Sách hay về ngoại thương

Sách về ngoại thương hay nhất. Trình bày sự hình thành và phát triển của ngoại thương. Giới thiệu các thuật ngữ, quy tắc ngoại thương phổ biến.

Hệ Thống Cảng Thị Trên Sông Đàng Ngoài – Lịch Sử Ngoại Thương Việt Nam Thế Kỷ XVII – XVIII

Ngoại thương Việt Nam trước thời Cận đại là một chủ đề từ lâu đã rất ít được các nhà sử học Việt Nam quan tâm. Một vài công trình khả dĩ có thể kể ra như Tình hình công thương nghiệp Việt Nam trong thời Lê Mạt (của Vương Hoàng Tuyên, Nxb. Văn Sử Địa, 1959); Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX (của Thành Thế Vỹ, Nxb. Sử học, 1961)… thì cũng đã có tuổi đến trên nửa thế kỷ. “Khoảng trống” này có thể được lý giải bởi sự chia sẻ quan tâm của các nhà nghiên cứu cho các chủ đề lịch sử chống ngoại xâm, lịch sử quân sự, lịch sử phong trào nông dân và làng xã cổ truyền; nhưng quan trọng hơn, đó là sự thiếu hụt các nguồn tư liệu nguyên gốc, chỉ có thể được khai thác trong bôi cảnh đất nước mở cửa, đổi mới và hội nhập từ sau năm 1986 trở lại đây.

Nhờ sự dẫn dắt của GS. Phan Huy Lê và GS. Phan Đại Doãn mà từ giữa nhữngnăm 1980, tôi đã hoàn thành luận án phó tiên sĩ về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ. Đầu những năm 1990, tôi được GS. Leonard Blussé (Đại học Leiden, Hà Lan) chọn làm thành viên nhóm Nghiên cứu tư liệu của Công ty Đông Ấn Hà Lan, tôi may mắn được tiếp xúc với nguồn tư liệu mà lâu nay mới chỉ nghe tiếng.

Incoterms 2020 – Quy Tắc Của Icc Về Sử Dụng Các Điều Kiện Thương Mại Quốc Tế Và Nội Địa (Song Ngữ Anh – Việt)

INCOTERMS là một bộ các qui tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới do Phòng thương mại Quốc tế (ICC) ban hành. Từ khi ra đời (năm 1936) đến nay, Incoterms đã trải qua 7 lần sửa đổi. Như thường lệ, bản incoterms mới ra đời thường sẽ có những thay đổi về mặt hình thức, cấu trúc cũng như thêm mới các diễn giải, hướng dẫn chi tiết nhằm giúp người dùng lựa chọn và sử dụng hiệu quả các điều kiện Incoterms.

Bên cạnh những thay đổi này, Ban Soạn thảo Incoterms 2020 của ICC cũng đưa ra các điều chỉnh quan trọng về nội dung của bản Incoterms 2020 so với bản 2010 như sắp xếp lại các mục nghĩa vụ của các bên để làm rõ hơn nội dung của nghĩa vụ giao hàng và phân chia rủi ro, ghi chú dòng chữ on-board trên vận đơn đường biển dùng trong điều kiện FCA…

Lịch Sử Giao Thương: Thương Mại Định Hình Thế Giới Như Thế Nào

“Toàn cầu hóa” hóa ra không phải là một hay thậm chí là một chuỗi sự kiện; mà đó là tiến trình diễn ra chậm rãi trong một thời gian rất, rất dài. Thế giới không đột nhiên trở nên “phẳng” với phát kiến về Internet, và thương mại không bất ngờ bị các tập đoàn lớn tầm cỡ toàn cầu chi phối vào cuối thế kỷ 20. Khởi đầu bằng hàng hóa giá trị cao được ghi nhận trong lịch sử, sau đó từ từ mở rộng sang các mặt hàng ít quý giá hơn, cồng kềnh và dễ hư hỏng hơn, những thị trường của Cựu Thế giới dần tiến đến hợp nhất.

Với hành trình đầu tiên của người châu Âu tới Tân Thế giới, quá trình hội nhập toàn cầu diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Hôm nay, các tàu container đồ sộ, máy bay phản lực, Internet, cùng mạng lưới cung ứng và sản xuất ngày càng được toàn cầu hóa chỉ là những bước tiến xa hơn của một quá trình đã diễn ra suốt 5.000 năm qua. Nếu chúng ta muốn biết về những mô hình thương mại toàn cầu đang chuyển dịch nhanh chóng ngày nay, cách thực sự hữu ích là tìm hiểu những gì đã xảy ra trước đây.

Thông qua những câu chuyện và ý tưởng được chọn lọc kỹ càng, tác giả đã cung cấp thông tin và thách thức các nhận định ở cả hai góc độ tư tưởng lớn trong vấn đề tự do thương mại: “tự do thương mại tạo ra những sự khích lệ và cơ hội ngang bằng giúp nâng cao phúc lợi nói chung cho con người đồng thời làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo với ảnh hưởng xấu về mặt xã hội.”

Sổ Tay Công Tác Xuất Khẩu, Nhập Khẩu – Những Quy Định Mới Nhất Về Hoạt Động Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Theo Luật Quản Lý Ngoại Thương Và Thủ Tục Khai Báo Hải Quan

Nội dung cuốn sách bao gồm các phần chính như sau:

  • Phần thứ nhất. Luật Quản lý ngoại thương (được thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV).
  • Phần thứ hai. Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu và văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Phần thứ ba. Quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa và kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm xuất khẩu.
  • Phần thứ tư. Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
  • Phần thứ năm. Quy định về thủ tục khai báo hải quan đối với hành hóa nhập khẩu.
  • Phần thứ sáu. Quy định về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng.
  • Phần thứ bảy. Xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
  • Phần thứ tám…

Giáo Trình Nghiệp Vụ Ngoại Thương

Nội dung bao gồm:

  • Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ ngoại thương
  • Chương 2: Những phương thức giao dịch trên thị trường quốc tế
  • Chương 3: Vận tải và giao nhận hàng hoá trong ngoại thương
  • Chương 4: Bảo hiểm hàng hoá trong ngoại thương
  • Chương 5: Thanh toán quốc tế trong ngoại thương
  • Chương 6: Nghiệp vụ thiết kế nhãn hiệu, quảng cáo và xúc tiến xuất nhập khẩu hàng hoá trong ngoại thương
  • Chương 7: Lập và xét duyệt phương án kinh doanh trong ngoại thương
  • Chương 8: Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
  • Chương 9: Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
  • Chương 10: Tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương

Từ Điển Kinh Tế Ngoại Thương Hàng Hải Anh – Việt

Cuốn sách Từ điển kinh tế hàng hải anh việt được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập tiếng Anh thương mại hàng hải của các bạn sinh viên chuyên ngành kinh tế, thuỷ thủ, sỹ quan tàu biển, thuyền trưởng và độc giả quan tâm đến lĩnh vực này. Quyển từ điển được biên soạn khoảng 50.000 mục từ, cụm từ và thuật ngữ chuyên dụng mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của ngành hàng hải.

Nội dung chính của quyển từ điển bao gồm: Thuật ngữ về hợp đồng thuê tàu, khai thác tàu biển, cảng biển, kho hàng, thương vụ vận tải biển, đại lý tàu, kỹ thuật hàng hải; các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterm 2000) và những thuật ngữ liên quan đến công tác hàng hải như luật, bảo hiểm, ngoại thương, tài chính, ngân hàng; thuật ngữ viết tắt dùng trong thương mại hàng hải; những câu hỏi đáp của chủ tàu dành cho thuyền viên tham khảo dự kỳ thi tuyển dụng đi công tác nước ngoài.

Giáo Trình Thương Mại Quốc Tế

Nội dung bao gồm:

  • Chương 1: Tổng quan về thương mại quốc tế
  • Chương 2: Lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế
  • Chương 3: Lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại
  • Chương 4: Thương mại quốc tế nội ngành, lợi thế kinh tế theo quy mô và cạnh tranh không hoàn hảo
  • Chương 5: Tổ chức thương mại thế giới và các hiệp định thương mại
  • Chương 6: Liên kết thương mại quốc tế
  • Chương 7: Thương mại quốc tế và cán cân thanh toán quốc tế
  • Chương 8: Chính sách thương mại quốc tế
  • Chương 9: Chính sách thương mại của liên minh Châu Âu
  • Chương 10: Chính sách thương mại của cộng đồng ASEAN
  • Chương 11: Chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ
  • Chương 12: Chính sách thương mại của Trung Quốc
  • Chương 13: Công cụ thuế quan trong thương mại quốc tế
  • Chương 14: Công cụ phi thuế quan trong thương mại quốc tế
  • Chương 15: Biện pháp phòng về thương mại
  • Chương 16: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
  • Chương 17: Chuỗi giá trị toàn cầu

Kinh Tế Quốc Tế

Nội dung bao gồm:

  • Chương 1: Năng suất lao động và lợi thế so sánh
  • Chương 2: Mô hình nhân tố chuyên biệt và phân phối thu nhập
  • Chương 3: Nguồn lực và thương mại: Mô hình Heckscher – Ohlin
  • Chương 4: Mô hình thương mại tiêu chuẩn
  • Chương 5: Hiệu quả kinh tế quy mô, cạnh tranh không hoàn hảo và thương mại quốc tế
  • Chương 6: Sự di chuyển nhân tố quốc tế
  • Chương 7: Các công cụ của chính sách thương mại
  • Chương 8: Chính sách thương mại các quốc gia
  • Chương 9: Hạch toán thu nhập quốc gia và cán cân thanh toán
  • Chương 10: Tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối
  • Chương 11: Chính sách tỷ giá hối đoái

Thương Mại Thế Giới Và Hội Nhập Của Việt Nam Thế Kỷ XVI – XVIII

Giới thiệu thương mại thế giới trước thế kỷ XVI, kỷ nguyên khám phá và thương mại thế giới, tam giác thương mại Đại Tây Dương thế kỷ XVI – XVIII, thương mại thế giới và tiêu dùng toàn cầu thế kỷ XVII – XVIII, Việt Nam trong mạng lưới thương mại Đông Á trước thế kỷ XVI,…

MỤC LỤC

1. Thương mại thế giới trước thế kỷ XVI: Một số vấn đề tiếp cận

2. Kỷ nguyên khám phá và thương mại thế giới (1400 – 1800)

3. Sự hình thành các công ty Đông Ấn châu Âu đầu thế kỷ XVII: Nghiên cứu trường hợp VOC và EIC

4. Tam giác thương mại Đại Tây Dương thế kỷ XVI – XVIII

5. Thương mại xuyên Thái Bình Dương và chuyển biến kinh tế – xã hội Đông Á thế kỷ XVI – XVIII: Nghiên cứu trường hợp Trung Quốc

6. Thương mại thế giới và tiêu dùng toàn cầu thế kỷ XVII-XVIII

7. Việt Nam trong mạng lưới thương mại Đông Á trước thế kỷ XVI: Một số vấn đề tiếp cận

8. Việt nam trong mạng lưới giao thương Đông Á cuối thể kỷ XVI – đầu thế kỷ XVIII: Nghiên cứu quan hệ Đại Việt – công ty Đông Ấn Hà Lan

9. Từ mục tiêu thương mại đến liên đới quân sự: Nhân tố Hà Lan trong chiến cuộc Trịnh – Nguyễn phân tranh thế kỷ XVII

10. Chính sách ngoại thương của Đàng Ngoài cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII: Nghiên cứu trường hợp công ty Đông Ấn Anh

11. Trao đổi toàn cầu, toàn cầu hóa và hội nhập của Việt Nam thế kỷ XVI-XVIII: Một số vấn đề nghiên cứu.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button