Sách hay về ADN, DNA

Sách về ADN, DNA hay nhất. Khám phá về ADN, DNA và các khối vật chất di truyền, thông tin trong bộ gen cấu thành nên chính chúng ta

GEN: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại

GEN: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại

GEN là một khái niệm trừu tượng, một thông điệp, một điều bí ẩn, một “bóng ma ẩn mình trong cỗ máy sinh học.”

Cuốn sách của Siddhartha Mukherjee là câu chuyện về sự sinh thành, phát triển, và tương lai của Gen – đơn vị cơ bản của di truyền, đơn vị cơ sở của tất cả thông tin sinh học, và là một trong những ý niệm có sức tác động nguy hiểm và lợi hại nhất trong lịch sử khoa học.

DNA : Hành Trình Khám Phá Cấu Trúc Chuỗi Xoắn Kép

DNA : Hành Trình Khám Phá Cấu Trúc Chuỗi Xoắn Kép

Đây là tự truyện của James Watson – người đồng khám phá ra cấu trúc xoắn kép của DNA

Nếu bạn tò mò về khám phá được coi là vĩ đại nhất thế kỷ 20 được phát hiện như thế nào, nếu bạn tò mò về trung tâm học thuật của thế giới những năm 1940-50, một trong những nơi giành nhiều giải Nobel Sinh Y học nhất, đây chắc chắn là cuốn sách dành cho bạn.

“Được xuất bản vào năm 2012 để đánh dấu 50 năm kể từ khi giải Nobel được trao cho Watson và Crick về công trình khám phá cấu trúc DNA, một ấn bản với chú thích và minh họa của cuốn sách kinh điển này mang đến những hiểu biết mới về mối quan hệ cá nhân giữa James Watson, Frances Crick, Maurice Wilkins, Rosalind Franklin. Những câu chuyện liên quan được người trong cuộc thuật lại đầy chi tiết, giúp khắc họa chân dung các nhà khoa học cũng như đời sống, suy tư hay cảm xúc của họ trong quá trình làm việc nghiên cứu.

Cấu trúc của DNA là một cuộc đua ngầm bắt đầu từ thời điểm Oswald Avery và cộng sự ở Đại Học Rockefeller, New York, làm thí nghiệm chứng minh DNA mang thông tin di truyền (trước đó người ta tin là protein mới là chất quyết định di truyền). Cuộc đua tìm kiếm ‘mật mã của sự sống’ còn ảnh hưởng cả đến thế giới khoa học nói chung, nhất là từ thời nhà vật lý vĩ đại người Áo Erwin Schrödinger. Có ít nhất 3 nhóm lúc đó dồn tâm sức vào cuộc đua này.

Nhóm thứ nhất ở King’s College (London) với điểm tựa chính là kỹ thuật X-ray crystallography, tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng làm ra những bức ảnh X-ray chất lượng và ngay cả khi có những hình ảnh tuyệt đẹp (như của Rosalind Franklin và Maurice Wilkins) thì không phải ai cũng giải thích và mô hình hoá được nó.

Nhóm thứ hai là Linus Pauling ở Caltech là người đầu tiên nhận ra cấu trúc xoắn (helical) ở protein (giải Nobel hoá học năm 1958), và có lẽ ông đã phát hiện ra cấu trúc này ở DNA nếu ông không lỡ chuyến tàu qua Anh, lỡ luôn dịp chứng kiến bức ảnh X-ray của Wilkins và Franklin. Pauling công bố cấu trúc của DNA 2 tháng trước Watson và Crick, nhưng cấu trúc đó là sai (ông cho rằng nó là triple helix).

Nhóm cuối cùng và là những người chiến thắng là nhà khoa học thiên tài người Anh Francis Crick (người được coi là cha đẻ của ngành sinh học phân tử hiện đại) và một trong những người có ảnh hưởng nhưng cũng đầy mâu thuẫn, tác giả cuốn sách, nhà khoa học người Mỹ James Watson. Một trong những điểm đáng chú ý là Watson và Crick không hề có dự án về cấu trúc DNA, họ đơn giản là tò mò và quyết tâm theo đuổi nó bằng mọi giá. Erwin Chargaff là người phát hiện ra tỷ lệ của các nucleic acid trong DNA luôn cân bằng giữa Adenine và Thymine, Guanine và Cytosine.

Sau khi chứng kiến seminar về phát hiện này vào năm 1952, Watson và Crick nghĩ ngay đến mô hình pairing trong cấu trúc DNA (A-T, G-C), một trong những điểm chính thúc đẩy họ xây dựng cấu trúc xoắn kép. Bức ảnh X-ray của Franklin là bức ảnh đơn giản nhưng có chất lượng nhất về cấu trúc tinh thể của DNA, nó chỉ ra rõ ràng cấu trúc xoắn (helical) ở DNA. Vì nhiều lý do mà Franklin và Wilkins đã không mô hình hóa được DNA dù họ là những người đầu tiên nhìn thấy bức ảnh X-ray này. Như vậy, Watson và Crick đã có hai bằng chứng quan trọng về cấu trúc DNA, đó là cơ chế ghép cặp (pairing) giữa A-T và C-G và cấu trúc xoắn của hai trục tinh thể. Tuy nhiên, họ chỉ hoàn chỉnh nó sau khi Jerry Donohue chỉ cho họ hydrogen chính là cầu nối A-T và C-G.

Cấu trúc xoắn kép của DNA được khám phá chính thức vào năm 1953, công trình thắng giải Nobel chín năm sau đó (1962) và ảnh hưởng của nó là vô tận. Ví dụ như nó chỉ ra cơ chế sao chép của tế bào của Watson và Crick dự đoán (và được chứng minh hoàn toàn sau đó), giải thích sự sống, tạo ra ngành sinh học phân tử và công nghệ sinh học như hiện nay.”

Theo TS Đinh Quang Huy

Con Nhà Tông – Sự Ảnh Hưởng Của Gen Lên Học Lực Và Thành Tựu

“Con Nhà Tông” – Sự Ảnh Hưởng Của Gen Lên Học Lực Và Thành Tựu

Được xuất bản lần đầu tiên trên thế giới vào năm 2014, cuốn sách của Tiến sĩ Kathryn Asbury thuộc Đại học York, UK (Người chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của môi trường gia đình và nhà trường lên thành tích học tập, hành vi, sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em) và Tiến sĩ Robert Plomin – Giáo sư ngành Di truyền học Hành vi tại Đại học King London, (Người sáng lập chương trình Twins Early Development Study – TEDS, đã xuất bản hơn 500 bài nghiên cứu và nhiều cuốn sách về di truyền học hành vi) đã mở mang tầm nhìn của toàn thế giới về cách gen gây ảnh hưởng, chứ không quyết định lên quá trình học tập của trẻ em.

Được thừa nhận bởi rất nhiều giáo sư trong ngành tâm lý học và di truyền học, đây là cuốn sách đáng đọc dành cho phụ huynh, giáo viên, và các nhà hoạch định chính sách. Thậm chí giáo sư Steven Pinker, Giáo sư ngành Tâm lý học, Đại học Harvard đã hết lời khen ngợi rằng: “Những hiểu biết về gen (được trình bày trong cuốn sách này) là cần thiết đối với chính sách giáo dục, giúp tạo ra những ngôi trường giảng dạy hiệu quả hơn và có tính nhân văn hơn. Có lẽ đây là cuốn sách quan trọng nhất đối với việc xây dựng hệ thống giáo dục trong kỷ nguyên mới”.

Di Truyền Học: Minh Họa Sinh Động Bằng Tranh – Dẫn Nhập Ngắn Về Khoa Học

Di Truyền Học: Minh Họa Sinh Động Bằng Tranh – Dẫn Nhập Ngắn Về Khoa Học

Di truyền học là mấu chốt để hiểu được sự sống. Mỗi cá thể đều khác nhau. Nhưng tất cả đều sinh ra trên cùng một hành tinh và thường dưới những điều kiện như nhau, tại sao mỗi cá thể trong quần thể lại có thể là độc nhất? Di truyền học ngày nay đã hiểu được cơ chế của quá trình mỗi cá thể hình thành.

Từ khám phá về DNA cho tới những bệnh di truyền cần những phương pháp điều trị đột phá, cuốn sách này giới thiệu tổng quan về di truyền học, cung cấp cho độc giả những góc nhìn đặc biệt về ngành di truyền học hiện đại.

Dẫn nhập ngắn về khoa học là lựa chọn sáng suốt nhất cho bất kỳ ai muốn truy cập nhanh và hiệu quả vào kho kiến thức khổng lồ. Khai thác thông tin khoa học khách quan từ những nguồn xác tín và sử dụng phong cách truyện tranh hài hước, bộ sách độc đáo này sẽ mở ra con đường sáng rõ nhất để tìm đến những ý tưởng khoa học đột phá của nhân loại.

Tất Cả Chúng Ta Đều Là Cá

Tất Cả Chúng Ta Đều Là Cá

Neil Shubin, nhà cổ sinh học và giáo sư về giải phẫu học, người đã đồng khám phá Tiktaalik, “loài cá có tay”, kể câu chuyện về cơ thể chúng ta mà bạn chưa bao giờ nghe trước đây. Qua nghiên cứu hóa thạch và ADN của các loại sinh vật nguyên thủy, tác giả Neil Shubin đã cho thấy sự tương đồng về mặt cấu tạo cơ thể giữa người với các loại sinh vật khác, từ cá cho đến giun và thậm chí là vi khuẩn.

Bằng những nội dung thú vị, lý thú, Tất cả chúng ta đều là cá đã giúp chủ đề sinh học và cổ sinh học vốn vô cùng phong phú, đa dạng trở nên đặc biệt gần gũi và cuốn hút với độc giả, nhất là các bạn trẻ.

Di Truyền Học Biểu Sinh: Minh Họa Sinh Động Bằng Tranh

Di Truyền Học Biểu Sinh: Minh Họa Sinh Động Bằng Tranh

Dẫn nhập ngắn về khoa học là lựa chọn sáng suốt nhất cho bất kỳ ai muốn truy cập nhanh và hiệu quả vào kho kiến thức khổng lồ. Khai thác thông tin khoa học khách quan từ những nguồn xác tín và sử dụng phong cách truyện tranh hài hước, bộ sách độc đáo này sẽ mở ra con đường sáng rõ nhất để tìm đến những ý tưởng khoa học đột phá của nhân loại.

Di truyền học biểu sinh là ngành khoa học lý giải nguyên nhân, cách thức giúp chúng ta thừa hưởng một số đặc điểm chung, quá trình phát triển của bệnh tật, sự lão hóa và quá trình phát tiến hóa của con người cũng như các loài khác.

Trong cuốn sách này, bạn sẽ được quan sát những cặp sinh đôi cùng trứng để thấy tác động của di truyền học biểu sinh từ môi trường và trải nghiệm xung quanh. Bạn sẽ hiểu cơ chế kích hoạt và bất hoạt một số gen nhất định ở các giai đoạn phát triển phôi và cách các nhà khoa học đảo ngược quá trình chuyên biệt hóa tế bào để tạo ra những con cóc nhân bản vô tính từ một tế bào ruột.

Công Nghệ Sinh Học Phân Tử Nguyên Lý Và Ứng Dụng Của ADN Tái Tổ Hợp

Công Nghệ Sinh Học Phân Tử Nguyên Lý Và Ứng Dụng Của ADN Tái Tổ Hợp

Công Nghệ Sinh Học Phân Tử Nguyên Lý Và Ứng Dụng Của ADN Tái Tổ Hợp cập nhật tất cả các vấn đề của Công nghệ sinh học phân tử, mặc dù vẫn giữ lại bộ khung ban đầu.

Nhiều chương đã được đại tu để phù hợp với các thông tin mới, một số chương được thay bằng các chương khác, thêm nhiều hình mới để minh hoạ cho các quan niệm và nguyên lý mới, và nhiều thí dụ mới đã thay cho những thí dụ của giữa những năm 1990 hay sớm hơn.

Bảy Nàng Con Gái Của Eva

Bảy Nàng Con Gái Của Eva

Câu chuyện mở đầu bằng một sự kiện rất “giật gân”: Ngày 19/9/1991, hai nhà leo núi người Đức phát hiện dưới lớp băng của một ngọn núi thuộc rặng Alps một thi hài đàn ông đã đông cứng. Bên cạnh ông ta là một chiếc rìu kiểu cổ. Một thời gian sau, giới khoa học khám phá ra rằng thi hài ấy không phải của một nhà leo núi nào mất tích cách đó vài năm hay vài chục năm, mà là của một người tiền sử, sống cách chúng ta hơn 5.000 năm. Và còn giật gân hơn nữa là việc tìm ra hậu duệ của “Người Băng”, đó là một phụ nữ đang sống ở Dorset (miền nam nước Anh) ngày nay, cô Marie Mosely.

Sự ly kỳ chưa dừng lại ở đó. Các sự kiện lần lượt được kể tiếp theo trong câu chuyện sẽ dẫn chúng ta tới một kết luận choáng váng: “Gần như mọi người có nguồn gốc châu Âu, cho dù họ có sống ở đâu trên thế giới đi nữa, đều có thể truy theo dòng mẹ đến một trong số bảy người phụ nữ”, được coi như bảy bà “tổ mẫu” của Âu châu.

Người tìm ra cô gái Marie Mosely hậu duệ của “Người Băng” là GS Bryan Sykes. Ông cũng là người đặt tên cho bảy bà thị tổ của châu Âu. Dĩ nhiên, ông là một nhà khoa học nổi tiếng. Ông còn là phóng viên của hãng ITN, và là người viết nên cuốn sách Bảy Nàng Con Gái Của Eva.

Bảy Nàng Con Gái Của Eva sau phần mở đầu gây chú ý, đã tiếp tục với đầy ắp những tình tiết, những câu chuyện ly kỳ hấp dẫn. Bryan Sykes đã kể lại, với một văn phong vui nhộn, hài hước, quá trình các nhà nghiên cứu phỏng đoán, làm thí nghiệm, phân tích … để đi tới những khám phá, phát hiện rất có giá trị, nhưng tưởng như quá sức hiểu với đại đa số công chúng.

Dòng Sông Trôi Khuất Địa Đàng

Dòng Sông Trôi Khuất Địa Đàng

Nét đặc biệt của sự sống, theo lời của David Hume, “quyến rũ đến mức ai đã từng suy ngẫm về nó đều phải đem lòng ngưỡng mộ”, chính là chi tiết phức hợp mà các cơ cấu của sự sống – các cơ cấu mà Charles Darwin gọi là “các cơ quan với độ hoàn thiện và tinh vi tột bậc” – đáp ứng được một mục đích cụ thể và thể hiện rõ ra ngoài.

Một đặc tính nữa của sự sống trên Trái đất này gây ấn tượng mạnh mẽ cho chúng ta đó chính là sự đa dạng dồi dào của chúng: tương tự như khi ước lượng số lượng các loài, người ta thấy có khoảng hàng chục triệu cách khác nhau để kiếm sống” đồng nghĩa với “cách để truyền đi văn bản mã hóa kiểu AND tới tương lai”. “Dòng sông” là dòng sông AND, trôi đi và rẽ nhánh ra trong thời gian địa chất.

Dù theo cách này hay cách khác, tất cả các cuốn sách của tác giả đều được cống hiến để giải thích và khám phá sức mạnh gần như không giới hạn của nguyên lý Darwin – sức mạnh bùng lên bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu đủ thời gian cho sự tự nhân bản nguyên thủy mở ra một hệ quả mới. Dòng sông trôi khuất địa đàng tiếp tục sứ mệnh này và còn nâng đến một cực điểm mang tính ngoài trái đất. Đó là việc ảnh hưởng ngược lại có thể nảy sinh khi các nhân bản tử tham gia vào trò chơi, mà đến nay vẫn là trò khiêm tốn của các hòn bi-da nguyên tử.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button