita

Nghệ Nhân Và Margarita

“M.Bulgakov – Bản thảo không bị cháy

Từng chương, từng trang sách, đều ẩn chứa trong đó những hàm ý triết học được “phổ” vào ngay cả những sự kiện xoàng xĩnh, khôi hài đến thảm hại của một hiện thực rã nát trong thế giới văn nhân. Và toàn thể tiểu thuyết là một tuyên ngôn nghệ thuật mà cho đến ngày nay các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục khám phá không ngưng nghỉ.

Nghệ Nhân là nhà văn vừa hoàn thành tiểu thuyết, viết về hai nhân vật Lesua và Ponti Pilat: Một là nhà triết học lang thang và một là quan tổng trấn quyền uy. Lesua đã bị gài bẫy, bị bắt và bị hành hình vì những rao giảng của mình. Cái chết của Lesua đã trở thành nỗi ám ảnh kéo dài suốt hai nghìn năm, không để cho Ponti Pilat được yên, bởi quan tổng trấn đã không thể “cứu” được Lesua khỏi án chết, như ước muốn bí mật chỉ riêng ông biết.

Số phận của Nghệ Nhân cũng không hề may mắn hơn: Tác phẩm của anh bị nguyền rủa và khai tử bởi các đồng nghiệp ngay từ lúc chưa công bố, dẫn đến việc anh bế tắc, tuyệt vọng, tự đốt bản thảo và tìm đến nhà thương điên, trốn chạy cả tình yêu định mệnh của Margarita…

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button