Sách hay về kiếm đạo

Sách về kiếm đạo hay nhất. Nhiều thông tin và luận giải sâu sắc về kiếm đạo, nét đẹp võ thuật, văn hóa, nghệ thuật và lịch sử Nhật Bản.

Thiền Trong Nghệ Thuật Bắn Cung

Thiền Trong Nghệ Thuật Bắn Cung

Phần lớn chúng ta đều chưa hiểu Thiền và cũng chẳng biết về nghệ thuật bắn cung, nhưng tại sao tác phẩm Thiền Trong Nghệ Thuật Bắn Cung này lại có thể hấp dẫn?

Có lẽ những ai đã đến với Thiền cũng đều công nhận như Herrigel, tác giả cuốn sách này, là một lúc nào đó ta sẽ gặp một bức tường không thể nhảy qua. Đó là bức tường ngăn chặn mọi suy tư lý luận, mà chỉ có sự chứng thực của bản thân mới hy vọng mở được cánh cửa. Người đọc tác phẩm này sẽ cảm nhận Herrigel đã mở được cánh cửa đó bằng một con đường có ít người đi, con đường của nghệ thuật bắn cung.

Điều hấp dẫn là Herrigel cũng như mọi đại sư của các ngành nghệ thuật khác gần gũi với Thiền như kiếm đạo, hoa đạo, trà đạo, hội họa., đều thừa nhận là, các nghệ thuật đó chỉ là phương tiện để dẫn tới một chân trời, nơi đó “Thiền bắt đầu hít thở”. Tới mức thành tựu đó rồi thì người xạ thủ hay kiếm sĩ đã quên bản thân mình, thì cái hồn nhiên trong mỗi người chúng ta mà Suzuki gọi là “trực giác bát-nhã” sẽ thông qua kỹ năng thuần thục mà hành giả cung đạo hay kiếm đạo đã khổ công luyện tập mà tự vận hành. Tại chốn đó, nơi mà Suzuki gọi là satori thì đã vắng bóng tự ngã và lòng mong ước sở cầu, chỉ còn “nó” và cái dụng của “nó”, chúng xuất hiện trực tiếp và liên tục với nhau, giữa chúng không có một khoảng cách nào, dù nhỏ như “đường tơ kẽ tóc”.

Herrigel là một giáo sư triết học người Đức, ông thành tựu được nghệ thuật bắn cung Nhật Bản sau sáu năm khổ luyện. Là một người phương Tây vốn quen phân tích lý luận, với tính cách của một người đã thành tựu một nghệ thuật của Thiền, Herrigel thuật lại cho ta một cách chân thành bước đường học tập đầy gai góc của mình. Người đọc tới đây đã đoán đúng, bắn cung là một hoạt động của tâm thức. Đúng thế, Herrigel cần cả một năm chỉ để biết kéo cung “một cách tâm linh”, năm năm để biết quên đích bắn nằm ở đâu. Cuối cùng nhà triết học đó đã thành tựu và vì vậy tác phẩm của ông rất thú vị cho những người cũng quen lý luận Nó mô tả lại những gì chờ đợi ta trên bước đường luyện tập tâm linh, đi từ một suy nghĩ thường tình đến một trạng thái mà Herrigel gọi là không biết “mình bắn đích hay đích bắn mình”. Tuy nó sẽ không mở giúp cánh cửa của bức tường nọ nhưng có lẽ nó sẽ đưa ta tới cửa.

Vì lẽ đó mà cuốn sách nhỏ này được nhiều người quí trọng. Nó đã được dịch ra 13 thứ tiếng, bản dịch Việt ngữ này dựa trên bản in lần thứ 38 của nguyên bản tiếng Đức.

Ngũ Luân Thư

Ngũ Luân Thư

Miyamoto Musashi (1584 – 1645) được xưng tụng là Thánh Kiếm của Nhật Bản thời tiền Mạc Phủ Tokugawa, sáng lập ra môn phái Niten Ichi Ryu (Nhị thiên Nhất lưu). Sau khi sống sót qua trận tử địa Sekigahara giữa Đông Quân và Tây Quân, Miyamoto Musashi đã lang bạt khắp nơi, tự rèn luyện mình để trở thành một kiếm sĩ nổi danh và thành công nhất Nhật Bản với chiến tích chưa từng thất bại trước bất cứ đối thủ nào. Trong những năm tháng cuối đời, Musashi đã viết binh pháp thư Ngũ Luân Thư, nhằm đúc kết những quan sát, kinh nghiệm trong quá trình chiến đấu của mình và bàn luận về cái Đạo của người kiếm sĩ.

Ngũ Luân Thư bao gồm “Địa quyển”,” Hỏa quyển”, “Thủy Quyển”, “Phong quyển” và “Không quyển”, chủ yếu bàn về võ nghệ, kiếm pháp, cái Đạo của người học kiếm và là cẩm nang dành cho người muốn học binh pháp…nhưng ngày nay nó lại được nghiền ngẫm khắp nơi, từ giảng đường Harvard cho đến các doanh nhân và các chiến lược gia. Thời thời đại ngày nay, không thể phủ nhận được tầm quan trọng của Ngũ Luân Thư khi nó là kim chỉ nam cho người đọc, giúp họ chiến thắng mục tiêu và đạt được thành công trong sự nghiệp nói chung, và là lời đáp trả của người Nhật cho MBA của Harvard nói riêng. Tạp chí Time đã ca ngợi quyển sách này rất ngắn gọn: “Ở Phố Wall, khi Musashi cất tiếng, tất cả phải lắng nghe”.

Tóm lại, Ngũ Luân Thư có thể là cẩm nang binh pháp dành cho mọi người, mỗi lần đọc là lại nghiền ngẫm ra những điều mới mẻ và tìm ra chân Đạo trên con đường của mình, như Miyamoto Musashi đã viết “ Không có nghề cao quý, chỉ có con người cao quý. Không có kiếm pháp vô địch, chỉ có con người vô địch”.

Thiền Và Võ Đạo

Thiền Và Võ Đạo

Nếu thật lòng muốn thấu triệt một môn nghệ thuật, thì thông thạo về kỹ thuật là chưa đủ. Người ta phải vượt qua kỹ thuật để nghệ thuật thực sự trở thành cái nghệ thuật “vô nghệ thuật” được khởi sinh từ chốn “vô tâm”.

Trong trường hợp thuật bắn cung, cái bắn trúng và cái bị bắn không còn là hai đối tượng tách biệt nhau, mà thống hợp thành một thực thể duy nhất. Người bắn không còn ý thức gì về mình khi chăm chú vào tâm điểm trước mặt. Trạng thái không còn ý thức gì về mình hay “vô tâm”, “vô thức”, “phi tư lương” này chỉ có được khi cung thủ – người bắn – hoàn toàn vắng lặng, dứt bỏ cái tôi và nhập một với việc trau giồi để hoàn thiện tài năng kỹ thuật; mặc dù trong việc này có cái gì đó thuộc về một đẳng giới rất khác biệt không thể đạt đến bằng bất cứ sự học tập nghệ thuật theo cách tiệm tiến nào.

Điều làm cho Thiền đặc biệt không giống với những học thuyết khác về tôn giáo, triết học hoặc thần bí đó là Thiền không hề tách rời đời sống hằng ngày; nhưng với tính thực tiễn và cụ thể, Thiền chứa đựng một cái gì đó ở bên trong khiến tông phái này đứng ra ngoài khung cảnh ham muốn và hiếu động của đời thường.

Ở đây chúng ta đề cập mối liên hệ giữa Thiền với thuật bắn cung và các môn nghệ thuật khác như thuật đánh kiếm, thuật cắm hoa, thuật uống trà, thuật múa ca và mỹ nghệ. Thiền là “tâm bình thường” như Thiền sư Mã Tổ đã gọi; tâm bình thường này chẳng khác gì hơn là “ngủ khi mệt, ăn khi đói”.

Ngay khi chúng ta suy tư, cân nhắc và nhận định, trạng thái “phi tư lương” vốn có liền mất để ý niệm len vào. Chúng ta không còn “ăn” trong lúc ăn, không còn “ngủ” trong lúc ngủ. Mũi tên lìa khỏi dây cung nhưng không bay thẳng tới đích, mà cái đích cũng không còn nguyên tại chỗ.

Thiền và Văn Hóa Nhật Bản

Thiền và Văn Hóa Nhật Bản

Được xem như nhân vật có thẩm quyền bậc nhất Nhật Bản về Thiền Phật giáo, học giả Suzuki T. Daisetsu Đã có cống hiến lớn lao hơn cả là đi tiên phong trong việc mở một con đường bá yếu chỉ của Thiền tông tới thế giới Tây phương. Mất năm 1966 ở tuổi 95, ông đã dành trọn cuộc đời dài của mình cho sự nghiệp này. Tuy nhiên , trong những gì ông viết, không một tác phẩm nào có thể gồm thu giáo huấn và triết lý nhà Thiền một cách có uy lực cho bằng Thiền và văn hóa NHật Bản( Zen and Japanese Culture).

Quyển sách được ấn hành lần đầu vào năm 1938 và cải biên hầu như toàn bộ vào năm 1958. Trong ấn bản sau, ông còn đề cập đến nhiều chủ đề mới. Tác phẩm đã lôi kéo độc giả đến gần Suzuki và nó dược đánh giá như một nghiên cứu kinh điển về ” Tin thần thiền tông”.

Samurai Trẻ Tuổi – Tập 1 – Võ Sĩ Đạo

Samurai Trẻ Tuổi – Tập 1 – Võ Sĩ Đạo

Tháng 8 năm 1611. Bị đắm thuyền, Jack Fletcher một mình trôi dạt vào bờ biển Nhật – người cha yêu quí của cậu cùng mọi thuyền viên đã bị bọn cướp biển ninja sát hại. Được huyền thoại kiếm sư Masamoto Takeshi giải cứu, giờ đây hi vọng duy nhất của Jack là trở thành một chiến binh samurai. Từ đó, hành trình luyện tập của cậu bắt đầu…

Thế nhưng, cuộc sống ở trường samurai thực sự là một cuộc chiến đấu liên tục để sinh tồn. Dù có Akiko ở bên, Jack vẫn bị cô lập bởi bọn hung bạo và bị đối xử như một kẻ bị ruồng bỏ. Với lòng quả cảm và thanh kiếm trong tay, liệu Jack có chứng minh được bản thân và đối mặt với tử thù nguy hiểm nhất?

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button