Sách hay về khủng hoảng kinh tế

Sách về khủng hoảng kinh tế hay nhất. Bàn về các cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô lớn toàn cầu, cách để phục hồi và phòng tránh sự lặp lại của khủng hoảng.

Biến Động: Các Quốc Gia Ứng Phó Với Khủng Hoảng và Thay Đổi Như Thế Nào

Trong cuốn sách này, Diamond phân tích các cuộc khủng hoảng mang tính huỷ diệt (chính trị, kinh tế, nội chiến, sinh thái,…) có thể tàn phá toàn bộ các quốc gia và những tác nhân nhiều chiều gây ra thảm hoạ.

Để minh chứng cho phân tích của mình bằng những ví dụ của thế giới ngày nay, ông khảo sát những cuộc khủng hoảng trong quá khứ đã xảy ra tại các quốc gia như Nhật Bản, Chile, Đức, Australia và Mỹ… Ông cho rằng cách thức mà mỗi cá nhân học hỏi để vượt qua những chấn thương tâm lí (mất việc, người thân yêu qua đời…), buộc phải lựa chọn những thay đổi để thích nghi cũng có thể được vận dụng cho các quốc gia để đối mặt và vượt qua khủng hoảng.

Hoảng Loạn, Hỗn Loạn Và Cuồng Loạn – Gần 400 Năm Lịch Sử Các Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính

Súc tích, giàu thông tin, Hoảng loạn, Hỗn loạn và Cuồng loạn thâu tóm gần 400 năm lịch sử tài chính thế giới với 10 cuộc khủng hoảng lớn. Cuốn sách giúp độc giả tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế phát sinh, phạm vi tác động của các cuộc khủng hoảng lớn trong gần 400 năm lịch sử vừa qua, từ đó đưa ra giải pháp cho những vấn đề kinh tế và xã hội hiện tại.

Bất cứ ai quan tâm và muốn học hỏi từ lịch sử để vượt qua khó khăn và phát triển đều không thể bỏ qua cuốn sách này.

Bong Bóng Kinh Tế Và Làn Sóng Vỡ Nợ Quốc Gia

Cơn sóng thần tín dụng giá rẻ quét qua thế giới từ năm 2002 đến năm 2008 không phải là một hiện tượng tài chính đơn giản: đó là một sự cám dỗ, một cơ hội cho mọi xã hội phô bày những khía cạnh trong tính cách mà bình thường chúng ta không bao giờ để lộ ra. Người Iceland muốn ngừng câu cá và trở thành nhân viên ngân hàng đầu tư, người Đức muốn trở nên Đức hơn, còn người Ireland không muốn làm người Ireland nữa.

Cuốn sách này bắt đầu với một bản điều tra về những bong bóng vượt ra ngoài nước Mỹ. Nó tuyệt vời và bi hài đến mức các độc giả người Mỹ phải thốt lên rằng: “Ồ, những kẻ ngoại quốc này thật ngu ngốc”. Nhưng ngay sau đó, khi Lewis chuyển con mắt xét đoán không khoan nhượng về California và Washington, người Mỹ sẽ biết sự hài hước ấy chỉ là miếng mồi dẫn họ đến một cái bẫy khi choáng váng nhận ra rằng những khoản nợ của nước Mỹ – con nợ lớn nhất và tham lam nhất thế giới này – sắp đến hạn thanh toán.

Nền Kinh Tế Tăng Trưởng Và Sụp Đổ Như Thế Nào

Những biến động và phản ứng của các chủ thể kinh tế trên các thị trường chứng khoán, thị trường vàng, thị trường bất động sản, thị trường tài chính tiền tệ trong thời gian gần đây cho thấy sự quan tâm vô cùng lớn, cũng như những bất cập và lỗ hổng trong hiểu biết thấu đáo về kinh tế thị trường của khá nhiều chủ thể kinh tế.

Trong bối cảnh này, những cuốn sách như cuốn sách này có thể mang lại một giá trị nhất định. Bản chất của kinh tế thị trường hàm chứa khả năng xảy ra những đợt tăng trưởng và khủng hoảng kế tiếp nhau, đó là quy luật khó tránh khỏi. Hiểu biết thấu đáo về những khái niệm cơ bản nhất của kinh tế học nói chung và kinh tế thị trường nói riêng sẽ giúp chúng ta, dù là cá nhân hay doanh nghiệp, có những ứng xử đúng đắn và hiệu quả trước những biến động của thị trường trong và ngoài nước.

Xu Thế Chi Tiêu Mới

Đại khủng hoảng kinh tế 2008 xuất phát từ Mỹ – thành trì tưởng như kiên cố nhất của nền kinh tế tư bản toàn cầu. Nước Mỹ từng cực kỳ kiêu ngạo với những sứ mệnh tự gán cho mình, nay đã trở nên dễ tổn thương hơn bao giờ hết. Tài sản của người dân bị cuốn phăng, nhưng trên hết, là niềm tin của dân chúng vào cả Chính phủ lẫn mô hình kinh tế thị trường đều suy sụp hẳn.

Cả thế giới đều dõi theo cuộc khủng hoảng của nước Mỹ. Hàng ngàn bài báo, phân tích, bình luận phủ kín các phương tiện truyền thông. Tất cả đều tập trung tường thuật, tìm kiếm nguyên nhân vĩ mô, săm soi những sai lầm của Chính phủ và Cục dự trữ Liên bang, đối sách của Tổng thống Obama… Tuy nhiên, nhân vật chính của nền kinh tế Mỹ, chịu ảnh hưởng nặng nề, trực tiếp nhất, chính là nhân dân Mỹ, thì ở đâu trong bức tranh phức tạp này?

Cuốn sách này kể cho chúng ta nghe về họ, những câu chuyện về cách một dân tộc đối phó với khủng hoảng kinh tế. Dường như một khuôn mặt khác của kinh tế Mỹ đang dần hé lộ. Những “giá trị Mỹ” từng đem lại vị thế siêu cường cho họ giờ đang được khôi phục. Có lẽ đây chính là con đường để nền kinh tế Mỹ hồi sinh từ đống tro tàn…

Kiếm Tiền Thời Khủng Hoảng – Thoát Khỏi Các Trò Lừa Đảo Khi Thị Trường Chứng Khoán, Bất Động Sản Và Tài Chính Suy Thoái

Trong Kiếm Tiền Thời Khủng Hoảng, tác giả cuốn sách lại nhìn vấn đề đó từ quan điểm hoàn toàn trái ngược. Với cách tư duy mới mẻ, Martin Weiss coi khủng hoảng như một cơ hội đầu tư và làm giàu, không những chúng ta có thể bảo toàn tài sản mà còn có thể gia tăng khối tài sản đó dù trong thị trường giá lên hay giá xuống.

Không liệt kê những lý thuyết đầu tư cũ kỹ, khô cứng, điều đặc biệt của Kiếm Tiền Thời Khủng Hoảng là nó được viết dưới dạng tiểu thuyết – một tiểu thuyết dạy cách kiếm tiền khi thị trường chứng khoán “chao đảo”. Nhân vật chính trong truyện là một giáo viên vật lý, hoàn toàn xa lạ với những chỉ số, quỹ đầu tư, trái phiếu, quyền chọn, … Cũng đã từng thất bại, bị lừa gạt, nhưng nhờ những hướng dẫn chi tiết, hiệu quả của nhà tư vấn chỉ-nhận-phí, dần dần cô đã tìm ra cho mình phương thức đầu tư thành công.

Khủng Hoảng Kinh Tế Toàn Cầu Và Giải Pháp Của Việt Nam

Cơn bão tài chính bùng phát từ năm 2008 đã cuốn mọi quốc gia vào vùng ảnh hưởng nguy hại của nó. Chúng ta sống với khủng hoảng, cố chịu đựng và nỗ lực vượt qua nó. Nhưng không hẳn ai cũng biết rõ nguyên nhân, diễn biến và hậu quả lớn lao của nó, cũng như những phương cách mà các quốc gia đối phó với nó.

Cuốn sách này không chỉ cung cấp thông tin về sự kiện này mà còn đưa ra những phân tích, đánh giá thực trạng cũng như triển vọng của các giải pháp khắc phục khủng hoảng qua các bài viết đã đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn của các chuyên gia kinh tế uy tín ở trong và ngoài nước như: GS Trần Văn Thọ, TS Vũ Quang Việt, TS Lê Đăng Doanh…đặc biệt là các cuộc phỏng vấn hai nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới Paul Krugman và Michael Porter nhân dịp hai ông đến Việt Nam.

Khủng Hoảng Tài Chính: Những Điềm Báo Trước Giờ G – Zero Hour

Cách đây đúng 10 năm (2008), nhân loại chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng “đói” tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở phố Wall.

Tình trạng tồi tệ của các tổ chức tài chính thứ cấp đã dẫn tới “đói” tín dụng ở nhiều nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực sản xuất. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã kéo theo suy thoái kinh tế ở nhiều nước.​

Thời điểm đó, ngân hàng HSBC công bố tỷ lệ nợ xấu năm 2006 tăng 20%; Tập đoàn tài chính New Century, khi đó là hãng cho vay dưới chuẩn lớn nhất tại Mỹ, đệ đơn xin phá sản; Tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Merrill Lynch bán tháo tài sản trong hai quỹ đầu tư Bear Stearns – nơi đã cho vay tín dụng dưới chuẩn hàng tỷ USD; ngân hàng lớn nhất của Pháp BNP Paribas đóng băng hoạt động rút vốn từ nhiều quỹ đầu tư…

Trong quyển sách Zero hour này, ông ấy và Andrew Pancholi (tác giả các “Báo cáo định thời điểm thị trường”) giải thích tất cả các chu kỳ này, các chu kỳ ảnh hưởng đến mọi thứ, từ định giá tiền tệ đến kết quả bầu cử, từ tốc độ tăng trưởng kinh tế ở châu Á đến tỷ lệ sinh sản ở Châu Âu. Bạn sẽ biết được, ví dụ:

  • Tại sao các công nghệ được thổi phồng nhất trong thời gian gần đây (xe hơi tự lái, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, blockchain) không thể phát triển cho đến thập niên 2030.
  • Tại sao Trung Quốc có thể là một bong bóng lớn nhất trong niên kinh tế toàn cầu (và bạn sẽ là một gã ngốc nếu đầu tư vào đây)
  • Tại sao bạn nên đầu tư vào ngành công nghiệp dược phẩm và chăm sóc y tế, và thoát ra khỏi thị trường bất động sản và xe hơi
  • Tại sao đặt niềm tin vào giá vàng là một ý tưởng tồi?

Phục Hồi Kinh Tế Sau Khủng Hoảng Covid – 19

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ khủng hoảng chưa từng thấy. Sự lây lan trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 cũng như biện pháp của các chính phủ để ngăn chặn sự lây lan này đang diễn ra với một quy mô chưa từng có. Khi chúng ta vật lộn với những tác động của giãn cách xã hội và tỷ lệ tử vong tăng cao, mọi người cần phải có các nguồn thông tin chính thống để hiểu rõ về cuộc khủng hoảng này.

Cuốn sách “Phục hồi kinh tế sau khủng hoảng COVID-19” được viết và xuất bản ngay giữa đại dịch, nhằm cung cấp sự hiểu biết chuyên môn về những gì đang diễn ra.

Tác giả cuốn sách là nhà kinh tế học Joshua Gans xem xét lại các vấn đề từ sự hỗn loạn nhất thời, để có một cái nhìn rõ ràng và hệ thống về cách các lựa chọn kinh tế đang được thực thi, nhằm đối phó lại với đại dịch COVID-19. Ông phác thảo các giai đoạn của nền kinh tế trong đại dịch, từ giai đoạn ngăn chặn đến giai đoạn thiết lập lại và cuối cùng là giai đoạn phục hồi và phát triển..

Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính

Cuốn sách sẽ đưa ra những thảo luận sâu sắc hơn về cách chúng ta nên đổi mới các chính sách kinh tế vĩ mô và giúp đa số độc giả hiểu về tính bất ổn tài chính và ngân hàng trung ương. Nếu chúng ta có ý định phá vỡ các chu kỳ bùng – vỡ (booms and busts) nguy hại, mọi chủ thể tham gia nền kinh tế cần nhận thức được chính xác vai trò và những giới hạn của các chính sách kinh tế vĩ mô.

Các chính trị gia và người dân cần nhận thức rõ ràng việc áp dụng các chính sách tiền tệ và tài khóa để ngăn chặn ngay lập tức những suy thoái kinh tế là điều không thể.

Các ngân hàng trung ương nên quay trở lại với mục đích chính của mình là quản lý quá trình tạo tín dụng và cần phải học cách chung sống với những sức ép từ phía các chính trị gia cũng như từ khu vục kinh tế tư nhân đòi mở rộng việc bơm tín dụng không ngừng vào nền kinh tế.

Rơi Tự Do – Nước Mỹ, Các Thị Trường Tự Do Và Sự Suy Sụp Của Nền Kinh Tế Thế Giới

Đây là cuốn sách của Joseph Eugene Stiglitz – giáo sư Đại học Columbia, nhà kinh tế học hàng đầu thế giới thuộc trường phái Keynes.

Không chỉ mô tả lại quá trình “rơi tự do” của nền kinh tế Mỹ bắt đầu từ mùa thu 2008, ông còn thảo luận qua 10 chương trong sách này các nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng tài chính và đợt suy thoái quy mô toàn cầu hiện nay, bàn về một trật tự kinh tế toàn cầu mới được thiết lập sau cuộc khủng hoảng và đề xuất các hành động cải cách cần thiết để phục hồi và phòng tránh sự lặp lại của khủng hoảng. Có lẽ thông điệp lớn nhất của ông là kêu gọi sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế và những quy định trong một số lĩnh vực ngành nghề nhất định.

Cách Nền Kinh Tế Vận Hành – How The Economy Works

Nội dung sách trình bày lại những học thuyết kinh tế và khái niệm kinh tế học cơ bản nhất, hiểu được cách vận hành và mối tương quan giữa những thành phần kinh tế quan trọng như Chính Phủ, Ngân Hàng Trung Ương, Doanh Nghiệp và Cá nhân. Những bài học trong lịch sử được phân tích rất chi tiết và logic. Từ đó giúp ích cho bạn đọc tăng khả năng tư duy về kinh tế, phân tích và hiểu được những tác động kinh tế trong và ngoài nước.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button