Sách hay về Hồi giáo

Sách về Hồi giáo hay nhất. Trình bày sự hình thành và phát triển của Hồi Giáo, mô tả chi tiết những tác động to lớn của tôn giáo này đến Trung Đông nói riêng và thế giới nói chung.

Bán Đảo Ả Rập: Tinh Thần Hồi Giáo Và Thảm Kịch Dầu Mỏ

Bán đảo Ả Rập là đế quốc của Hồi giáo mà cũng là đế quốc của Dầu lửa vì Dầu lửa chi phối nó cũng như Hồi giáo, còn mạnh hơn Hồi giáo. Hồi giáo liên kết Ả Rập thì Dầu lửa chia rẽ Ả Rập.

Vì vậy mà ba bốn chục năm nay ở bán đảo Ả Rập xảy ra không biết bao nhiêu xung đột: xung đột giữa các đế quốc, xung đột giữa các quốc gia Ả Rập, xung đột giữa các đảng phái trong mỗi quốc gia. […]

Lịch sử hiện đại bán đảo Ả Rập ly kì như lịch sử Trung Hoa thời Đông Chu liệt quốc, và cũng có đủ những nhân vật lạ lùng như nhân vật Đông Chu.

Cuốn này còn hấp dẫn hơn cuốn Bài học Israel. Hai cuốn họp thành một bộ rất đầy đủ về vần đề Trung Đông mà những ai quan tâm tới thời cuộc đều không thể không đọc.

Lịch Sử Thế Giới 4 – Sự Hình Thành Châu Âu Và Thế Giới Hồi Giáo

Quyển sách này nói về những sự kiện lịch sử nổi bật từ thế kỷ IV tới thế kỷ XVI. Trong đó, nổi bật là sự phát triển của Hồi giáo, sự hình thành trật tự châu Âu sau khi đế quốc La Mã tan rã, đế quốc Byzantine và cuối cùng là sự phát triển của Giáo hội Công giáo La Mã. 

Dẫn Luận Về Hồi Giáo

Thuật ngữ “Hồi giáo” chi phối những tin tức đầy hình ảnh bạo lực. Nhưng những hình ảnh này lại trái ngược với một tín ngưỡng mà hầu hết tín đồ của nó – giờ đây lên tới hơn một tỉ người trên khắp thế giới – xem là không kém yêu chuộng hòa bình hơn Cơ Đốc giáo hay Phật giáo. Thật vậy, từ Islam trong tiếng Ả-rập có nghĩa là “quy thuận” và có liên quan mật thiết đến từ salaam, “hòa bình”.

Trong sách Dẫn luận về Hồi giáo, Malise Ruthven đưa ra một tổng quan công bằng, súc tích và đáng tin cậy về Hồi giáo. Là một tiếng nói có uy tín về Hồi giáo được thừa nhận trên toàn cầu, ông cung cấp những hiểu biết cốt lõi về tôn giáo này, khảo sát những vấn đề như tại sao Hồi giáo có sự phân chia lớn thành những dòng như Shia, Sunni hay Wahabi, và tầm quan trọng của luật Sharia trong đời sống Hồi giáo. Sách của Ông cũng đưa ra những góc nhìn mới mẻ cho các câu hỏi khẩn thiết về Hồi giáo và thế giới ngày nay.

Người Đua Diều

Câu chuyện là lời tự thuật của nhà văn người Mỹ gốc Afghanistan Amir về những năm tháng tuổi thơ đầy niềm vui cũng như lỗi lầm, về những ngày trôi dạt trên đất khách rồi cuộc hành trình trở lại quê hương đổ nát để cứu chuộc tội lỗi cho bản thân và cho cả người cha đã khuất.

Theo dòng hồi ức của Amir, người đọc trở lại hơn hai mươi năm về trước, khi Amir còn là một cậu bé mười hai tuổi sống trong vòng tay che chở của Baba giàu sang và thanh thế. Cùng gắn bó với Amir suốt những năm tháng tuổi thơ là Hassan, con trai của người quản gia Ali, một cậu bé lanh lợi, mạnh mẽ nhiều lần xả thân để bảo vệ Amir.

Thế nhưng tình bạn và lòng tận tụy của Hassan đã không được đền đáp, một ngày mùa đông năm 1975, Hassan vì ra sức bảo vệ chiếc diều xanh chiến lợi phẩm của Amir đã bị bọn trẻ xấu hành hung và nhục mạ. Sự nhu nhược và hèn nhát đã cản bước Amir cứu bạn, thậm chí, còn biến cậu thành một kẻ gian dối khi bịa chuyện nhằm đuổi cha con Ali và Hassan ra khỏi nhà. Và Amir đã phải trả giá cho lỗi lầm ấy trong suốt phần đời còn lại..

Lịch Sử Thượng Đế

Karen Armstrong là một tác giả người Anh, chủ nhân của 12 cuốn sách về tôn giáo đối chiếu, và là chuyên gia về đức tin trên thế giới, trào lưu tôn giáo chính thống và thuyết độc thần. Năm 1993, được công chúng chú ý nhờ cuốn sách Lịch sử Thượng đế, công trình của Armstrong tập trung vào những điểm tương đồng của các tôn giáo lớn, cũng như tầm quan trọng trong nhiều khía cạnh của lòng trắc ẩn, hay “Quy tắc vàng” theo cách giải thích của bà.

Vì sao có sự tồn tại của Chúa Trời? Ba tôn giáo độc thần chủ đạo – Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo – đã định hình và thay đổi khái niệm Chúa Trời như thế nào? Ba tôn giáo này có sự ảnh hưởng lẫn nhau ra sao?

Trong cuốn sách viết lối tư duy thông minh này, Karen Armstrong, một trong những nhà dẫn giải tôn giáo hàng đầu của Anh lần lại lịch sử quá trình nam giới và phụ nữ nhận thức và trải nghiệm liên quan tới Chúa Trời, từ thời Tổ phụ Abraham cho tới hiện tại.

Bước Vào Thế Giới Hồi Giáo

Một cuộc hành trình kỳ thú với nhiều khám phá lạ lẫm kéo dài bảy tháng từ năm 1979 đến 1980 qua bốn quốc gia Iran, Pakistan, Malaysia và Indonesia – những đất nước có tín đồ Hồi giáo chiếm đại đa số, đặc biệt có quốc gia còn xem Hồi giáo như quốc giáo.

Với cách quan sát nhạy bén, vừa chi tiết vừa bao quát; với năng lực phân tích và tổng hợp có chọn lọc những sự kiện, nhân vật, tình huống, thực trạng… thật sắc sảo, chính xác, tác giả đã dựng nên một bức tranh toàn cảnh vô cùng sinh động về từng đất nước. Hầu như, ở những nơi đây, mọi sinh hoạt trong tất cả các lĩnh vực đều phải tuân theo hay được áp dụng những chuẩn mực tín điều của Hồi giáo với tất cả niềm sùng bái. Tuy nhiên, cũng chính trong lòng của bầu khí tín ngưỡng ấy vẫn không tránh khỏi quan điểm khác nhau, chưa đồng thuận về các quy định hay luật lệ áp dụng thống nhất cho toàn thể tín đồ.

Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út

Cuốn sách là tự truyện của một người phụ nữ đi xuất khẩu lao động tại Ả Rập Xê Út với mong muốn đổi đời với lời hứa hẹn từ trung tâm. Chỉ đến khi đặt chân đến đất nước Ả Rập cô mới nhận ra mình bị lừa, phải làm giúp việc cho những gia đình đông người, bị bóc lột đến mức lao lực.

Câu chuyện là một góc khuất về xuất khẩu lao động, cảnh tỉnh mọi người cần cảnh giác và tìm hiểu cặn kẽ khi quyết định đi ra nước ngoài kiếm sống.

Con Đường Hồi Giáo

“Bởi tôi biết còn có rất nhiều điều thiêng liêng hơn niềm tin tôn giáo, ấy là niềm tin vào sự ràng buộc cội rễ của giống loài; vào sự giống nhau giữa người với người hơn là sự khác biệt về đức tin; vào lòng tốt; vào sự đồng cảm và hướng thiện.

Tôi tin là một khi đặt chân đến Trung Đông, với trái tim này mở toang không che giấu, những người Hồi rồi cũng sẽ mở lòng với tôi – một cô gái Việt Nam vô thần.”

(Nguyễn Phương Mai)

Những Tiểu Thư Hồi Giáo

Ngay từ khi mới phát hành, Những tiểu thư Hồi giáo đã tạo nên một cơn sốt khắp thế giới Ả rập, sau đó lan sang cả phương Tây. Tiểu thuyết đầu tay của nữ nhà văn trẻ này đã hé lộ một góc nhìn chưa từng có vào cuộc sống thường nhật của các cô gái Ả rập Xê út thượng lưu, vốn luôn khuất sau những tấm mạng che nổi tiếng.

Đó là một thế giới nhung lụa bị giấu kín, đến mức khi được hé lộ, dù bằng một cách rất thú vị và nhẹ nhàng, nhiều chi tiết của nó vẫn làm kinh ngạc nhiều người ngoài cuộc.

Có những phụ nữ trẻ được học hành tử tế, đi mua sắm tại những trung tâm thương mại xa hoa, có mạng Internet và những chuyện tán gẫu giật gân, nhưng cũng có những cuộc hôn nhân sắp đặt như ở thời Trung cổ, những “cảnh sát tôn giáo” có thể bắt giam một cô gái chỉ vì cô chuyện trò với một chàng trai trên phố, những án phạt cho kẻ nào dám bán hoa hồng đỏ trong lễ Valentine.

Có những tình yêu rực rỡ khi ở nước ngoài, nhưng lại lụi tàn trước ngưỡng cửa bảo thủ của thành Riyadh. Có những đường dây điện thoại trĩu nặng lúc nửa đêm, bởi người ta không được phép thổ lộ quá nhiều điều dưới ánh sáng ban ngày..

Ngàn Mặt Trời Rực Rỡ

Bốn thập kỷ biến động và ly tán ở Afghanistan, một lối dẫn dắt chân thực bậc thầy, câu chuyện về những số phận bị vùi dập nhưng đầy ám ảnh. Với Ngàn mặt trời rực rỡ, Khaled Hossini đã chứng minh thành công của Người đua diều không phải điều ngẫu nhiên.

Mariam và Laila, hai người phụ nữ, hai tuổi thơ trái ngược nhau, những biến cố khốc liệt khiến họ phải gặp nhau. Một là cô bé con rơi mà cha mình không thể công nhận, một là cô gái thượng lưu sống trong nhung lụa, cả hai cùng trở thành vợ một người đàn ông, cố gắng sinh con cho anh ta, cùng bị đánh đập tàn nhẫn. Một người vợ đã giết chết người chồng chung đó. Còn một người phải rời đất nước ra đi với người yêu và những đứa con. Số phận họ đã hòa quyện vào nhau trong thân phận đau thương, bền bỉ của người phụ nữ Afganistan trước nền chính trị hỗn loạn và tôn giáo hà khắc, làm nên một trường ca tiểu thuyết vô cùng cảm động.

Trí Tuệ Dân Tộc Ả Rập

Người Ả Rập sinh ra, lớn lên và từ giã cõi đời trong ánh sáng nhiệt đới ngập tràn xứ sở của họ cùng với tín ngưỡng Hồi giáo.

Mọi hoạt động của người Ả Rập đều thể hiện những đặc trưng của vùng đất kỳ lạ ngày, đó là sự tôn sùng trí tuệ và sức mạnh, óc phiêu lưu và sự quả cảm, hơn nữa còn coi đó là niềm vui sống.

Từ hình ảnh của những bộ lạc du mục trên sa mạc trong quá khứ tiền Hồi giáo, người Ả Rập đã tạo dựng một nền văn minh rực rỡ trải dài từ Tây Ban Nha qua tiểu Á đến Ấn Độ và xa hơn nữa.

Nền văn minh ấy đã đóng góp cho nhân loại những thàn tựu rực rỡ về khoa học, kiến trúc…, từ những câu chuyện đầy mê hoặc của “Ngàn lẻ một đêm” cho đến các con số mà cả thế giới đang dùng… chúng ta đều thừa hưởng từ nền văn minh Ả Rập.

Lịch Sử Trung Đông – 14 Thế Kỷ Ra Đời & Phát Triển Của Hồi Giáo

Trung Đông, nơi khởi nguồn của Hồi giáo, một khu vực hợp nhất với ba châu: Âu – Á – Phi, đồng thời luôn giữ một vai trò trọng yếu trong lịch sử Thế giới.

Lịch sử Trung Đông – 14 thế kỷ ra đời và phát triển của Hồi giáo là bức tranh toàn cảnh mô tả chi tiết, cụ thể về lịch sử của vùng Trung Đông, tập trung chủ yếu vào Ai Cập, bán đảo Ả Rập, các nước Hồi giáo đang phát triển, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran… từ khi Hồi giáo ra đời và phát triển cho đến ngày nay. Người đọc có thể tìm thấy ở đây những nét khái quát cơ bản nhưng rất hữu ích và sâu rộng về sự hình thành và phát triển của từng dân tộc, từng quốc gia – một vùng đất giàu có về văn hóa, tài nguyên và nhất là mang đậm màu sắc tôn giáo.

Mở Mắt Trời Vẫn Xanh

Cuốn sách kể về cuộc sống của Russell Ammiano bị đảo lộn hoàn toàn sau vụ 11/09. Hôm đó là 1 ngày kinh hoàng, bắt đầu bằng việc muộn giờ một cuộc họp quan trọng; rồi anh nhận được điện thoại báo tin mẹ mình đột ngột qua đời; và Russell cần thu xếp về quê ngay lập tức để chăm sóc cho người anh trai bị bại não; sau đó, anh tận mắt chứng kiến cảnh tòa nhà nơi anh làm việc bị sụp đổ, và tất cả bạn bè đồng nghiệp cũng như công ty anh đều bị vùi sâu dưới đống đổ nát..

Về Đạo Islam

Islam giáo – Hồi giáo là một trong ba tôn giáo lớn hàng đầu trên thế giới hiện nay, được xuất hiện ở phía Tây Arập vào đầu thế kỷ VII do nhà Tiên tri Mohammed sáng lập. Trong tiếng Arập, Islam có nghĩa là “sự phục tùng”, “sự vâng lời” vào Đấng tối cao là Đức Allah. Các tín đồ Islam giáo được gọi là các muslim.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button