Sách hay về thủy lợi

Sách về thủy lợi hay nhất. Cung cấp kiến thức về thiết kế, thi công, nghiệm thu và ứng dụng các công trình thủy lợi vào sinh hoạt, sản xuất và đới sống.

Sổ Tay Công Tác Thủy Lợi Quy Định Chi Tiết Thi Hành Luật Thủy Lợi

Sổ Tay Công Tác Thủy Lợi Quy Định Chi Tiết Thi Hành Luật Thủy Lợi

Ngày 19-6-2017, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14. Luật này quy định về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi; thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi; trách nhiệm quản lý nhà nước về thủy lợi.

Vừa qua, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các văn bản quy định Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, như: Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14-05-2018, Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15-05-2018.

Bên cạnh đó, cuốn sách còn tập hợp hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn thủy lợi mới nhất về thiết kế công trình thủy lợi, thi công và nghiệm thu công trình thủy lợi và khảo sát công trình thủy lợi.

Nhằm giúp bạn đọc kịp thời nắm bắt những thông tin mới nêu trên, với Nhà xuất bản Lao Động xuất bản cuốn sách: .

Nội dung cuốn sách bao gồm các phần chính như sau:

  • Phần thứ nhất: Luật Thủy lợi và các văn bản hướng dẫn mới nhất
  • Phần thứ hai: Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn thủy lợi mới nhất

Luật Thủy Lợi Và Hệ Thống Quy Chuẩn, Tiêu Chuẩn Thủy Lợi Mới Nhất

Luật Thủy Lợi Và Hệ Thống Quy Chuẩn, Tiêu Chuẩn Thủy Lợi Mới Nhất

Nội dung cuốn sách bao gồm các phần chính như sau:

  • Phần thứ nhất: Luật Thủy lợi (Được thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV).
  • Phần thứ hai: Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn thủy lợi mới nhất.

Bên cạnh đó, cuốn sách còn tập hợp hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn thủy lợi mới nhất về thiết kế công trình thủy lợi, thi công và nghiệm thu công trình thủy lợi và khảo sát công trình thủy lợi.

Công Nghệ Xây Dựng Công Trình Thủy Lợi Thủy Điện

Công Nghệ Xây Dựng Công Trình Thủy Lợi Thủy Điện

Công nghệ kỹ thuật xây dựng được coi là nội dung chuyên môn quan trọng phục vụ thiết kế và thi công trong thực tiên các ngành xây dựng.

Nhằm giúp bạn đọc nâng cao kiến thức và kỹ năng trong thực tiễn và đào tạo đại học, trên đại học cũng như nghiên cứu khoa học, chủ yếu thuộc các lĩnh vực Thủy lợi, Giao thông, Xây dựng, nhóm tác giả biên soạn một số nội dung chính sau đây:

  • Phần I. Dẫn dòng thi công – Công tác hố móng và khoan phụt chống thấm
  • Phần II. Thi công đập đất – Đập đá đố – Đập đá đầm nén bản mặt bê tông

Đánh Giá Tác Động Môi Trường Công Trình Thủy Lợi – Thủy Điện

Đánh Giá Tác Động Môi Trường Công Trình Thủy Lợi – Thủy Điện

Đánh Giá Tác Động Môi Trường Công Trình Thủy Lợi – Thủy Điện là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của dự án, quy hoạch phát triển KTXH, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học – kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.

Sap 2000 Phân Tích Kết Cấu Công Trình Thủy Lợi Thủy Điện – Phần Nâng Cao

Sap 2000 Phân Tích Kết Cấu Công Trình Thủy Lợi Thủy Điện – Phần Nâng Cao

Cuốn sách gồm 12 chương sách được phân thành:

  • Phần 1: Từ chương 1 đến chương 7 gồm các bài toán cơ bản nâng cao.
  • Phần 2: Từ chương 8 đến chương 12 gồm các bài toán chuyên ngành thường gặp trong các công trình thủy lợi thủy điện lớn.

Tiêu Chuẩn Thiết Kế – Thi Công Và Nghiệm Thu Các Công Trình Thủy Lợi

Tiêu Chuẩn Thiết Kế – Thi Công Và Nghiệm Thu Các Công Trình Thủy Lợi

Sách bao gồm các tiêu chuẩn quốc gia sau:

  • – TCVN 4253: 2012 – Nền các công trình thủy công yêu cầu thiết kế
  • – TCVN 4118: 2012 – Hệ thống tưới tiêu yêu cầu thiết
  • – TCVN 9137: 2012 – Thiết kế đập bê tông và bê tông cốt thép
  • – TCVN 9160: 2012 – Yêu cầu thiết kế – dẫn dòng trong xây dựng
  • – TCVN 9159: 2012 – khớp nối biến dạng – yêu cầu thi công và nghiệm thu
  • – TCVN 9158: 2012 – Công trình tháo nước – phương pháp tính toán
  • – TCVN 9157: 2012 – Giếng giảm áp – yêu cầu thi công và kiểm tra nghiệm thu
  • – TCVN 9150: 2012 – Cầu máng vỏ máng xi măng lưới thép – yêu cầu thiết kế

Con Đường Thoát Hạn

Con Đường Thoát Hạn

Nhắc đến Israel, người ta sẽ nghĩ ngay đến tinh thần “khởi nghiệp” của những người dân Do Thái bất diệt, bền bỉ. Dù ngoại cảnh có hỗn loạn đến đâu, dù thiên nhiên không ưu đãi cho họ nhiều điều kiện thuận lợi, Israel vẫn vươn lên mạnh mẽ qua biết bao hành trình khó khăn, khắc nghiệt từ những ngày đầu phục quốc cho đến khi xây dựng đời sống xã hội. Câu chuyện về “Quốc gia khởi nghiệp” Israel lại được kể tiếp trong những trang văn giản dị chứa đựng những thông điệp lớn lao trong tác phẩm “Con đường thoát hạn” – một anh hùng ca về “thung lũng Silicon” của thế giới.

Không giống như Việt Nam, Israel không sở hữu nguồn tài nguyên nước dồi dào và hệ thống sông ngòi, kênh rạch phong phú – mà ngược lại, có tới 60% diện tích là hoang mạc, lại bị bao vây ba bề bốn bên bởi những quốc gia thù địch. Thế nhưng, người Israel đã tìm ra cách tự “sản xuất” ra nước thông qua những biện pháp sáng tạo và liều lĩnh. Đó là Nước sạch được khử mặn từ nước biển, là nước lợ đã qua một hệ thống lọc phức tạp, thậm chí là nước thải sinh hoạt (nước cống) được xử lý tinh vi để có thể dùng tưới tiêu cho nông nghiệp hay cho những mục đích sinh hoạt thông thường khác… Năm 2013, người Israel đã tuyên bố : nguồn nước của họ không còn phụ thuộc vào thiên nhiên nữa ! Nước chính là cứu cánh, là phép màu mở ra cánh cửa nông nghiệp, kinh tế, ngoại giao cho Israel. Israel hiện sản xuất nước dư thừa cho nhu cầu nội tại và còn xuất khẩu đều đặn 24/7 sang cho các nước láng giềng, Palestine và Jordan, là vũ khí hòa bình của Israel cho tình trạng đối đầu Iran-Israel, Israel-Trung Quốc và một số các quốc gia khác, trở thành một « ngành kinh doanh toàn cầu », đòn bẩy cho kinh tế Israel phát triển.

Bằng những nghiên cứu tỉ mỉ và với hàng trăm cuộc phỏng vấn, Siegel đã mô tả sinh động cách mà Israel đã vượt qua các cuộc khủng hoảng nước của riêng mình, biến bất lợi thành lợi thế, đồng thời hỗ trợ các quốc gia khác trong việc xử lý và bảo tồn nguồn nước. Với 12 chương sách được bố cục một cách khoa học, cuốn sách kể về cả một lịch sử và hành trình thần kỳ của Israel trong hành trình chinh phục thiên nhiên, mang đến cho bạn những góc nhìn bao quát, một tư duy nhất quán, là kim chỉ nam về một nền quản trị nước đầy trí tuệ.

Cũng như lời của Shimon Tal, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Nước Israel đã nói: “Cách thức quản lý nước của một quốc gia nói lên nhiều điều về quốc gia đó.”, đây là câu chuyện không chỉ dành cho những người nghiên cứu về thủy lợi và nông nghiệp, nó còn là câu chuyện dành cho tất cả những người quan tâm về việc kiến tạo một tương lai phát triển và bền vững cho đất nước.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button