Sách hay về chụp ảnh

Sách về chụp ảnh hay nhất. Chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trong chụp ảnh như bố cục, phơi sáng, ánh sáng, ống kính, cách nhìn, cài tốc, chỉnh khẩu, ngắm bắn và nhả cò…

Căn Bản Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh

Quyển sách Căn bản kỹ thuật nhiếp ảnh được biên soạn và trình bày lại đơn giản và cập nhật với nhiếu ứng dụng và hình ảnh trực quan , dễ hiểu , với mục đích phổ cập nhiếp ảnh theo từng cấp độ.

Cẩm Nang Cho Bạn Yêu Nhiếp Ảnh

Tất tần tật từ máy cơ đến kĩ thuật số, quay video hay dùng một lần…

Thông tin phong phú, dễ hiểu và vô cùng vui nhộn, Cẩm Nang Cho Bạn Yêu Nhiếp Ảnh chứa mọi điều bạn cần biết để tự tin bấm máy.

Sau khi tham khảo những lời khuyên thực tế cho mọi lứa tuổi về đủ loại máy ảnh: trên điện thoại thông minh, SLR, ngắm chụp hay chụp dưới nước, các nhiếp ảnh gia trẻ tuổi đã đủ lông đủ cánh cho cuộc đọ sức với dân nhà nghề.

Nội dung bao gồm:

  • Biểu đồ giải thích cách vận hành của máy ảnh
  • Hướng dẫn từng bước về sắp xếp bố cục và ánh sáng, giúp bạn chụp được tấm ảnh hoàn hảo
  • Thông tin về cách chỉnh sửa, chia sẻ ảnh cùng những phần mềm nhiếp ảnh hiện đại nhất
  • Mẹo và lời khuyên từ các chuyên gia và nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp tại National Geographic
  • Các hoạt động bạn có thể tự thực hiện
  • Những câu chuyện hậu trường – cách nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chụp bức ảnh hoàn hảo
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Các bài tập do Annie Griffiths – nhiếp ảnh gia nổi tiếng của National Geographic – đưa ra để thử thách kiến thức nhiếp ảnh của bạn

VÀ HƠN THẾ NỮA!

Không Đọc Sách Này, Chụp Xấu Đừng Buồn

KHÔNG ĐỌC SÁCH NÀY, CHỤP XẤU ĐỪNG BUỒN! mổ xẻ từng tuyệt tác nhiếp ảnh và các “chiêu thức” mà các “ông tổ” sử dụng (bố cục, phơi sáng, ánh sáng, ống kính và cách nhìn trong nhiếp ảnh) bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, kèm những hướng dẫn thực tế. Sau khi kinh qua bộ này, các đệ tử nhập môn sẽ biết cách “cài tốc, chỉnh khẩu, ngắm bắn và nhả cò” và có thể bỏ ngoài tai những lời sáo rỗng, chẳng hạn “Chụp (e)M mới đẹp”.

Các tay máy hãy tự mình trải nghiệm cái thú nhiếp ảnh để ngộ ra “bí kíp” mà các “ông tổ” đã đạt được: Kỹ thuật không phải là thứ quyết định nên một bức ảnh đẹp, mà tất cả đều nằm trong đôi mắt và cảm nhận.

Đây cũng là sách “gối đầu giường” cho các “phó nháy” marketing.

Đường Vào Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh – Ngôn Ngữ Hình Ảnh

Là một cuốn sách tác giả đã thai nghén khá lâu, tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm qua quá trình lăn lộn cùng nghệ thuật nhiếp ảnh, nay được tinh lược lại dựa trên phương thức lý thuyết ứng dụng và trực quan thị giác, đó là một ấn phẩm đẹp và dễ hiểu, đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của phong trào nhiếp ảnh nghệ thuật và sẻ chia cùng những độc giả yêu thích nhiếp ảnh ờ khắp mọi nơi.

Đường Vào Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh – Kỹ Năng Và Sáng Tạo

Quyển sách trình bày nhiều thủ pháp hữu ích cho người say mê chụp ảnh. Không chỉ là lý thuyết, trong sách còn có nhiều hình ảnh của nhiều nhà nhiếp ảnh nổi tiếng khác để bạn đọc so sánh, học hỏi và rút ra những “bài học” cần thiết để nâng cao tay nghề.

Ảnh Tự Chụp: Từ Khởi Nguồn Chân Dung Tự Hoạ

Hỏi: Ai đã sáng tạo ra ảnh tự chụp (selfie)?

Đáp: Không phải những người mang họ Kardashian đâu! Giờ đây ảnh tự chụp đã trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Vậy nghệ thuật này đến từ đâu? Ai đã phát minh ra chúng? Và tại sao? Hãy lật giở từng trang sách và tìm câu trả lời! Đồng thời, bạn sẽ khám phá ra vài thủ thuật và câu chuyện phía sau những bức chân dung tự hoạ nổi tiếng đấy!

Tại sao trong bức chân dung tự hoạ của Van Gogh lại có một bên tai băng bó dày cộp?

Phong cách tự chụp ảnh của Warhol ảnh hưởng gì đến các nhà nhiếp ảnh hiện đại?

Năm 1914, thiếu nữ hoàng tộc Nga nào đã gửi bức ảnh tự chụp trước gương của mình cho bạn? Chứa đựng vô vàn thông tin lí thú và những bức ảnh tuyệt vời, đây chính là cuốn sách hoàn hảo dành tặng những bạn đọc ưa thích ảnh tự chụp ở mọi lứa tuổi!

Bàn Về Nhiếp Ảnh

“Tất cả là từ một bài tiểu luận – về một vài vấn đề, mỹ học và đạo lý, nảy sinh từ sự có mặt khắp nơi cùng chốn của những hình tượng do máy ảnh tạo ra; thế rồi càng nghĩ không biết ảnh chụp là cái gì, tôi lại càng thấy chúng cứ khơi gợi và phức tạp mãi lên.” (Susan Sontag).

Người dịch chia sẻ: “Tôi chọn dịch vì những suy nghĩ của tác giả về nhiếp ảnh không lạc hậu chút nào. Nó động đến những vấn đề rất sâu về mặt triết học, xã hội học, nghệ thuật… Bà ấy viết về vai trò của nhiếp ảnh, về việc nhiếp ảnh thay đổi rất nhiều cách nghĩ, cách nhìn của xã hội, của con người. Điều đó rất quan trọng. Nếu mọi người đọc biết những suy nghĩ như thế cũng là một cửa để mở rộng quan niệm của mình về thực hành chụp ảnh”.

Ký Ức Một Ảnh Viện Sài Gòn

Ảnh viện không đơn thuần là nơi làm dịch vụ ghi chép hình ảnh, nơi diễn ra những giao dịch nhất thời giữa những người cần ảnh với thợ chụp ảnh, đó là một kho tàng ký ức về con người và nơi chốn, một nguồn dữ liệu nhân học, nhân trắc học, xã hội học, sử liệu cộng đồng.

Nhưng đó lại có thể không hơn gì một đống tro tàn sau những bể dâu thời cuộc.

Ký ức một ảnh viện Sài Gòn hay Câu chuyện Viễn Kính có thể xem như một dự án du khảo được tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên thực hiện trong suốt gần một năm. Cuốn sách hơn 220 trang là một câu chuyện đồ sộ về nhiếp ảnh, những hình ảnh quý giá một thời vàng son lẫn cay đắng của lịch sử.

Ông Đinh Tiến Mậu, nhân vật chính của câu chuyện – chủ hiệu ảnh Viễn Kính tiếng tăm của Sài Gòn, kể về sản nghiệp của một đời thợ ảnh cứ như không có chuyện vậy, nhẹ tênh, phẳng phiu, liền lạc. Như chẳng có chuyện gì, tay thợ ảnh ấy từng trở thành chứng nhân của lịch sử hay có ảnh đăng trên những trang báo hàng đầu. Như chẳng có chuyện gì, ảnh viện của ông là chỗ chụp chân dung của các ngôi sao hàng đầu làng giải trí miền Nam.

100 ý tưởng thay đổi Nhiếp ảnh

Trước khi được cụ thể hóa thành máy ảnh và ống kính, nhiếp ảnh là một ý tưởng. Phát xuất ngay từ chính vật thể, niềm mong muốn có một cách mô tả đặc biệt đã tồn tại từ khi có loài người. Mong muốn ấy thể hiện qua những tranh vẽ đồ theo hình dạng các bàn tay của nền mĩ thuật thời tiền sử. Lịch sử nhiếp ảnh là lịch sử của một phát minh còn đang tiếp diễn được định hình bằng những ý tưởng phát sinh từ khoa học và công nghệ, cũng như đáp ứng theo những điều kiện xã hội, những triết thuyết, trào lưu nghệ thuật và mĩ học liên tục biến đổi.

Cuốn sách trình bày 100 ý tưởng trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của nhiếp ảnh như: ảnh dương bản trực tiếp, máy xem ảnh nổi, ảnh đảo sắc, chồng ảnh… 100 ý tưởng này là những ý tưởng điển hình, bao quát phạm vi đa dạng của các ý tưởng đã đang tiếp tục định hình thực tiễn nhiếp ảnh. Có những công cụ rất cơ bản và cả những thiết bị đột phá, bao gồm máy ảnh camera obscura, màn trập máy ảnh và nhiếp ảnh số, cùng với một số ý tưởng ít được biết tới hơn, chẳng hạn như máy ảnh cho trẻ em và hệ thống thông tin địa lí (GIS) phục vụ cho giáo dục, thương và quản trị.

Ngày đăng: 21/08/2020 | Lần cập nhật cuối: 21/08/2020

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button