Sách hay về y học cổ truyền

Sách về y học cổ truyền hay nhất. Cung cấp những kiến thức trọng tâm về Y học cổ truyền, phục vụ cho việc học tập, tham khảo, nghiên cứu và ứng dụng tốt trong điều trị.

Y Học Cổ Truyền Cây Thuốc Nam Bài Thuốc Từ Thiên Nhiên

Cuốn sách này giới thiệu đến bạn đọc những bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ cây thuốc nam, bao gồm những cây thuốc quý mà chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong thiên nhiên như cây cúc vạn thọ, cây chó đẻ, cây ích mẫu, hà thủ ô, đu đủ tía, mã đề, cây bạc hà, tía tô, cỏ tranh, ô dược, … và nhiều cây quý khác.

Ngoài việc trình bày rõ ràng về tính vị, công dụng, cách dùng cũng như cách chế biến của từng cây thuốc, sách còn giới thiệu đến bạn đọc những dấu hiệu nhận biết ở những bệnh thường gặp mà bạn đọc nên biết để có sự chẩn đoán đúng, đồng thời ứng dụng phương thuốc điều trị phù hợp.

Hoa Đà Thần Y Bí Truyền

Hoa Đà Thần Y Bí Truyền là một trước tác nổi tiếng của Hoa Đà tiên sinh, một danh y kiệt xuất, lừng lẫy tiếng tăm của nền y học Trung Hoa cổ đại thời Đông Hán. Tên tuổi của Hoa Đà đã được gắn với rất nhiều huyền thoại. Bộ sách này còn lưu giữ được rất nhiều tinh hoa của nền Trung y cổ đại mà đến ngày nay vẫn nguyên giá trị.

Y Học Cổ Truyền Trên Thế Giới và Việt Nam

Cuốn sách đề cập đến những kiến thức cơ bản về Y học cổ truyền trong tất cả các lĩnh vực: Lý luận cơ bản, Châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc, Dược và các bài thuốc kinh điển, Điều trị cụ thể cho các chứng bệnh trong Nội, Ngoại, Phụ, Nhi và các chuyên khoa lẻ.

Cuốn sách này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về Y học cổ truyền cho các đối tượng trong và ngoài chuyên ngành Y học cổ truyền, giúp họ có thể tham khảo và ứng dụng tốt trong điều trị.

Phương Thang Y Học Cổ Truyền

Cuốn “”PHƯƠNG THANG Y HỌC CỔ TRUYỀN”” có trên 10.000 phương thang của các danh y trong nước và ngoài nước.

Một phương thuốc dùng đặc trị một bệnh hoặc 2-3 bệnh, việc sắp xếp nhiều phương thuốc có tác dụng và chỉ định tương tự được xếp vào một loại bệnh hoặc hai, loại bệnh được xếp vào một nhóm bệnh, tuy chưa được hoàn chỉnh, nhưng có thể giup bạn đọc tra cứu được thuận tiện.

Khi tra cứu sử dụng, người thầy thuốc có thể căn cứ vào bệnh trạng của bệnh nhân để dùng NGUYÊN BẢN của PHƯƠNG THANG hoặc GIA GIẢM (thêm, bớt) các DƯỢC VỊ và LIỀU LƯỢNG nếu thấy cần thiết.

Y Học Cổ Truyền Việt Nam – 950 Bài Thuốc Trị Bệnh Thường Gặp Bằng Các Loại Thuốc Dễ Tìm

Cuốn sách Y Học Cổ Truyền Việt Nam – 950 Bài Thuốc Trị Bệnh Thường Gặp Bằng Các Loại Thuốc Dễ Tìm bao gồm các nội dung chính sau:

  • Chương I: Bệnh cảm sốt
  • Chương II: Bệnh hệ tiêu hóa – trúng độc
  • Chương III: Bệnh gan – hệ bài tiết – giải nhiệt
  • Chương IV: Bệnh phổi – nội thương
  • Chương V: Bệnh cơ gân – nhức mỏi phong tê thấp
  • Chương VI: Bệnh tiểu đường – cao huyết áp
  • Chương VII: Bệnh tai mũi họng răng – miệng – mắt
  • Chương VIII: Bệnh ngoài da
  • Chương IX: An thần – mất ngủ – bồi bổ cơ thể
  • Chương X: Bệnh phụ khoa – bệnh đàn ông – bệnh thận
  • Chương XI: Bị rắn, côn trùng độc cắn
  • Chương XII: Các bệnh thường gặp.

Trung Y Học Khái Luận

Nội dung chính gồm có XII chương:

  • + Chương I: lời nói đầu
  • + Chương II Âm dương ngũ hành
  • + Chương III: Con người và tự nhiên giới
  • + Chương IV Tạng tượng
  • + Chương V Kinh lạc
  • + Chương VI Nguyên nhân bệnh
  • + Chương VII Phân loại chứng hậu
  • + Chương VIII Chẩn đoán
  • + Chương IX Phép tắc chữa bệnh
  • + Chương X Dược vật
  • + Chương XI Phương tễ
  • + Chương XII Phòng bệnh

250 Bài Thuốc Đông Y Cổ Truyền Chọn Lọc

Nội dung bao gồm:

  • Chương 1: Những bài thuốc giải biểu
  • Chương 2: Những bài thuốc thanh nhiệt
  • Chương 3: Những bài thuốc khu hàn
  • Chương 4: Những bài thuốc tả hạ
  • Chương 5: Những bài thuốc hòa giải
  • Chương 6: Những bài thuốc song giải biểu ly
  • Chương 7: Những bài thuốc trừ thấp
  • Chương 8: Những bài thuốc trị phong
  • Chương 9: Những bài thuốc nhuận táo
  • Chương 10: Những bài thuốc tiêu đàm
  • Chương 11: Những bài thuốc tiêu đạo
  • Chương 12: Những bài thuốc lý khí
  • Chương 13: Những bài thuốc lý huyết
  • Chương 14: Những bài thuốc bổ
  • Chương 15: Những bài thuốc cố sáp
  • Chương 16: Những bài thuốc an thần
  • Chương 17: Những bài thuốc khai khiếu.

Hải Thượng Lãn Ông

Trong lịch sử y học cổ truyền của nước Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông (Tác giả) chiếm một vị trí khá quan trọng, thật sự là một danh y của đất nước. Tên thật của ông là Lê Hữu Trác, ông đã hết lòng vì sự nghiệp y học của nước nhà. Ông biết thừa kế những thuật học của danh y đời trước và nêu cao tinh thần độc lập, sáng tạo, có phê phán và phát triển.

Nhận rõ trách nhiệm với tương lai y học của nước nhà đối với việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, từ năm 1760 ông đã mở lớp huấn luyện y học: trao đổi kinh nghiệm phòng và chữa bệnh với các đồng nghiệp, tập hợp những kinh nghiệm dân gian; ông tìm hiểu quan hệ giữa khí hậu, thời tiết đối với bệnh tật ở nước ta. Ông ghi chép bệnh án để rút kinh nghiệm những bệnh chữa khỏi và những bệnh không chữa khỏi.

Qua 30 năm, ông tổng kết kinh nghiệm của Trung y và y học cổ truyền biên soạn bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ khoa, khoa nhi, cấp cứu,… đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh.

Châm Cứu Phương Huyệt

Châm cứ hiện nay ngày càng được nhiều người nghiên cứu và ứng dụng, việc hệ thống hóa, khoa học hóa môn châm cứu càng được quan tâm hơn. Trung Quốc đã có nhiều tiến bọ trong việc hệ thống hóa môn châm cứu, một trong những đóng góp khá lớn đó là việc “Phương huyệt hóa”các phác đồ trị liệu.

Phương pháp này có một số điểm lợi:

  • Giúp các thầy thuốc chưa biết châm cứu có thể hiểu và sử dụng được 1 số huyệt mà không cần học nhiều.
  • Gọn và dễ nhớ hơn.
  • Khi điều tri, dựa vào phương hướng điều trị, có thể dễ dàng tìm ra phương huyệt thích hợp.

Y Học Tùng Thư – Gồm Đủ Y Lý Và Phép Trị Liệu Của Đông Tây

Cuốn sách này mang trong mình rất nhiều kiến thức y học thiết thực đối với đời sống con người. Sách gồm 4 phần:

– Phần I: Bước đầu nghề thuốc: Huyết mạch quản, não khí cân, mạch và sự hỗ kiến của mạch, xương cốt, đặc biệt là phần mối quan hệ biểu lý giữa lục phủ ngũ tạng.

– Phần II: Thuật theo Y học phương Đông: An Nhân cho rằng, muốn học thuốc, trước hết phải biết thân thể, tạng phủ và cách biến hóa âm dương, khí huyết ra thế nào, mục Danh luận hợp thái, Những điều nên biết tróng nghề thuốc và Bản thảo phần Dược với rất nhiều vị thuốc viết theo vần ABC, mỗi vị đều được cú thích thuộc loại (mộc, thảo, cầm, thú) và trình bày: Tên khác, tính vị, quy kinh, công năng, chủ trị cùng các phụ phương chữa bệnh.

– Phần III: Các chứng bệnh: Ở phần này, tác giả trình bày, phân tích kỹ lưỡng, chi tiết từ triệu chứng, định nghĩa, chẩn đoán, đến phân loại và biện chứng luận trị, từ đó, đưa ra những bải thuốc thường dùng để chữa cho 32 chứng bệnh kinh điển trong Đông y.

– Phần IV: Phụ lục: Những bài thuốc thường dùng.

Dược Học Cổ Truyền Toàn Tập

Cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc những tư liệu bổ ích trong công việc thừa kế học tập,nghiên cứu, phát huy phát triển Y học cổ truyền ở thời đại ngày nay. Cuốn sách gồm những phần chính như sau:

  • Phần 1: Giới thiệu đại cương về thuốc Y học cổ truyền, bao gồm: tên gọi, cách phân loại,đặc điểm và tính chất của thuốc, cách phối ngũ, những cấm kỵ trong dùng thuốc, liềulượng và các dạng thuốc thường dùng trên lâm sàng.
  • Phần 2: Giới thiệu hơn 250 vị thuốc thường dùng. Đối với mỗi vị thuốc đều có giới thiệutính vị qui kinh của thuốc, tác dụng dược lý theo y lý cổ truyền (có phần trích dẫn theo Y văn cổ để tham khảo).

Kết quả nghiên cứu theo dược lý hiện đại, phần ứng dụng lâm sàng theo các tài liệu trong, ngoài nước và kinh nghiệm điều trị của tác giả, liều dùng và chú ý.

Đông Y Toàn Tập

Nội dung sách được chia làm 8 phần:

  • Phần I: Lịch sử phát triển y học cổ truyền Đông phương.
  • Phần II: Lý luận cơ bản về âm dương ngũ hành, tạng tượng, nguyên nhân gây bệnh, phân loại chứng hậu, tứ chẩn, bát cương, bát pháp.
  • Phần III: Nội kinh tóm tắt, gồm: dưỡng sinh, âm dương ngũ hành, tạng tượng kinh lạc, bệnh nặng, chẩn pháp, trị tắc.
  • Phần IV: Thương hàn ôn bệnh.
  • Phần V: Phương dược: nguồn gốc, nơi thu hái, xử lý và bảo quản, phân loại thực vật, cách bào chế, cách dùng, tính năng dược vật…
  • Phần VI: Bào chế Đông dược [được xếp theo thứ tự A,B,C… rất dễ tra cứu].
  • Phần VII: Giáo trình nội khoa.
  • Phần VIII: Phụ khoa.

Sau mỗi bài/tiết của từng phần đều có câu hỏi thảo luận, giúp bạn đọc củng cố lại kiến thức đã đọc và học.

Tử Siêu Y Thoại – Kinh Nghiệm Điều Trị Và Học Tập Làm Thuốc

Lương y Nguyễn Tử Siêu (1887 – 1965) có các bút danh Nguyễn An Nhân, Liên Tâm lão nhân, Hoa Cương. Nguyên quán xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, ngoại thành Hà Nội. Trú quán: số 8 đường Yên Phụ, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội.

Bản thảo tử siêu y thoại” gồm 7 cuốn viết trên vở học sinh, bắt đầu viết năm 1962 và kết thúc năm 1964, trình bày 204 điều theo thể tài tùy bút, dưa vào sự học tập và kinh nghiệm, những tâm đắc trong quá trình khám chữa bệnh và nghiên cứu, thu hoạch được kinh nghiệm của các bậc danh y tiền bối.

Nội Khoa Học Cổ Truyền

Bệnh nội khoa chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn bộ bệnh y học cổ truyền. Cuốn sách này viết về 63 bệnh học học nội khoa của y học cổ truyền. Mỗi chứng bệnh đều được trình bày: tên, phần đại cương (giới thiệu khái quát), nguyên nhân, phương thuốc điều trị và tác dụng của các vị thuốc. Những phương thuốc dùng trong sách đều ghi xuất xứ của nó để bạn đọc tham khảo.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button