Sách hay về Tây Ban Nha

Sách về Tây Ban Nha hay nhất. Khám phá đất nước Tây Ban Nha, nổi tiếng với môn đấu bò tót mạo hiểm và lễ hội ném cà chua vui nhộn..

Vòng Quanh Thế Giới: Tây Ban Nha

Vòng Quanh Thế Giới: Tây Ban Nha

Mỗi đất nước trên thế giới đều có rất nhiều điều thú vị để khám phá. Với chuyến du hành Vòng quanh thế giới, bạn sẽ được ghé thăm rất nhiều quốc gia, địa điểm nổi tiếng, biết thêm nhiều truyền thống văn hóa, lễ hội lí thú của con người khắp mọi nơi.

Nào, còn chần chừ gì nữa, lên đường thôi! Nào, còn chần chừ gì nữa, lên đường thôi!

  • Lễ hội bò tót có gì đặc biệt?
  • Đàn guitar có xuất xứ từ Tây Ban Nha?
  • Đất nước được mệnh danh vùng đất lễ hội, nổi tiếng với môn đấu bò tót mạo hiểm và lễ hội ném cà chua vui nhộn. Trận đấu “siêu kinh điển” giữa hai đội bóng nào?
  • Danh họa người Tây Ban Nha nổi tiếng nhất thế giới tên gì?

Tớ là Pedro! Mời bạn đến thăm đất nước xinh đẹp và cuồng nhiệt của tớ: Tây Ban Nha!

Chuông Nguyện Hồn Ai

Chuông Nguyện Hồn Ai

Nhà văn Mỹ lừng danh Ernest Hemingway, tên đầy đủ là Ernest Miller Hemingway, sinh năm 1899 tại Oak Park, bang Illinois, có bố là bác sĩ và mẹ là ca sĩ. E. Hemingway học hành dang dở, chưa qua trung học đã trốn nhà trốn trường bỏ đi kiếm sống, từ làm công ở trang trại, làm túi đấm ở lò quyền Anh đến làm thông tín viên cho tờ “Kansas City Star”… Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nổ ra, E. Hemingway tình nguyện làm lái xe cứu thương cho Hội Chữ thập đỏ ở vùng Bắc Italy và bị thương tại đó, mở đầu cho hàng trăm vết thương ông mang trên mình khi sống sót bước ra khỏi cuộc chiến.

Sau không mấy thành công với tập truyện ngắn “Trong thời đại của chúng ta” (In Our Time – 1925), E. Hemingway đã lần đầu tiên được người đọc Âu-Mỹ biết đến qua tiểu thuyết “Mặt trời vẫn mọc (The Sun Also Rises – 1926). Ba năm sau, ông tung ra cuốn “Giã từ vũ khí” (A Farewell to Arms – 1929) làm say lòng bạn đọc trẻ tuổi bởi câu chuyện tình đẹp đẽ mà bi thảm của viên sỹ quan quân đội Đồng Minh và cô nữ cứu thương. Sau đó, bảy năm liền, hầu như ông không viết gì, chỉ mê mải với những trận đấu bò tót ở Tây Ban Nha, săn sư tử ở châu Phi, câu cá kiếm ở Caribe…Chính là từ những “lang thang” đó, E. Hemingway đã cho ra đời những tác phẩm bất hủ như “Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro” (The Snows of Kilimanjaro – 1936), “Có và không có” (To Have and Have Not – 1937), “Chuông nguyện hồn ai” (For Whom the Bell Tolls – 1940), “Ông già và biển cả” (The Old Man and the Sea – 1951). Đó chính là những cuốn tiểu thuyết làm nên cái tên Ernest Hemingway, đã mang lại cho ông giải thưởng cao quý dành cho Văn học mang tên Nobel vào năm 1954. Khi đó ông đang ở một vùng chài lưới ven biển Cuba, đã không sang Thụy Điển dự lễ trao giải, chỉ gửi tới lời cảm ơn, nói rằng mình vô cùng sung sướng, vô cùng hãnh diện… rồi quần cộc, cởi trần, ông lên thuyền ra biển với bộ đồ nghề câu cá lớn. Phải, ông rất thích câu được những con cá lớn, còn mang được nó lên thuyền, chở được nó vào bờ hay không lại là chuyện ông không nghĩ tới.

Chuông nguyện hồn ai là đỉnh cao trong cuộc đời sáng tác của Ernest Hemingway. Ông viết về cuộc nội chiến Tây Ban Nha bằng trái tim nhà văn và tấm lòng của người chiến sĩ trong hàng ngũ các Lữ đoàn Quốc tế tình nguyện chiến đấu cho nền Cộng hòa của xứ sở bò tót này. Nghĩa là ông không chỉ viết bằng bút mà cả bằng súng, đúng như lời công kích chủ nghĩa phát xít của ông tại Đại hội lần thứ hai các nhà văn Mỹ – 1937. Chuông nguyện hồn ai lập tức được cả thế giới đón nhận, và đến hôm nay hàng chục triệu bản với hàng chục thứ tiếng đã đến tay bạn đọc. Nhưng… tháng Bảy năm 1961, Ernest Hemingway đã ra đi ở tuổi 62 không còn trẻ nữa nhưng cũng chưa thể gọi là già, nhất là với một nhà văn và một con người có sức khỏe, có đời sống gần gũi thiên nhiên như ông. Xuất thân làm báo và cả khi đã viết văn vẫn gắn bó với nghề báo, E. Hemingway thường sử dụng cách viết ngắn gọn, chính xác, giản dị và nhiều thông tin. Ông là tác giả có nhiều đóng góp cho lối hành văn hiện đại hôm nay. Các nhà nghiên cứu, phê bình xếp ông vào Thế hệ (các nhà văn) lạc lõng (Lost Generation) như F. Scott Fitzgerald, John Dos Passos, William Faulkner (Giải Nobel Văn học năm 1949).

Tây Ban Nha – Hành Trình Không Ngôn Ngữ

Tây Ban Nha – Hành Trình Không Ngôn Ngữ

Một cô gái 30 tuổi tạm dừng một công việc ổn định, thu nhập tốt, tạm biệt gia đình, bạn bè và cả những kỷ niệm để bắt đầu đi học ở một đất nước xa lạ, Tây Ban Nha, đất nước cô chưa từng nghĩ đến trước đó dù luôn ấp ủ ước mơ sẽ đặt chân đến trời Âu một ngày nào đó.

Cô gái ấy đã chăm chỉ, nỗ lực, âm thầm nhích từng bước để thực hiện bằng được ước mơ ấp ủ trong lòng mình, bất chấp thời gian không đợi, bất chấp người đời không đồng tình, bất chấp cả những thách thức hữu hình và vô hình có thể nhìn thấy từ trước. Với cô gái ấy, tuổi ba mươi mới thực sự là tuổi để bắt đầu.

Cô gái ấy đã lựa chọn cho mình hành trình du lịch bằng cách học một ngôn ngữ mới. Nó không quá nặng nề như các khóa học cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Nó vừa đủ cho bạn có thời gian khám phá và có một chút vốn liếng giao tiếp với người bản xứ, học văn hóa và đời sống của chính họ. Đi để thấy mình được yêu thương. Nghe những câu chuyện kì lạ, trải nghiệm những thách thức chưa từng có, sống cùng nền văn hóa với những con người chưa từng gặp trước đây… tất cả sẽ giúp thế giới trong bạn trở nên muôn màu hơn. Đi ra thế giới bên ngoài cho phép bạn tìm lại chính mình theo cách mà không phải lúc nào bạn cũng có thể bắt gặp được trong sống hàng ngày. Cuộc sống, con người và bản thân bạn có rất nhiều điều khiến bạn yêu thương.

Đừng nghe những gì người ta nói, hãy đi để thấy!

Con Lừa Và Tôi

Con Lừa Và Tôi

Con lừa và tôi của Juan Ramón Jiménez vẫn được sánh ngang với Hoàng Tử Bé của Antoine de Saint-Exupéry. Điều này không phải ngẫu nhiên, mà bởi chất thơ trong tác phẩm của thi sĩ Tây Ban Nha quả cũng tràn đầy như trong kiệt tác của nhà văn Pháp.

Theo bước chân hai nhân vật chính trong truyện, chú lừa Platero và chủ nhân thi sĩ của nó, độc giả được dẫn dắt qua khắp nẻo đường của một ngôi làng Tây Ban Nha duyên dáng, yên bình, tự bao đời vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống. Một ngôi làng với bao cảnh đẹp thơ mộng, nhưng cũng gợi lên cảm giác bàng bạc xót xa vì nhiều cảnh đời khốn khó, hắt hiu… Ở đây, người với vật cứ lặng lẽ gắn bó với nhau, chia sẻ từ những niềm vui nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày cho đến cả những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn.

Với nội dung thơ mộng và đầy tính nhân văn, bằng tài năng miêu tả bậc thầy của thi sĩ đã từng đạt giải Nobel Văn học, Con lừa và tôi là bản tình ca êm dịu đã đi vào lòng độc giả bao thế hệ và để lại trong họ những dư ba man mác.

Bóng Hình Của Gió

Bóng Hình Của Gió

Nghĩa Trang Những Cuốn Sách Bị Lãng Quên, nơi chốn mang cái tên kỳ dị này ẩn chứa những gì? Sau khi Daniel Sempre, mười tuổi, mang ra khỏi đó một cuốn sách do cậu tự chọn với sự cho phép của cha, gần như ngay sau đó cậu bị một kẻ lạ gớm ghiếc đáng sợ có khuôn mặt hoàn toàn biến dạng theo sát gót. Hắn muốn gì?

Cuốn sách kia, Bóng hình của gió mà cậu giữ trong tay, nó hay tác giả của nó mang những bí mật u tối nào khiến cho dường như nhiều phận người bị liên lụy với nó đến vậy? Trong cơn xoáy lốc chầm chậm nhưng chết chóc tỏa ra từ Bóng hình của gió và những gì ẩn đằng sau nó, Daniel phải chiến đấu ra sao để bảo vệ người mình yêu cũng như những người khác ban đầu xa lạ song dần dần trở nên thân thiết với cậu?

Một câu chuyện thật đẹp nơi mà tình yêu, hận thù, tình bạn, ý thức nghĩa vụ… đều tuyệt đỉnh. Và bàng bạc khắp là thành phố Barcelona, thủ phủ xứ Catalan nước Tây Ban Nha, kỳ vĩ, diễm lệ, bí ẩn, một trong những nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết.

Nhận định

“Một trong những cuốn tiểu thuyết hiếm hoi kết hợp cốt truyện đặc sắc với văn chương kỳ tuyệt… chỉ cần người này bảo người kia thôi cũng đủ thành sách bán chạy.”

– Sunday Times

“Zafón đưa vào câu chuyện một liều lượng tình yêu thật lớn, rồi thì đủ ma thuật, đủ giết người và đủ điên loạn để khiến cho ngay cả người đọc miễn cưỡng nhất cũng bị hút vào không dứt được. Hay đến kinh người.”

– Elle

“Bóng hình của gió là một tiểu thuyết đầy những huy hoàng lừa mị và những cửa bẫy kêu ken két, một tiểu thuyết mà ngay cả các tuyến truyện phụ cũng có tuyến truyện phụ riêng… một tiểu thuyết hay vô cùng.”

– Stephen King

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button