Sách hay về kinh tế Nhật Bản

Sách về kinh tế Nhật Bản hay nhất. Hiểu thêm về nền kinh tế Nhật Bản, với vị thế vững mạnh, nguồn vốn dồi dào, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại và hiệu quả.

Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại

Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại

“Nhật hoàng Hirohito là người quảng giao. Ông có bạn bè thuộc nhiều tuýp người khác nhau và có những người trong số họ thích viết về ông một cách thẳng thắn. Ông là người kín tiếng, đôi khi với ông những lời hùng biện nhất chính là không nói gì cả. Là người của công chúng, ông đã học được cách thận trọng khi nói về những vấn đề riêng của mình. Những tác phẩm có bút tích của ông để lại không nhiều. Nhưng chúng cho chúng ta thấy được tâm tư tình cảm của ông và giúp chúng ta hiểu được phản ứng của ông trước những sự kiện trọng đại đã trải qua trong đời.

Sự thật là trong các dịp lễ tiết quan trọng, ông có sáng tác những bài thơ waka (hòa ca) theo phong cách của ông nội Nhật hoàng Minh Trị. Tất cả khoảng hơn 860 bài, hầu hết được viết sau năm 1945 và đã được xuất bản. Nhưng ông không cho xuất bản bất kỳ hồi ký nào của mình và thường chỉ bày tỏ chính kiến hoặc dự định của mình thông qua những người khác, mà những người này lại cho rằng thật là bất kính và không thích hợp chút nào nếu một thần dân Nhật Bản viết bài chỉ trích Nhật hoàng của mình.

Tác phẩm này cố gắng nghiên cứu một cách chính xác các sự kiện và các hệ tư tưởng, cho dù sâu sắc hay chỉ thoáng qua, đã ảnh hưởng đến ông, với tư cách là Nhật hoàng và với tư cách là một con người.

Về cơ bản, tôi dành nhiều phần viết về toàn bộ cuộc đời của Hirohito, về tầm ảnh hưởng của ông, lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ nhân vật lịch sử nào khác của Nhật Bản, người đã mang đến cho Nhật Bản các mối quan hệ rộng lớn hơn với thế giới. Cuộc đời của ông cũng hé lộ cho chúng ta nhiều điều về sự thay đổi trong thái độ chính trị của người dân Nhật Bản trong một thế kỷ qua.” – Herbert P.Bix

Trí Tuệ Kinh Doanh Của Người Nhật

Trí Tuệ Kinh Doanh Của Người Nhật

Ngày càng nhiều sản phẩm công nghệ của Nhật Bản có mặt trong đời sống thường ngày của chúng ta đã khẳng định sức cạnh tranh của nền kinh tế Nhật Bản, và qua đó, gây nên một trào lưu mạnh mẽ quan tâm nghiên cứu về trí tuệ và tính cách Nhật Bản trên khắp thế giới. Điều gì đã làm nên hiện tượng được gọi là “thần kỳ kinh tế” Nhật Bản kéo dài suốt mấy thập niên? Doanh nhân Nhật Bản đã làm thế nào để vươn lên từ những đổ nát điêu tàn của Thế chiến thứ Hai và chiếm lĩnh vị thế vững vàng trên thị trường sản phẩm công nghệ của ngày hôm nay?

Cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu được quan niệm, triết lý và đạo đức kinh doanh của người Nhật, từ đó lý giải nguyên nhân dẫn đến thành công vượt trội của họ trên thương trường. Từ những bài học kinh nghiệm của doanh nhân Nhật trong các lĩnh vực quản lý, nhân sự, đàm phán…, bạn sẽ tìm thấy những chỉ dẫn khôn ngoan trong hoạt động kinh doanh và trong cuộc sống đời thường. Từ con đường thành công của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp tài ba được đề cập trong sách, bạn cũng sẽ có được rất nhiều ý tưởng và sự gợi mở cho chính mình

Công Ty Nhật Bản – Rodney Clark

Công Ty Nhật Bản – Rodney Clark

Cuốn sách ra đời nhằm lý giải về cách thức quản lý của một công ty Nhật Bản, ảnh hưởng lề lối làm việc của nó đối với những người có liên quan nói riêng và người dân Nhật nói chung.

Đối với mọi nước đồng ý chấp nhận hình thức liên doanh, các công ty liên doanh đã đạt tới một tầm quan trọng to lớn. Những công ty này đảm nhận phần lớn việc sản xuất, thương mại và thuê rất nhiều nhân công. Họ phân phối tài sản, đem lại sự giàu sang cho một số người và vẫn duy trì sự nghèo khó ở một số khác, khiến nhiều vùng trở nên thịnh vượng hoặc kìm hãm sự phát triển của một số vùng khác.

Bản thân các công ty là những thể chế chính trị có ảnh hưởng nhất định, bởi trong nội bộ, các thành viên gắn bó chặt chẽ và với các mục đích chung, như điều thường có trong hoàn cảnh bình thường của một nền dân chủ..

Hồi Sinh Sự Thần Kỳ Nhật Bản

Hồi Sinh Sự Thần Kỳ Nhật Bản

Cuốn sách là những cuộc đối thoại của hai cha con Mikitani về công cuộc tái kiến thiết Nhật Bản dựa trên nền tảng là đề xuất “Lại là Nhật Bản” của Hiroshi Mikitani với vai trò là thành viên của Hội đồng Sức Cạnh tranh Quy mô Ngành nghề – một trong ba hội đồng đóng vai trò kiểm soát cho kế hoạch hồi sinh nền kinh tế (Abenomics) của Thủ tướng Abe. Một giáo sư kinh tế và một doanh chủ đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về mọi mặt của xã hội Nhật Bản hiện đại, từ kinh tế tới giáo dục, y tế, việc làm; đồng thời đề xuất các giải pháp tương ứng cho từng vấn đề đó.

Không hề lạc quan, tự mãn trước những thành tựu của đất nước, hai cha con Mikitani đã chỉ ra những bước thụt lùi, những thất bại của Nhật Bản. Có thể nói, những đối thoại của họ không chỉ là sự phê phán sâu sắc với xã hội Nhật Bản, mà còn là sự phẫu tích cho từng vấn đề mà Nhật Bản đang phải đối mặt, với mong muốn rằng việc đưa ra cuốn sách “sẽ giúp mọi người nhận ra tình thế khó khăn mà Nhật Bản đang phải đối mặt, cũng như đưa ra tầm nhìn về một tương lai tươi sáng hơn và lộ trình để tới đó”.

Nhà Tư Bản Lỗi Lạc Thời Minh Trị Shibusawa Eiichi – Cha Đẻ Của Kinh Tế Tập Đoàn Nhật Bản Hiện Đại

Nhà Tư Bản Lỗi Lạc Thời Minh Trị Shibusawa Eiichi – Cha Đẻ Của Kinh Tế Tập Đoàn Nhật Bản Hiện Đại

Nếu Mỹ có những nhà tư bản lỗi lạc như Carnegie vua thép hay Ford trùm xe hơi, thì Nhật có Shibusawa, người đặt nền móng xây dựng cho hầu hết ngành nghệ kinh doanh hiện đại của Nhật Bản, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, ông đã giúp thành lập và khởi nghiệp hơn năm trăm công ty lớn nhỏ theo mô hình cổ phần hóa, tiền đề của nhiều tập đoàn lớn mạnh hiện nay.

Tác giả Shimada Masakazu bằng nguồn tư liệu và phương pháp cẩn trọng đã phác họa cuộc đời Shibusawa Eiichi từ khi là một cậu bé nông dân cuối thời Mạc phủ Tokugawa cho đến khi ông trở thành một nhân vật trọng yếu về kinh tế của nước Nhật thời Minh Trị, đồng thời phân tích những đóng góp lớn lao của Shibusawa trong quản trị, tổ chức doanh nghiệp, chính sách kinh tế, giáo dục, và đặc biệt là xây dựng ý thức về trách nhiệm xã hội trong giới doanh nghiệp Nhật từ rất sớm.

Made in Japan: Đột Phá Chất Lượng – Kiến Tạo Tương Lai

Made in Japan: Đột Phá Chất Lượng – Kiến Tạo Tương Lai

Made in Japan – Akio Morita là cuốn sách do chính Akio Morita viết về ông và những người sáng lập Sony, cùng những đồng nghiệp khác trong quá trình phát triển tập đoàn Sony. Made in Japan chính là giấc mơ của những chàng thanh niên Nhật Bản trẻ tuổi. Đây là cuốn sách mở ra cánh cửa giúp chúng ta thấu hiểu triết lý quản trị theo phong cách Nhật Bản và vai trò của đạo đức kinh doanh.

60 năm về trước, một nhóm người tụ tập quanh tòa nhà bách hóa tổng hợp bị cháy đen tại một khu buôn bán kinh doanh đã bị chiến tranh tàn phá ở Tokyo. Mục đích của họ là dựng nên một công ty mới, nhưng mục tiêu lớn hơn là phát triển các công nghệ góp phần khôi phục nền kinh tế Nhật Bản. Một trong số họ là Akio Morita, kỹ sư trẻ nhất, khi đó mới 25 tuổi.

Sau này, Sony này đã trở thành một trong những tập đoàn đa quốc gia quyền lực nhất trên thế giới và Akio Morita đã trở thành Chủ tịch của Tập đoàn. Từ những chiếc máy ghi âm sơ khai đầu tiên tới cuộc cách mạng về máy nghe nhạc đĩa compact ngày nay. Sony là câu chuyện thành công thần kỳ khởi nguồn từ chính sách đảm bảo chất lượng sản phẩm tuyệt đối của Morita. Ông cũng nhận thấy rằng phải tìm kiếm thị trường mới thông qua các sản phẩm chưa từng có. Khi giới thiệu về máy nghe nhạc Walkman, Morita từng nói: “Theo tôi, việc nghiên cứu thị trường dù chi tiết đến đâu cũng chưa thể khẳng định được sự thành công của một sản phẩm.”

Chấn Hưng Nhật Bản

Chấn Hưng Nhật Bản

Nhật Bản là một trong ba nền kinh tế lớn nhất thế giới với nguồn vốn dồi dào, công nghệ tiên tiến, có kinh nghiệm quản lý hiện đại và hiệu quả. Là nước xuất khẩu vốn khổng lồ, với hơn 1 nghìn tỉ USD đầu tư trực tiếp ở nước ngoài nên Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trên con đường đi lên trở thành một trong ba nền kinh tế lớn nhất thế giới, Nhật Bản đã phải trải qua hai cuộc tái thiết đất nước vô cùng quan trọng, diễn ra vào thời kỳ Phục Hưng Minh Trị năm 1868 và diễn ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong cả hai lần tự tái thiết này, Nhật Bản đã tạo ra một nỗ lực to lớn để du nhập, làm chủ, cải tiến, thay đổi công nghệ và bí quyết ngành công nghiệp của phương Tây. Và nhờ đó, Nhật Bản dường như trở nên bất bại trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ.

Tuy nhiên, từ năm 1990 trở về đây, nền kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu phát triển chậm lại, đặc biệt là vị trí đứng đầu của Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ đang bị đe dọa thay thế bởi các đối thủ cạnh tranh như Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan. Hoạt động đổi mới sáng tạo của Nhật Bản cũng có dấu hiệu đi xuống vào đầu những năm 1990 mặc dù Chính phủ Nhật Bản đã hết sức nỗ lực tăng gấp đôi chi tiêu dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Một phần nguyên nhân là Nhật Bản chỉ tập trung đầu tư nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực ôtô và điện tử mà bỏ qua những lĩnh vực khác có quy mô toàn cầu và lại những lĩnh vực đòi hỏi đầu tư cao cho nghiên cứu và phát triển như dược phẩm, công nghệ sinh học, phần mềm và dịch vụ máy tính. Đứng trước nguy cơ này, câu hỏi đặt ra là liệu Nhật Bản có cần một cuộc tái thiết nữa hay không? Và nếu cần thì phải tái thiết như thế nào..

Nhật Bản Duy Tân 30 Năm

Nhật Bản Duy Tân 30 Năm

Cuốn Nhật Bản Duy Tân 30 Năm của tác giả Đào Trinh Nhất có thể được xem như một cuốn cẩm nang sử học dành cho những ai muốn tìm hiểu về Chính trị – Xã hội, đặc biệt đất nước, con người và văn hóa Nhật Bản, nhất là giai đoạn mà Nhật Bản thực hiện công cuộc duy tân.

Nhật Bản duy tân 30 năm sẽ giúp độc giả trả lời những câu hỏi như: Đâu là công cuộc duy tân ở Nhật Bản? Sự lột xác thần kỳ của Nhật Bản phải chăng là do may mắn? Nhật Bản đã làm những gì để có những thay đổi ngoạn mục, trở thành biểu tượng cho cả thế giới? Liệu rằng chúng ta có học hỏi được gì từ bài học duy tân của Nhật Bản hay không?

Cuốn sách văn học sử Nhật Bản này sẽ cho độc giả một cái nhìn toàn vẹn về một cường quốc nhỏ bé về địa lý nhưng đã đạt được những thành tựu thần kỳ về văn hóa – chính trị – xã hội.

Bộ Ba Xuất Chúng Nhật Bản

Bộ Ba Xuất Chúng Nhật Bản

Matsushita Konosuke, Honda Soichiro và Inamori Kazuo là những con người có xuất thân bình thường, nếu không muốn là nghèo khó trong xã hội Nhật Bản. Matsushita là con nhà nông dân, Honda có cha là thợ rèn, còn Inamori là con thợ in. Nhưng họ đã không ngừng thách thức những giới hạn, vượt qua mọi trở ngại để xây dựng nên những công ty thành công nhất trong tại Nhật Bản, đó là Tập đoàn Matsushita, Tập đoàn Honda và Tập đoàn Kyocera. Bài học mà người ta có thể rút ra từ ba vị doanh nhân huyền thoại của nước Nhật là gì? Đó là xuất thân chỉ là điều kiện, không phải cơ hội.

Người có xuất thân cao quý, giàu sang chưa chắc có thể làm nên sự nghiệp lớn. Ngược lại, nếu có lòng quyết tâm, khát khao học hỏi và một trái tim rộng mở, thì chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ tương lai của mình và trở nên vĩ đại. Sẽ thế nào nếu Matsushita Konosuke chịu an phận làm nhân viên cho một cửa hàng xe đạp tại Osaka? Ngành công nghiệp xe máy và xe hơi Nhật sẽ ra sao nếu Honda Soichiro chỉ mãi ở lại quê nhà tại Shizuoka? Và nếu Inamori Kazuo cứ mãi tự ti vì mình chỉ là một cậu học trò trường tỉnh, thì liệu có một Tập đoàn Kyocera lừng lẫy như ngày nay?

Với lối kể chuyện hấp dẫn và luôn đưa ra những bài học đúc kết sau mỗi chương, cuốn sách Bộ ba xuất chúng Nhật Bản sẽ giúp bạn đọc nhìn lại hành trình cuộc đời của những bậc doanh nhân được cả thế giới trọng vọng – Matsushita Konosuke, Honda Soichiro và Inamori Kazuo. Bạn sẽ học thêm được nhiều bài học về tinh thần và triết lý kinh doanh của người Nhật từ cuộc đời và thành tựu của ba vị doanh nhân này.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button