Sách hay về Mật Tông

Sách về Mật Tông hay nhất. Hiểu được Mật Tông và vai trò của Mật Tông trong quá trình tu tập đạt giác ngộ, giúp người đọc chọn hướng đi phù hợp với căn cơ của mình.

Bộ Mật Tông

Bộ Mật Tông

Xưa đức Như Lai là bậc tôn quý xuất thế trong đời, đem đạo pháp giáo hóa mọi người, xiển dương pháp Đại Thừa, dắt dẫn quần mê, mở bày ra muôn pháp. Phương pháp tuy nhiều, tùy lúc mà nói, nhưng mục đích vẫn chỉ làm thế nào để vào được biển viên mãn, cho nên chỗ trở về chỉ là Nhứt thừa (Phật thừa).

Song, Hiển giáo Mật tông đều gồm thâu cả tánh tướng. Nghĩa lỳ Hiển giáo chia làm năm thời tóm lại gọi là Tô Đại Lãm (Kinh). Mật bộ bao gồm ba tạng, riêng gọi là Đà Ra Ni (Thần chú). Người đọc Hiển giáo cho rằng: Không, Hữu, Thiền, Luật trái nghịch nhau, mà không xét tận đến viên lý, cứu cánh. Còn người học Mật bộ, lấy Đàn, Ấn, Chữ, Tiếng làm phép tắc, nhưng chưa biết chỗ thần thông bí áo. Vội cho Hiển giáo Mật tông mâu thuẫn nhau, Tánh tông, Tướng tông lỗ tròn cán vuôn khó ăn khớp nhau. Vì thế sanh tâm chống trái, chê bai, hủy báng.

Tóm lại chỉ thiên chấp một khía cạnh nào đó, mờ mịt tánh viên thông. Nếu không phải là bậc Chí Trí, làm sao dung hội được các đầu mối sai khác, sự nghiệp có thành tựu, người mới hoằng dương được đạo. Nay vì Hiển Mật Viên Thông pháp sư, trong thời bấy giờ, người đời suy tôn Ngài là bậc anh ngộ, thiên tính của Ngài quá thông minh.

Khi còn nhỏ tuổi, Ngài lễ lạy các bậc danh sư cầu học. Trải qua 15 năm học hỏi rất tịnh tường, nào là tham thiền hỏi đạo, học rộng nghe nhiều, về mặc nội điển Ngài tinh thông các tông Ngũ giáo. Ngoại điển, Ngài thấu suốt các vấn đề bí áo của trăm họ. Ái ố không giao xem, lợi danh chẳng màng đến. Đã thế mà Ngài lại nhàm chán chốn đô thành, lành mình nơi hang núi..

Tổng Quan Về Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng

Tổng Quan Về Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng

Cuốn sách “Tổng quan về Phật giáo Mật tông Tây Tạng” trình bày và tìm hiểu một cái nhìn toàn diện của Mật tông Tây Tạng, với hy vọng đưa ra một “tổng hợp thể” về Mật tông Tây Tạng. Sự hiểu biết tổng quan và đại cương này rất cần thiết, để cho những người muốn tìm về giáo lý và hành trì Mật tông có được một tài liệu tham khảo và minh định hướng đi của mình trên con đường tìm về chân lý của chư Phật.

Mỗi chúng sinh đều thọ thân người với những thuộc tính và căn cơ khác nhau. Cho nên mỗi người phải tự mình chọn lựa pháp môn thích hợp. Chỉ riêng về Mật tông Tây Tạng đã có nhiều trường phái riêng biệt, mỗi trường phái lại có ngàn vạn pháp môn khác nhau, không thể nào tìm học cho hết dù dành cả đời mình để học hỏi.

Do đó cuốn sách này cũng chỉ giới hạn về đại cương quá trình hình thành Mật tông Tây Tạng qua lịch sử và các trường phái chính cũng như các pháp môn hành trì rộng rãi nhất của các trường phái đó, để người sơ cơ có thể từ đó tìm hiểu và chọn hướng đi phù hợp với căn cơ của mình.

Nơi Thiền Tông Và Mật Tông Hội Ngộ

Nơi Thiền Tông Và Mật Tông Hội Ngộ

Chögyam Trungpa Rinpoche đã làm chúng ta choáng ngợp với trí tuệ kim cương của một hành giả. Chúng ta hân hoan với trực quan của ông soi chiếu vào những đặc trưng của Thiền tông và mối quan hệ của Thiền tông với giáo lí mật tông. Cả một thế hệ Phật tử phương Tây được nuôi dưỡng trong trực quan ấy. Sách này nên ở trên kệ của bất kỳ ai muốn học ….

Mật Tông – Nhập Môn Tu Học

Mật Tông – Nhập Môn Tu Học

Tu tập là gì? Tu tập là không ngừng làm việc tốt để tiêu trừ nghiệp chướng. Những gì được xem là không may mắn trong đời sống có thể là do nghiệp chướng từ kiếp trước, từ quá khứ gần hoặc từ quá khứ rất xa. Theo luật nhân quả, chúng ta gieo nhân nào sẽ hái quả nấy, gieo nhân lành sẽ hái quả thiện, gieo nhân dữ sẽ hái quả ác. Việc tu học theo Mật tông hay Hiển tông cũng là để tu nhân tích đức, điều chỉnh nhân quả, thay đổi nghiệp chướng. Tu tập là để khai sáng tâm thức, tiêu trừ kiếp nạn chứ không phải cầu xin sức mạnh thần linh. “Thần” của Mật giáo chỉ là hạt giống (chủng tử) tiềm tàng trong tâm thức của chúng ta, tạo nên hành trình tu tập sẽ trổ hoa giác ngộ ở cuối con đường.

Những pháp môn có vẻ thần bí của Mật tông là những tác nhân cho người tu tập bước vào hành trình ấy, với sự trợ giúp của “thần lực” – cũng là mạng lưới nhân duyên trải khắp vũ trụ, trải khắp không gian và thời gian sống của con người.

Mật Tông Tây Tạng

Mật Tông Tây Tạng

Sách “Mật tông Tây tạng – Tôn giáo huyền bí nhất trên thế giới” tập hợp các kiến thức sắc sảo, những phân tích sâu sắc, những thể nghiệm chân xác, cùng những luận chứng độc đáo của các nhà nghiên cứu Phật học mọi miền để cấu trúc nên một diện mạo tổng quan hết sức độc đáo về Phật giáo Mật Tông Tây Tạng.

Đưa bạn đọc đến với một cuộc hành hương kỳ thú vào thế giới tâm linh tôn giáo. Cuốn sách được trình bày bằng một hệ thống hình vẽ minh họa sinh động, ngôn ngữ gần gũi với đời sống sinh hoạt. Các sơ đồ diễn giải và bảng biểu diễn được trình bày một cách khoa học, dễ hiểu. Các nhân tố thị giác rời rạc trên bình diện văn tự, hình ảnh, biểu bảng được xâu chuỗi, tổng hợp lại thành một hệ thống thống hữu cơ hoàn chỉnh.

Mong rằng, cuốn sách có thể chuyển tải được một nội dung văn hóa sâu xa, siêu việt khỏi mọi giới hạn của vật chất, của không thời gian và khoa học, mở ra một cánh cửa dẫn dắt người đọc đến với những tri thức sâu sắc hơn nữa về Mật Tông Tây Tạng – một thứ Phật giáo “gần như hoàn chỉnh” trong thế giới đạo Phật.

Pháp Khí Mật Tông

Pháp Khí Mật Tông

Phật giáo Tạng truyền và Phật giáo Hán địa đều cố nguồn gốc từ Phật giáo Ân Độ, nhưng lại có sự phân biệt khá rõ ràng. Phật giáo Tạng truyền sau khi có sự dung hợp với Phật giáo An Độ và Bản giáo của Tây Tạng hình thành nên dáng vẻ tôn giáo độc đáo riêng của mình. Ví như có thể thấy được sắc thái của chư tôn Kim cương phẫn nộ biểu thị sự uy nghi trong các tự viện và trong tay của chư tôn hiện tướng phẫn nộ có cầm nhiều pháp khí biểu thị sự sợ hãi với nhiều sắc thái khác nhau.

Đặc biệt qua sự miêu tả trong các bức tranh Đường Ca – viên ngọc trong nghệ thuật Mật tông Tây Tạng. Nhiều người cho rằng: “Một bức Đường Ca chính là một bộ giáo pháp Kim cương thừa ”. Những hình tượng hiện lên trong bức Đường Ca có sắc thái mỹ lệ và hàm chứa ngụ ý đặc thù riêng, nhưng cũng thể hiện rất rõ ràng những phong vị độc đáo của Phật giáo Tạng Mật.

Nghệ thuật Đường Ca Tây Tạng ngoài sắc thái mỹ lệ, nét vẽ tỉnh tế ra, quan trọng hơn còn mượn những đồ hình trên đó để thể hiện đặc điểm giáo lý cơ bản của Phật giáo. Đằng sau những hình tượng trong Đường Ca, thực tế ẩn chứa nội hàm Phật giáo bí mật, là một công cụ để giải thích rõ ràng và quan trọng giáo nghĩa của Phật giáo Tạng truyền..

Phật Giáo Mật Tông Nhập Môn

Phật Giáo Mật Tông Nhập Môn

  • Nguồn gốc lịch sử Phật giáo.
  • Sự hình thành các tông phái Phật giáo.
  • Nhập môn nghệ thuật Phật giáo.
  • Các nhân vật Phật giáo tiêu biểu Hán truyền đến Phật giáo Tạng truyền.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button