Sách hay về con đường tơ lụa

Sách về con đường tơ lụa hay nhất. Những khám phá, tư liệu và dẫn chứng sống động về con đường tơ lụa, nơi mang vị thế quan trọng về mặt thương mại, chính trị và kinh tế.

Trên Con Đường Tơ Lụa Nam Á

Trên Con Đường Tơ Lụa Nam Á

…Con đường tơ lụa còn được gọi là con đường Đông – Tây với nhiều ý nghĩa sâu xa bởi không chỉ tơ lụa mà trên con đường đó còn hình thành việc giao thương các mặt hàng quý giá lúc bấy giờ, những nền tôn giáo và văn hóa hòa quyện vào nhau. Không chỉ có ý nghĩa về mặt thương mại, con đường tơ lụa còn có ý nghĩa về mặt quân sự khi các hoàng đế La Mã, các vị vua Hồi giáo, triều đại nhà Đường Trung Quốc, đế chế Ba Tư và Ottoman, Thành Cát Tư Hãn, vương triều Mughal đều sử dụng con đường Đông – Tây để cất vó ngựa chinh yên của mình trong việc mở mang bờ cõi.

…………….

Con đường ấy bây giờ có khi cũng đã biến mất, lúc lại bị chia năm xẻ bảy ra nhiều khúc khác nhau bởi các con đường nhựa hiện đại, hoặc có khi chỉ là con đường đất hoang tàn xơ xác… trên nhiều quốc gia khác nhau. Nhưng khi được bước chân đi trên những con đường ấy, lòng tôi luôn rộn ràng như tuổi 13 và cứ mơ màng xa xôi về hình ảnh đoàn thương gia với lạc đà cùng với túi hàng gồ ghề trên lưng băng qua cái nắng, cái gió hay cái lạnh thấu xương của sa mạc hoang vu rộng lớn để đến Istanbul, Rome và Venice. Họ đã cất tiếng ca ú a ú ờ để xua đi nỗi nhớ nhà, quyết tâm đến được những vùng đất mới lạ khi năm tháng dần trôi qua trên những cung đường quanh co có khi chạy cuốn hút vào những dãy núi xa mờ lẫn vào trong chân mây…

Những Con Đường Tơ Lụa

Những Con Đường Tơ Lụa

“Những Con đường Tơ lụa này có vai trò là hệ thần kinh trung ương của thế giới, kết nối các dân tộc và địa điểm với nhau, nhưng nằm dưới lớp da, mắt thường không nhìn thấy được. Giống như môn giải phẫu học giải thích cơ thể vận hành ra sao, hiểu được những kết nối này cho phép chúng ta hiểu được thế giới vận hành ra sao. Dẫu vậy, bất chấp tầm quan trọng của khu vực này trên thế giới, nó đã bị lãng quên trong lịch sử chủ lưu. Một phần nguyên do là điều vẫn được gọi là “Đông phương luận” – một quan điểm trịch thượng và hết sức tiêu cực về phương Đông, coi đó như một vùng kém phát triển và thấp kém hơn so với phương Tây, bởi thế không đáng để nghiên cứu nghiêm túc.

Nhưng nó cũng có nguyên do từ thực tế là câu chuyện quá khứ đã bị ngự trị và được xác lập vững chắc tới mức không còn chỗ cho một vùng đất từ lâu đã bị coi là bên lề câu chuyện về sự vươn lên của châu Âu và xã hội phương Tây.” – Peter Frankopan.

Con Đường Tơ Lụa Mới – Hiện Tại Và Tương lai Của Thế Giới Mới

Con Đường Tơ Lụa Mới – Hiện Tại Và Tương lai Của Thế Giới Mới

Con đường Tơ lụa mới: Hiện tại và Tương lai của thế giới, tên tiếng Anh là The New Silk Roads: The Present and Future of the World của tác giả bán chạy theo danh sách của Sunday Times – Peter Frankopan – là phần hiện tại và tương lai của thế giới, nối tiếp sau phần về lịch sử thế giới được trình bày trong tác phẩm trước đó của ông có tên The Silk Roads: A New History of the World (Những con đường tơ lụa: Lịch sử mới về thế giới)).

Frankopan chia nội dung sách thành 5 phần, gồm:

  • Những con đường dẫn tới phương Đông
  • Những con đường dẫn tới trung tâm thế giới
  • Những con đường dẫn tới Bắc Kinh
  • Những con đường dẫn tới đối đầu
  • Những con đường dẫn tới tương lai

Con Đường Tơ Lụa Trên Biển – Cho Thế Kỷ XXI Của Trung Quốc Và Đối Sách Của Việt Nam

Con Đường Tơ Lụa Trên Biển – Cho Thế Kỷ XXI Của Trung Quốc Và Đối Sách Của Việt Nam

Từ năm 2013 đến nay, trong nhiều hội nghị quốc tế, cuộc gặp lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo Trung Quốc luôn nhắc tới sáng kiến “Một vành đai, một con đường”. Trước tình hình như vậy, phản ứng của các nước nằm trên con đường, vành đai này cũng rất khác nhau.

Trung Quốc là cường quốc mới nổi về kinh tế và quân sự ở khu vực và trên thế giới, sáng kiến mang tính chiến lược lớn như “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa và Con đường tơ lạu trên biển thế kỷ XXI” của Trung Quốc có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn khu vực, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam có chung biên giới trên bộ và vùng tiếp giáp biển, hiện đang có một số tranh chấp về chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc, do đó hầu như tất cả phát triển mới trong chính sách đối ngoại, đặc biệt là chính sách phát triển ra biển của Trung Quốc, đều có ảnh hưởng đến Việt Nam.

Tìm Lại Con Đường Tơ Lụa Trên Biển Đông

Tìm Lại Con Đường Tơ Lụa Trên Biển Đông

Tìm lại con đường tơ lụa trên biển Đông là cuốn sách thứ hai của nhà báo Nguyễn Huy Minh. Cuốn sách là tập hợp từ nhiều bài viết trước đây của anh và đề cập đến nhiều vấn đề. Qua cuốn sách này, chúng ta sẽ được thấy một đất nước Việt Nam mang trong mình lịch sử ngàn năm mở đất và mở nước. Mở đất là cương thổ, mở nước là biên đảo và còn có cả những chuyến hải trình vạn dặm của tổ tiên ta mà các bảo vật khai quật được từ những con tàu đắm dưới đáy Biển Đông đã phần nào nhắc lại nghị lực phi thường ấy.

Cuốn sách được tác giả chia thành 3 phần:

  • Phần 1: Khát quát một cách rõ nét chân dung những nhà văn, nghệ sĩ, giáo sư… cùng những lời tự sự, kể chuyện bình dị của những con người giàu lòng nhiệt huyết với quê hương, với nghề nghiệp, với con người Việt Nam. (Tự sự của Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Ba anh em họ Mai và một lối ứng xử quyền lực, Thiếu tướng Phạm Đức Chấn…)
  • Phần 2: Tuyển tập những bài báo, bài viết về văn hóa người Việt trong thời kỳ dựng nước. (Trống đồng Ngọc Lũ, Môn hạ sảnh ấn, Ngọc tỉ truyền quốc triều Nguyễn…)
  • Phần 3: Những bài viết về văn hóa, chính trị, quân sự hiện đại của người Việt với bạn bè quốc tế. (Giấc mơ siêu cường số 1 của Trung Quốc, Biển Đông – tâm điểm của thế giới tương lai, Tìm lại con đường tơ lụa trên Biển Đông…”

Khi đọc tập phóng sự – ký sự “Kimono trong rừng thẳm”, tôi cho rằng cuốn sách này như được viết nên bằng một lối kể chuyện giản dị mà đầy lôi cuốn về những vùng đất mà nhà báo Nguyễn Huy Minh đã đi qua. Cầm trên tay bản thảo cuốn sách mới “Tìm lại con đường tơ lụa trên biển Đông”, tôi có đôi chút băn khoăn. Đây không phải là lối viết phóng sự – ký sự quen thuộc như trong cuốn sách trước đó, mà được chuyển tải bằng các thể loại khó khác của báo chí: phỏng vấn, chân dung, bình luận… Nhưng dù được sử dụng thể loại báo chí nào thì vẫn là một lối kể chuyện giản dị mà đầy lôi cuốn, lấp lánh trong đó niềm kiêu hãnh và tình yêu thương quê hương Việt Nam mình.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

Marco Polo Du Ký

Marco Polo Du Ký

Hiện nay Marco Polo được nhiều người coi là một trong những du hành gia vĩ đại nhất, mặc dầu rằng những người thời ông chỉ coi ông như một người biết kể chuyện dí dỏm tài tình, còn những câu chuyện của ông là những chuyện hoang đường, viễn tưởng. Cũng cần lưu ý rằng, một số đoạn trong những câu chuyện của ông và cùng với sự hiện diện của ông tại triều đình Trung Quốc đều không được nhắc tới trong sử sách Trung Hoa. Cũng vì thế mà nhiều người đã tỏ ý nghi ngờ về tính trung thực cho những chuyến du hành của ông.

.. Trong 24 năm chu du ở châu Á và không ngừng góp nhặt thông tin, ông nghiên cứu những con người từ vị vua chuyên chế đến người thợ thủ công bình thường nhất, từ những thể chế chính trị đến các tín ngưỡng tôn giáo, không những các thành phố, các đền đài và các ngành thủ công mà còn những phong cảnh cây cối, những tài nguyên thiên nhiên cho đến đất đai và khoáng sản.

Không có gì vượt ra khỏi tầm nhìn của ông, từ lục địa mênh mông, nơi mà các chủng tộc, các niềm tin và các ngôn ngữ chồng chéo vào nhau; từ môi trường thuận lợi phong phú, nơi sản sinh những hoa quả chưa ai biết và những thứ gia vị như đinh hương, hạt tiêu, củ gừng, những thứ đã làm cho những người đi chinh phục phải mơ ước thèm thuồng; từ những lớp đất sâu đang chứa đựng những tài nguyên không sao kể xiết: vàng, bạc, đá quý, than đá, dầu lửa và amiant. Đó là một bức tranh tuyệt vời về châu Á thế kỷ XIII.

Các cuộc du hành của Marco Polo cùng với gia đình ông đã kéo dài trên hai chục năm. Sau khi trở về, Marco Polo đã bị bắt trong trận thủy chiến trên biển xảy ra giữa Venezia và Genova. Bị giam trong tù, ông đã kể lại các chuyến du hành của mình cho người bạn cùng bị giam là Rustichello da Pisa, và sau đó hai người đã gộp các truyện vào cuốn Il Milione nói ở trên.

Độc Hành – Những Khám Phá Giá Trị Và Kỳ Lạ Trên Con Đường Tơ Lụa

Độc Hành – Những Khám Phá Giá Trị Và Kỳ Lạ Trên Con Đường Tơ Lụa

Bạn đã từng thấy đâu đó hình ảnh đoàn người cùng lạc đà thồ những kiện hàng nhẫn nại vượt biển cát mênh mông được thể hiện qua thơ, tranh ảnh, nhữngcâu chuyện thần thoại, những vở diễn trên sân khấu hay kịch bản điện ảnh chưa? Đó chính là sự biểu trưng hoàn hảo cho con đường huyền thoại xa xưa. Sau hai tháng dọc theo Con đường tơ lụa, tôi đã có những trải nghiệm đáng nhớ trong đời. Từ Kuwait, Iran của “vùng đất lửa” Trung Đông đến những đất nước gần như biệt lập ở Trung Á như Turkmenistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, và hàng loạt các điểm đến xa xôi mà đoàn thương nhân năm xưa đã phải trải qua với biết bao nhiêu câu chuyện huyền bí, ly kỳ. Và tôi, cũng trên Con đường tơ lụa năm nào, đã lang thang qua bao nhiêu làng mạc, thị trấn heo hút không bóng người, tận mắt chứng kiến những công trình kiến trúc cổ có tuổi đời hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm, may mắn tham dự những lễ hội truyền thống của địa phương, được đắm mình với cuộc sống cư dân bản địa ở Trung Đông hay khắp các nẻo đường Trung Á. Quyển sách ra đời sau chuyến đi mười tháng, trong đó có bốn tháng tôi phải miệt mài vẫy bút để lưu lại những kỷ niệm tuyệt vời trong hành trình ấy.

Quyển sách không viết theo kiểu tư liệu nghiên cứu lịch sử mà là quyển sách về du ký. Hành trình của chuyến đi sẽ được đúc kết thành những câu chuyện thông qua cảm xúc, nhận định về các vùng đất nằm trên vành đai Con đường tơ lụa. Tuy nhiên lịch sử lại là yếu tố quan trọng tạo nên sự biến đổi về văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán, kiến trúc và kể cả con người từng chịu ảnh hưởng bởi con đường giao thương cổ này và tôi đã sử dụng một số tư liệu lịch sử để người đọc dễ dàng hình dung hơn.

Thông tin lịch sử được tôi ghi chép lại trong quá trình trò chuyện cùng các nhân vật, những tài liệu thu thập trên internet và những so sánh, nhận định và nhận xét mang tính chủ quan. Nếu các bạn chưa có dịp đặt chân trên Con đường tơ lụa, hãy tìm một điểm tựa và cùng tôi phiêu lưu qua những trang sách này. Ở đó, có những câu chuyện trải nghiệm về cuộc sống con người, về vùng đất qua nhiều đổi thay từ những thăng trầm của lịch sử và trên hết là những thử thách của bản thân trong suốt hành trình khám phá đơn độc. Những câu chuyện du ký của một lữ khách Việt đi tìm dấu vết lạc đà trên Con đường tơ lụa lẫy lừng trong quá khứ.

Giấc Mộng Châu Á Của Trung Quốc

Giấc Mộng Châu Á Của Trung Quốc

Giấc mộng châu á là một phần của “giấc mộng trung quốc” do tập cận bình khởi xướng, được hiện thực hóa bằng “sáng kiến vành đai và con đường” (nhất đới nhất lộ) hay “con đường tơ lụa mới” để tăng cường kết nối trong khu vực. Trên đất liền, ”vành đai” xây dựng cơ sở hạ tầng đường vận tải và các hành lang công nghiệp mới, kết nối trung quốc với trung á, sang tận châu âu và trung đông. Trên biển, ”con đường tơ lụa” thiết lập hải cảng và tuyến mậu dịch mới xuyên qua biển đông và ấn độ dương. Sáng kiến này được hỗ trợ bằng nguồn lực tài chính hùng mạnh từ các ngân hàng chính sách nội địa và thông qua các định chế tài chính quốc tế mới do trung quốc đứng sau, ví dụ như ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu á (aiib).

Tác giả với lối kể hấp dẫn, thu thập dữ liệu nghiên cứu một cách chuyên nghiệp để tập hợp nên cuốn sách này. Ông cũng đi gặp gỡ các chính khách, chuyên gia nghiên cứu của các nước campuchia, việt nam, ấn độ, sri lanka, trung quốc để có thêm những dữ liệu ít được trao đổi công khai trên truyền thông. Vì thế giấc mộng châu á vừa có dáng dấp của một tập tư liệu đầy đặn, vừa có sự hấp dẫn của những phân tích chuyên sâu, thẳng thắn…

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button