Sách hay về mùa xuân, đọc trong mùa xuân

Sách về mùa xuân hay nhất. Cho người đọc đắm chìm vào muôn vàn cảm xúc của mùa xuân, mùa của sum vầy, tình yêu, hạnh phúc và những khởi đầu mới đầy sức sống.

Organ Mùa Xuân

Organ Mùa Xuân

Kiriki Tomomi bước vào kỳ nghỉ xuân trước khi lên cấp 2 với nhiều khúc mắc. Bố mẹ đã ly thân do cuộc chiến triền miên với gia đình hàng xóm. Bà nội qua đời mới đây khiến cô bé chìm đắm vào sầu muộn và những giấc mộng lạ lùng. Ở nhà cả ngày chỉ có ông nội luôn lủi thủi với những việc riêng và cậu em Tetsu còn nhỏ nhưng ương bướng. Thế nên khi Tetsu bắt đầu rời khỏi nhà lang thang khắp thành phố với một sứ mệnh kỳ lạ: tìm mèo ốm, Tomomi liền đi theo bảo vệ

Những cuộc phiêu lưu của hai đứa trẻ trong thành phố đã khiến Tomomi vụt thay đổi, cô hiểu hơn những người xung quanh, hiểu hơn chính mình. Và, cuốn sách đã như một cung đàn trong trẻo, đẫm dư vị mát lành và chơi vơi của mùa xuân, cho người đọc đắm chìm vào muôn vàn cảm xúc ngây thơ, để khi tỉnh lại sực nhận ra, lá đã xanh, hạ đã sang, và cô bé con kia đã lớn tự lúc nào.

Câu Chuyện Của Khu Vườn Mùa Xuân

Câu Chuyện Của Khu Vườn Mùa Xuân

Cuốn sách nhỏ bé – Câu chuyện của khu vườn mùa xuân – đã được tạo ra trong lúc tâm trí tôi đang tĩnh tại, thoát thực và thư giãn nhất.

Vào mùa xuân năm 2013, hai vợ chồng tôi thuê một căn hộ nhỏ và yên tĩnh gần Công Viên Trung Tâm ở New York và sống tại đó trong vòng một tháng. Lúc ấy, cô con gái Ngân Kiều của tôi, đồng thời cũng là người đã dịch cuốn sách này sang tiếng Anh, đang theo học tại Đại học Columbia. Mỗi ngày, hai vợ chồng tôi đều hạnh phúc ngồi chờ con về cùng ăn cơm tối.

Quãng thời gian tôi sống cùng chồng và con gái trong căn hộ nhỏ, yên tĩnh gần Công Viên Trung Tâm ở New York vào mùa xuân năm 2013, giống như một kỳ nghỉ vậy. Tôi lắng nghe những bông hoa cựa mình hé cánh, ngắm nhìn đàn bướm thong thả khiêu vũ. Tôi giành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Chao, đó quả là một mùa xuân huyền ảo, giản dị và đầy hứng khởi!

Vào một buổi sáng, bên ngoài trời đang mưa, tôi ngồi trong căn hộ của mình và lắng nghe tiếng mưa gõ vào cửa sổ. Một chú bồ câu bé nhỏ ướt sũng đậu xuống mái hiên cửa sổ để tránh mưa. Từ cổ họng chú phát ra những tiếng “gù gù” đầy biểu cảm, giống như những tiếng thở dài. Theo một cách nào đó, tôi đã bị tác động bởi cảnh tượng ấy hệt như một đứa trẻ. Đến chiều khi trời đã quang mây, tôi dạo bước một mình trong Công Viên Trung Tâm. Tôi tản bộ xuyên qua khu rừng rậm rạp và nhìn ngắm bầu trời đầy mây khi đó.

Tôi nhón chân bước khẽ khàng dọc theo một con đường trải đầy cánh hoa, và hít căng lồng ngực bầu không khí trong lành… Khi đã đi được một quãng khá xa, tôi bỗng bắt gặp ánh nhìn lướt qua của một bà mẹ trẻ cùng bé gái mang đôi hài đỏ chưa đầy ba tuổi của chị.

Kỷ niệm về buổi chiều mùa xuân trong Công Viên Trung Tâm năm đó vẫn cứ vương vấn mãi trong tâm trí tôi, như thể nó cứ phai nhạt đi rồi lại bừng lên tươi mới. Trước sự tĩnh lặng vô giá của thế gian này, tôi không bao giờ có thể cầm được nước mắt.

Vào bữa tối ngày hôm đó, tôi đã chia sẻ trải nghiệm tuyệt vời này với Ngân Kiều bởi trước nay cháu vẫn luôn là người hiểu tôi sâu sắc. Cháu liền kể cho tôi về cái lần một chú sóc con đã cù vào cánh tay cháu để xin miếng bim bim. Cháu cũng kể rằng cháu có cảm giác như rất nhiều sinh vật nhỏ bé xung quanh – những chú cún con, mèo con, và những chú chim… – đang nói chuyện với cháu. Những cuộc “trò chuyện” với động vật ấy của con gái đã làm dấy lên trong tôi một niềm cảm hứng.

Tôi đã giữ lại một cuốn Câu chuyện của khu vườn mùa xuân trong lần xuất bản đầu tiên với tất cả sự trân quý. Một ngày nào đó, tôi muốn truyền lại cho các cháu của mình câu chuyện này, muốn được quan sát chúng chìm đắm trong văn thơ cùng những cảm xúc về cái đẹp và sự bình an. Âm nhạc, nghệ thuật, và văn học là những đôi cánh giúp tâm hồn ta được bay bổng. Và tôi tin rằng, những độc giả đã biết yêu những áng văn đẹp và tao nhã ngay từ nhỏ thì khi lớn lên, họ sẽ luôn thiên về lối suy nghĩ giàu đạo đức và sẽ có cuộc sống hạnh phúc, tươi sáng.

Lời tác giả

Khoảnh Khắc Mùa Xuân

Khoảnh Khắc Mùa Xuân

Khoảnh Khắc Mùa Xuân là những trang tùy bút ghi lại những cảm xúc, hồi ức khi xuân về tết đến của chính người viết với nhiều cung bậc khác nhau: là niềm vui được sum họp, được vui vầy, được gặp lại tuổi thơ, được quay về ký ức, được đắm mình trong cảm giác thỏa thê tận hưởng sắc màu, hương vị những ngày tết cổ truyền, là nỗi nhớ khắc khoải của đứa con xa quê, xa xứ, là niềm vui chưa trọn khi cạnh lòng nghĩ đến những phận dời chưa chạm được làn gió ấm của mùa xuân…

Hòa cùng những cảm xúc của người viết chúng ta như thấy mình ở đâu đó trên mỗi trang văn, những hồi ức xa xưa… bất chợt ùa về mang đến cho mỗi chúng ta những nguồn cảm xúc mới để chào đón một mùa xuân mới.

Nature Stories – Câu Chuyện Của Thiên Nhiên – Mùa Xuân – Vạn Vật Sinh Sôi

Nature Stories – Câu Chuyện Của Thiên Nhiên – Mùa Xuân – Vạn Vật Sinh Sôi

Trái đất của chúng ta quay xung quanh mặt trời nên một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân ấm áp, mùa hè nóng nực, mùa thu mát mẻ, mùa đông lạnh giá; vạn vật sinh sôi theo sự thay đổi của bốn mùa, theo quy luật của vũ trụ và thiên nhiên, dần dần hình thành thế giới tự nhiên diệu kỳ.

Bộ sách Câu chuyện của thiên nhiên gồm bốn cuốn là Mùa xuân – Vạn vật sinh sôi, Mùa hạ – Vạn vật bừng sức sống, Mùa thu – Vạn vật trưởng thành và Mùa đông – Vạn vật say ngủ.

Bộ sách được biên soạn dựa theo sở thích và khả năng nhận biết của các em nhỏ từ ba đến sáu tuổi. Bằng hình thức kể chuyện ngắn gọn súc tích, hình ảnh sinh động, tranh vẽ đẹp mắt, bộ sách sẽ đưa các em nhỏ bước vào thế giới tự nhiên, cảm nhận sự thay đổi của vạn vật, tìm hiểu, phát hiện và nhận biết cây cối, hoa cỏ, muông thú xung quanh.

Chuyện Kể Tối Mùa Xuân

Chuyện Kể Tối Mùa Xuân

Bé có biết:

  • Mùa xuân, trời ấm áp, muôn hoa đua nở… Những chú chim, ong, bướm rập rờn khắp muôn nơi… Vì thế mùa xuân thường được ví như cô gái xinh đẹp vậy!
  • Mùa xuân cũng có những ngày mưa phùn ẩm ướt. Mưa rơi nhè nhẹ cùng với khí trời ấm áp giúp cây cối đâm chồi nảy lộc.
  • Mùa xuân, có Tết cổ truyền. Vào ngày Tết, bé được mặc quần áo đẹp, đi chúc Tết ông bà và họ hàng, phải không nào?
  • Mùa xuân còn có nhiều lễ hội. Bé đã được tham gia lễ hội nào chưa nhỉ? Hãy hỏi bố mẹ về những lễ hội này, và khi có dịp, bé hãy tới tham dự xem nhé! Các lễ hội đều rất vui đấy!

Còn bây giờ, hãy cùng đọc những mẩu chuyện ấm áp như mùa xuân trong cuốn sách này nhé.

Phong Vị Xuân Xưa – Ngày Xuân Xem Sách Biết Việc Cổ Kim

Phong Vị Xuân Xưa – Ngày Xuân Xem Sách Biết Việc Cổ Kim

Bố cục sách chia làm 3 phần:

Phần I: Lai rai chén rượu ngày xuân: Là tuyển tập những bài viết giải thích về Tết, câu chuyện ăn Tết, vui Tết và câu đối Tết.

Phần II: Cảm tết: Là những bài viết tập trung vào những cảm nhận, thái độ trước mùa Xuân, thời cuộc, những dòng suy nghĩ của trí thức, nghệ sĩ trước mùa xuân.

Phần III cuốn sách có tiêu đề: Mùa xuân, lịch sử văn hóa là tập hợp một số bài viết về lịch sử, văn hóa, di tích của những trí thức nổi danh thời Pháp thuộc đã nói chuyện trong các buổi sinh hoạt của Hội Trí tri và trong giai phẩm của những năm trước cách mạng.

Phần phụ lục của sách là những bài văn khấn: văn khấn Tết ông Táo, văn khấn lễ Nguyên đán, Văn khấn mùng 4 tiễn ông vải đăng trong một cuốn sách in năm 1924, với nội dung rất ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hành.

Đúng Là Tết

Đúng Là Tết

“Đúng là Tết” giống như một bài đồng dao, với lượng ngôn ngữ không lớn phù hợp với các bé. Thể thơ ba chữ theo nhịp điệu tươi vui dễ đọc dễ thuộc, giúp bé ngân nga cả ngày. Vui làm sao giọng bé oanh vàng đọc thơ vang nhà trong mỗi ngày Xuân.

“Chúc ông, bà

Nhiều sức khỏe

“Chúc ba mẹ

Vui tuổi già”

“Chúc cháu bà

Mau chóng lớn”

Thông qua “Đúng là Tết” bé cũng sẽ biết thêm nhiều phong tục của quê hương mình vào ngày Tết cổ truyền. Bé được học về yêu thương và chia sẻ thông qua sự quan tâm của từng câu chào lời chúc. Bé học được niềm vui thông qua các công việc chuẩn bị đón Xuân.

Và không thể “Đúng là Tết” nếu thiếu đi những bức tranh màu tươi vui, tràn đầy hạnh phúc. Một món quà mừng tuổi ý nghĩa – trọn vẹn Mùa Xuân.

1987+: 30 Chưa Phải Là Tết

1987+: 30 Chưa Phải Là Tết

Tiếp nối những câu chuyện của tuổi 30, 1987+: 30 chưa phải là Tết có thể coi là tập hai của cuốn “1987”. Nếu như tập đầu tiên mang màu sắc trong trẻo, hồn nhiên đi theo quãng thời gian 30 năm từ ấu thơ đến trưởng thành của thế hệ 1987 thì trong cuốn sách mới sẽ là những câu chuyện, suy nghĩ mang tính thời cuộc và cả những dự án dành cho cột mốc “tam thập nhi lập”. Lần này, với nhóm tác giả mới hoàn toàn, trong đó có cả những nhân vật sinh năm 1988 – những người sẽ bước qua cột mốc tuổi 30 trong năm 2018.

Khác với hành trình thời gian 30 năm của cuốn đầu, “1987+: 30 chưa phải là Tết” sẽ là những câu chuyện về tuổi 30, về những suy tư, trăn trở khi đã “tam thập nhi lập”.

  • Đó là Trần Đặng Đăng Khoa, chàng trai phượt thủ quyết định kỷ niệm cột mốc tuổi 30 bằng việc lái xe máy đi du lịch vòng quanh thế giới.
  • Đó là Hoa hậu Mai Phương Thúy sau ánh hào quang showbiz tưởng như khuynh đảo thông tin mạng xã hội đã khám phá bản thân mình ở lĩnh vực đầu tư tài chính.
  • Đó là Uyên Linh, cô gái 10 năm trước vẫn còn đi kinh doanh quần áo thời sinh viên để rồi trở thành Thần tượng âm nhạc Việt Nam và đến nay là một trong những nữ ca sĩ hàng đầu.
  • Đó là Luân, chàng trai từ bỏ giấc mơ Mỹ để lên Đà Lạt xây ngôi nhà có tên gọi “Thời thanh xuân” là nơi mà “người nói” và “người điếc” chung sống hạnh phúc.
  • Đó cũng là Machi, cô gái Đinh Mão đã qua “hai lần đò” để rồi tìm thấy hạnh phúc nơi căn bếp bên chiếc tạp dề…

Trải qua 30 năm, cuộc đời đã quật ngã họ nhiều lần, theo cách này hay cách khác. Nhưng tất cả đều đứng lên, làm chủ chính mình. Trước tuổi 30, họ dành tất cả thời gian để khám phá thế giới. Khi bước sang tuổi 30, vùng đất mà họ muốn khai phá nhất chính là bản thân mình.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button