Sách hay về bóng bàn

Sách về bóng bàn hay nhất. Khái quát sự phát triển môn bóng bàn và hướng dẫn chi tiết từng phương pháp tập luyện, những kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao của bộ môn bóng bàn.

Kỹ Năng Đánh Bóng Bàn – Đặng Thị Kim Hiên

Kỹ Năng Đánh Bóng Bàn – Đặng Thị Kim Hiên

Cung cấp các kiến thức, chiến thuật, kĩ thuật cơ bản của môn bóng bàn với hình ảnh miêu tả động tác sinh động kèm theo lời chú thích đơn giản dễ hiểu giúp cho bạn đọc ngay từ mặt lý thuyết đã có thể dễ dàng nắm bắt được kỹ thuật một cách hiệu quả nhất.

Chế Độ Dinh Dưỡng Và Phương Pháp Tập Luyện Cho Người Chơi Bóng Bàn

Chế Độ Dinh Dưỡng Và Phương Pháp Tập Luyện Cho Người Chơi Bóng Bàn

Bóng bàn là một trong những môn thể thao có số Lượng người tham gia chơi tương đối lớn và đang rất thịnh hành. Bạn có thể bắt gặp người chơi bóng bàn ở bất kỳ nơi đâu như các phòng tập, chung cư, khu dân cư hay tại nhà.

Nếu chơi đúng cách và thường xuyên, môn thể thao bóng bàn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người chơi, như: Lợi ích về sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, nâng cao năng lực tinh thần, rủi ro thương tích thấp, gia tăng sự kết nối bạn bè và người thân trong gia đình, phù hợp với mọi đối tượng, có thể chơi bất cứ lúc nào, mở rộng các mối quan hệ

Với cuốn “Chế độ dinh dưỡng và phương pháp tập luyện cho người chơi bóng bàn” bạn đọc sẽ có những hiểu biết về môn thể thao này, về lịch sử phát triển, điều kiện để trở thành một vận động viên bóng bàn giỏi, những sai lầm trong quá trình tập luyện, cách khắc phục những chấn thương có thể xảy ra, các phương pháp nhằm nâng cao thể lực, sức bền, chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên ăn gì trước và trong quá trình thi đấu.

Bóng Bàn – Một Đời Tôi Đam Mê

Bóng Bàn – Một Đời Tôi Đam Mê

Ngoài những câu chuyện đời tư có gắn kết với môn thể thao mà tác giả yêu thích và gắn bó gần như hết đời mình với nó, cuốn hồi ký còn cung cấp cho bạn đọc nhiều tư liệu quý về lịch sử phát triển của bóng bàn Việt Nam, ông đã ghi lại trong thời gian làm vận động viên và tham gia công tác quản lý sau này cùng với Giải Bóng bàn quốc tế Cây vợt vàng do ông góp phần sáng lập và tham gia điều hành qua 32 mùa giải.

– – –

…Chúng tôi đã gặp nhau tại một quán cà phê trên đường Lê Duẩn. Nguyệt Ánh đến, mang theo bao nhiêu câu chuyện đầy yêu thương về bố mình là anh Nguyễn Trọng Trúc, người có hơn nửa thế kỷ gắn bó với Bóng bàn Việt Nam. Cả cuộc đời anh hình như duy nhất chỉ có một tình yêu nghề nghiệp với niềm say mê quả bóng nhựa mà thôi.

Anh vừa mất tháng 11.2017 tại TP.HCM. Thời gian trước khi mất anh đã cố gắng dành hết sức lực chạy đua với tuổi già và chống trả mọi thách thức về bệnh tật để hoàn thành cuốn hồi ký về cuộc đời và sự nghiệp của mình, nhưng căn bệnh ung thư đã tàn nhẫn chặn đứng ngay cả đam mê cuối cùng của anh và cướp anh đi khỏi vòng tay gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.

Nguyệt Ánh nói với tôi:

– Bây giờ gia đình em muốn nhờ anh hoàn chỉnh giúp cuốn hồi ký của bố em, vì anh vừa là nhà văn nhà báo, vừa là dân đam mê Bóng bàn, lại có thời gian là Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng bàn TP.HCM và cùng làm việc với bố.

Tôi rất cảm động và nhận lời.

Cuốn sách này đã ra đời như thế. Phần ghi chép và tổng hợp tư liệu anh Nguyễn Trọng Trúc đã hoàn thành gần như đầy đủ bằng những trang giấy cũ kỹ, với những dòng chữ “khó đọc như chữ bác sĩ”, nhưng đã được người con trai út là Hoàng Anh đánh máy lại cẩn thận và chính xác, cùng với phần hình ảnh tư liệu quý giá mà anh sưu tầm cẩn thận từ nửa thế kỷ trước trở lại đây. Nhưng vì anh Nguyễn Trọng Trúc ít viết hoặc không đủ thời gian để viết lại những ký ức riêng về cuộc đời mình trong hồi ký, nên tôi đã bổ sung thêm những trang viết của mọi thành viên trong gia đình anh về những kỷ niệm của những năm tháng sống đầm ấm bên nhau ấy.

Khi tôi bắt đầu làm công việc mà người ta thường gọi là chấp bút, tôi hết sức trân trọng giữ lại tất cả những gì anh đã dành trọn cuộc đời lưu giữ, thổ lộ, chia sẻ, nhắn nhủ với nền thể thao nước nhà nói chung, với bộ môn Bóng bàn nói riêng và chỉ đụng bút vào những phần tư liệu tham khảo và những ký ức chung, những kỷ nệm chung mà tôi từng biết rõ về anh.

Và kỳ lạ thay, khi tôi bắt đầu gõ những dòng chữ đầu tiên trên máy tính thì hình ảnh “con người của Bóng bàn” Nguyễn Trọng Trúc với hình dáng khỏe khoắn, điềm đạm, đẹp cùng tiếng lách tách của quả bóng nảy trên mặt bàn bóng xanh mướt suốt gần nửa thế kỷ quen biết anh, suốt bao nhiêu mùa giải thi đấu lại hiện lên trong trí nhớ của tô

Trong những năm tháng ấy, người mà tôi gắn bó thân thiết nhất chính là anh Nguyễn Trọng Trúc, anh là người cần mẫn sống chết cùng môn Bóng bàn và gắn bó đặc biệt với Giải Bóng bàn Quốc tế Cây Vợt Vàng sau 32 mùa giải đầy dấu ấn của làng banh nhựa Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Và ấn tượng đẹp nhất của tôi về Anh – là Anh – chứ không phải ai khác – xứng đáng được gọi là một chuyên gia, một từ điển sống của Bóng bàn miền Bắc trước kia và cả nước sau nà

Thưa bạn đọc và thưa các bạn hâm mộ Bóng bàn, tôi xúc động viết những dòng này trong cuốn hồi ký của anh vì tin tưởng chắc chắn và mãnh liệt một điều rằng: Đã là đam mê thì đam mê nào cũng đáng khâm phục, dù đó là niềm đam mê nghiên cứu vũ trụ rộng lớn hay đam mê về quả bóng bàn bằng nhựa đường kính chỉ 40mm và nặng chỉ 2,5g nhẹ nhất trong tất cả các loại bóng trên trái đất này.

NHÀ BÁO HUỲNH DŨNG NHÂN

Học Chơi Bóng Bàn – Hải Phong

Học Chơi Bóng Bàn – Hải Phong

Bóng bàn còn có tên gọi là ping pong, vốn là một trò giải trí sau giờ ăn tối của giới thượng lưu nước Anh vào những thập niên 80 của thế kỷ XIX. Sau đó, nó bắt đầu phát triển và phổ biến khắp nơi và được tổ chức thành giải vô địch thế giới không chính thức vào năm 1902. Ngày nay bóng bàn là một trong những môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới.

Nội dung cuốn sách nhằm giải thích những kiến thức cơ bản, kỹ thuật giao đấu và kỹ thuật luyện tập thi đấu bóng bàn. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ tìm thấy những điều thú vị và bổ ích để áp dụng trong luyện tập cũng như khi thi đấu.

Kỹ Thuật Đánh Bóng Bàn Cầm Vợt Dọc

Kỹ Thuật Đánh Bóng Bàn Cầm Vợt Dọc

Giới thiệu đặc điểm, vai trò, tác động, hiệu quả và các bí quyết kỹ thuật đánh bóng bàn cầm vợt dọc.

Kết hợp với hình ảnh miêu tả động tác sinh động, lời chú thích đơn giản dễ hiểu giúp cho bạn đọc ngay từ mặt lý thuyết đã có thể dễ dàng nắm bắt được kỹ thuật một cách hiệu quả nhất.

Hướng Dẫn Luyện Tập Môn Bóng Bàn

Hướng Dẫn Luyện Tập Môn Bóng Bàn

Cuốn sách do tác giả Nguyễn Duy Chinh, Trương Ngọc Quỳnh biên soạn dựa vào các tài liệu trong và ngoài nước nhằm giới thiệu một số kiến thức cơ bản về bóng bàn, quy tắc trong thi đấu, những thuật ngữ bóng bàn cơ bản và quan trọng nhất là giới thiệu nhiều bài luyện tập từ cơ bản đến nâng cao.

Tôi Yêu Thể Thao: Bóng Bàn

Tôi Yêu Thể Thao: Bóng Bàn

Sách gồm các nội dung sau:

  • Giải thích toàn diện về kỹ thuật. Từ việc đỡ giao bóng cơ bản đến đánh bóng thuận và trái tay, và cách đánh các đường bóng xoáy.
  • Dụng cụ cơ bản. Bàn, vợt, bóng và trang phục thi đấu.
  • Cách tập bóng bàn. Kỹ thuật tập luyện, ý kiến cho việc tập và thi đấu.
  • Quy định thi đấu. Cách ghi được 1 điểm và hệ thống tính đếm.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Đánh Bóng Bàn

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Đánh Bóng Bàn

Bóng bàn là môn thể thao phổ biến tại Việt Nam, môn thể thao này không yêu cầu thể lực cao nhưng đòi hỏi phải có kỹ thuật rất tốt.

Cuốn sách sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản và kĩ thuật trong đánh bóng bàn như cách cầm vợt, tư thế chuẩn bị, di chuyển, giao bóng, đỡ bóng, đẩy bóng, kèm theo các điều luật cơ bản trong bóng bàn.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button