Sách hay về hát chèo

Sách về hát chèo hay nhất. Tìm hiểu về nghệ thuật hát chèo ở nước ta: kịch bản và diễn xuất, khoán ước của phường chèo, cách đánh trống chèo, phương pháp múa và hát..

Hý phường phả lục

Cuốn sách nghiên cứu về nghệ thuật hát chèo sớm nhất ở nước ta.

Tác giả Lương Thế Vinh đã nghiên cứu hàng trăm phường chèo, biên soạn cuốn Hý phường phả lục ghi lại các khoán ước của phường chèo, kịch bản và diễn xuất, cách đánh trống chèo, phương pháp múa và hát. 

Đặc Khảo Về Dân Nhạc Ở Việt Nam

Đặc Khảo Về Dân Nhạc Ở Việt Nam

Đặc Khảo Về Dân Nhạc Ở Việt Nam được in lần đầu cách đây khoảng 50 năm, được nhiều thế hệ chuyền tay nhau đọc. Hơn 200 trang sách, tác giả làm hướng dẫn viên đưa bạn đọc đi khắp vùng miền đất nước. Đi đến vùng trung du nghe các bộ tộc Trường Sơn gõ đàn T’rưng, tiếng cồng chiêng vang vọng giữa đại ngàn, đi lên vùng Thượng du Bắc Việt tìm lại dấu vết xưa của Trống đồng Đông Sơn, tiếng khèn của người Mèo, tiếng đàn tính phụ họa cho các thiếu nữ Thái huyền ảo trong điệu múa xoe. Vào miền Nam nghe câu vọng cổ. Có những loại hình sân khấu đã hình thành cách đây hàng mấy thế kỷ nay vẫn còn tồn tại như Chèo (Bắc bộ), Hát bội (Trung bộ) hoặc non trẻ hơn là Cải lương (Nam bộ).

Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều thế hệ sinh viên chuyên ngành âm nhạc dân gian đã sử dụng sách này để làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu của họ. Chính tác giả cũng vận dụng từ kho tàng dân ca khi viết những bài tình ca quê hương, từng ca khúc mang hơi thở của làn điệu dân ca Việt với âm gia ngũ cung được vận dụng mượt mà, uyển chuyển.

Tiếng Hạc Trong Trăng

Tiếng Hạc Trong Trăng

Cuốn sách mở ra với bạn đọc 30 “cuộc hội ngộ” với 30 con người hoặc uyên thâm, hoặc tài hoa, đau đáu với văn hóa nghệ thuật và tâm huyết trên hành trình kết nối văn hóa nghệ thuật với công chúng. Những nhân vật ấy, nhiều người đã nổi danh, ghi dấu ấn trong cộng đồng. Một số người khác, lặng lẽ và âm thầm yêu nghệ thuật, sáng tạo bằng cách riêng độc đáo.

Bước vào cuốn sách, người đọc cùng lắng theo những nỗi niềm dâu bể của thi sĩ Hoàng Cầm khi ông kể về quá trình sáng tác “Kiều Loan” – kịch thơ quan trọng nhất trong sự nghiệp của mình; cùng trở lại ấu thơ và hoa niên chìm nổi của NSƯT Phó Thị Kim Đức – ca nương đứng vào hàng bậc thầy của nghệ thuật ca trù; cùng đắm đuối với tình yêu rối nước và những hăm hở sáng tạo của nghệ sĩ Chu Lượng; cùng hào hứng với những mạo hiểm của chàng “Thạch Sanh Tống Toàn Thắng” trên sàn diễn với trăn và cá sấu. Người đọc cũng thêm phần mến mộ tinh thần phục hưng văn hóa của nghệ sĩ, nhà nghiên cứu Trịnh Bách, gần như từ bỏ tất cả danh vọng, giàu sang bên trời Tây để về Việt Nam miệt mài khơi lại ánh vàng son triều Nguyễn; hay chia sẻ những vui buồn và tinh thần lao động khoa học quên mình của nhà nghiên cứu cổ nhạc Bùi Trọng Hiền – người “giải mã” cồng chiêng Tây Nguyên; cũng như trở về thuở học trò lang thang Hà Nội với họa sĩ Phan Cẩm Thượng cùng những bước đi vào mỹ thuật, văn hóa Việt, những suy tư đầy nhân ái của ông về cuộc đời…

Những băn khoăn, trăn trở và niềm mê đắm nhiều màu vẻ của những “người quen trong công chúng” khác, qua cảm nhận và thể hiện của tác giả Nguyễn Quang Hưng, sẽ được chia sẻ với độc giả: NSND Thái Mạnh Hiển – người đưa xiếc “hành phương Nam”, nhạc sĩ Đăng Nước – tác giả bài hát nổi tiếng “Chúng con bên giấc ngủ của Người”, liền chị nghệ sĩ Lệ Ngải – cả đời lưu giữ, truyền dạy quan họ, PGS Phạm Đức Dương – biến sách và phòng làm việc riêng thành thư viện chung, Đại đức “mê” hát chèo Thích Trường Xuân, NSƯT Khắc Huề, nghệ sĩ tài năng trẻ của sân khấu tuồng Lộc Huyền, lão họa sĩ Phan Kế An, GS dân tộc nhạc học Nguyễn Thuyết Phong, nghệ sĩ nhiếp ảnh “Phước khùng”…

Gặp gỡ các nhân vật của “Tiếng hạc trong trăng” để thêm yêu mến những tâm hồn văn hóa nghệ thuật. Trong lòng cũng nhen lên niềm mong muốn tiếp cận và thưởng lãm nghệ thuật để đời sống mỗi người thêm phong phú. Nhà báo, nhà thơ trẻ Nguyễn Quang Hưng sinh năm 1980, hiện đang công tác tại Ban Thời Nay – báo Nhân Dân.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button