Sách hay về tính kỷ luật

Sách về tính kỷ luật hay nhất. Xây dựng kỷ luật thép cho bản thân, bạn có thể dễ dàng chinh phục những mục tiêu trước nay bạn chưa từng nghĩ tới. Bạn sẽ sẵn sàng làm bất cứ thứ gì để cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn.

Nguyên Tắc Kỷ Luật Bản Thân

Có tính kỷ luật và ý chí mạnh mẽ là có khả năng làm được những việc khó khăn hoặc những việc không dễ chịu bởi vì những điều này là tốt hơn cho sự thành công của bạn trong thời gian dài. Điều đó có thể là thức dậy sớm để tập thể dục thay vì như mọi khi bạn sẽ muốn nhấn nút báo thức lại, hoặc có thể là chống lại sự cám dỗ của một món ăn vặt nhiều đường mà bạn biết việc này sẽ gây khủng hoảng năng lượng vào thời điểm một giờ sau đó.

Bất luận bất cứ việc gì bạn làm để hoàn thành mục tiêu của mình và để thành công, tính kỷ luật sẽ là một kỹ năng thiết yếu trong quá trình đó. Mặt khác, một cuộc sống không có kỷ luật thì tất yếu sẽ là cuộc sống chất đầy sự hối tiếc bởi vì không việc gì đáng làm mà không đem lại thành quả.

Trọng tâm của cuốn sách “Nguyên tắc kỷ luật bản thân” là khắc sâu tính kỷ luật bản thân và ý chí như là một thói quen vô thức để đảm bảo rằng bạn luôn có thể đạt được mục tiêu của mình và sống mà không hối hận. Thức dậy mỗi sáng sớm hơn năm phút có thể không có ý nghĩa gì nhiều khi xét trên cơ sở hàng ngày, nhưng lại có một hiệu ứng tích lũy cực kỳ lớn dẫn bạn đến con đường thành công. Cũng giống như vận động viên khởi động và làm giãn cơ bắp của mình trước một cuộc đua, tính kỷ luật bản thân là một kỹ năng cần được mài giũa.

Kỷ Luật Tự Giác Thói Quen Của Người Thành Công

Trong cuốn “Kỷ luật tự giác – thói quen của người thành công”, tác giả Brian Tracy – “ông vua bán hàng”, nhà huấn luyện bậc thầy và là tác giả của một loạt những cuốn sách kinh doanh kinh điển trên toàn thế giới – đã trải ra một lộ trình với những bước đi hết sức cụ thể để giúp bạn vươn tới thành công.

Bạn sẽ học được:

  • Cách để suy nghĩ và hành động như những người đứng đầu trong mỗi lĩnh vực cuộc sống.
  • Bài học thành công từ những người nổi tiếng trên khắp thế giới.
  • Cách phát triển sự tự tin không thể lay chuyển trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
  • Biến bất lợi thành cơ hội, khó khăn thành ưu thế.
  • Những quy luật để mở khóa thành công.
  • Làm chủ và có trách nhiệm với cuộc đời mình.
  • Giải phóng sức mạnh cá nhân.
  • Nhất quán suy nghĩ, hành động với mục tiêu.
  • Lập trình tiềm thức để luôn có cái nhìn tích cực về mọi thứ xung quanh.

Với kỷ luật thép và sự tự tin không gì có thể lay chuyển, bạn sẽ dễ dàng vượt qua mọi trở ngại và trở nên bất bại, luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình và trong cuộc sống cá nhân.

Kỷ Luật Tích Cực Với Tình Yêu Và Giới Hạn

“Kỷ luật tích cực với tình yêu và giới hạn” được coi là một trong 10 cuốn sách kinh điển về chủ đề xây dựng tính kỷ luật cho trẻ trong suốt 30 năm qua, theo đánh giá của tạp chí văn học dành cho các bà mẹ – “Brain, Child. Cuốn sách được xuất bản từ cách đây 30 năm, liên tục được tác giả, Ts. Jerry Wuckoff và đồng sự của ông, Barbana C.Unell, cập nhật nội dung trong suốt quá trình thực hành và nghiên cứu của họ.

Kỷ Luật Không Nước Mắt

Giống như mỗi cái cây khác nhau cần được chăm sóc trong điều kiện đất và ánh sáng khác nhau, mỗi đứa con của bạn cũng cần kiểu kỷ luật phù hợp với riêng bé. Hiểu được động cơ của con sẽ giúp bạn loại bỏ một số “cây” hành vi xấu trong mảnh vườn gia đình mình và gieo vào đó những hạt giống mới tốt lành.

Trong cuốn sách “Kỷ luật không nước mắt”, TS. Tâm lý học trẻ em Peter L. Stavinoha và nhà báo chuyên viết về trẻ em và sức khoẻ Sara Au đã chia sẻ quan điểm – kỷ luật không hẳn là hình phạt; thay vào đó, hình phạt chỉ là một phương tiện của kỷ luật. Vì vậy thay vì dùng hình phạt, các bậc phụ huynh có thể sử dụng những “chiến thuật” khác nhau nhằm giáo dục con cái hiểu ra “điều hay, lẽ phải” mà không phải sử dụng những hình phạt có khả năng tổn thương con trẻ.

Kỷ Luật Tích Cực Trong Lớp Học

Hầu hết mọi người đều nghĩ kỷ luật đồng nghĩa với trừng phạt.Thực tế không phải vậy. Từ “kỷ luật” (discipline) xuất phát từ từ gốc Latin disciplina có nghĩa là “giảng dạy, đào tạo, giáo dục” và từ discipulus có nghĩa là “đồ đệ hoặc học trò”.

Và Kỷ luật tích cực (Positive Discipline) là sự dạy dỗ và học hỏi – không phải sự trừng phạt. Áp dụng những phương pháp Kỷ luật tích cực trong gia đình, trong nhà trường và trong lớp học có nghĩa là tất cả các phụ huynh, giáo viên và học sinh cùng đồng lòng tham gia xây dựng một cộng đồng để cao sự tôn trọng lẫn nhau, xây dựng sự tự tôn và tinh thần trách nhiệm đồng thời nuôi dưỡng tài năng học thuật của các em.

Nhưng Kỷ luật Tích cực cũng không có nghĩa là xóa bỏ hết các cách xử lý đối với những hành vi nguy hiểm và nghiêm trọng. Những cách xử lý đó rất quan trọng trong xã hội dân sự.Nói đúng hơn, sự đồng thuận đó có nghĩa là chúng ta sẽ xem lại toàn bộ mọi chuyện trước khi để hành động gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Nó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ áp dụng cách giải quyết như thế nào đối với các hành vi nghiêm trọng và nguy hiểm, và những kết quả theo sau của các cách giải quyết đó, để trẻ hình thành được sự kết nối bền chặt hơn với cộng đồng của mình, thay vì bị cô lập Kỷ luật Tích cực trong lớp học.

Kỷ Luật Trong Nụ Cười

Yêu thương con cái luôn là điều dễ dàng, nhưng kỷ luật chưa bao giờ dễ dàng. Nếu chúng ta muốn các con biết đúng sai, tự chủ và có cách cư xử đúng đắn thì nhất định phải dạy con. Điều đó nghĩa là bên cạnh sự yêu thương, nâng niu, cần phải có kỷ luật để rèn các con vào nếp.

Kỷ Luật Trong Nụ Cười là cuốn sách hướng dẫn cho các bậc phụ huynh kỷ luật như thế nào để có thể rèn được con, nhưng bé vẫn yêu thương ba mẹ và không cảm thấy bị ghét bỏ.

Sức Mạnh Của Thói Quen

Về cơ bản, người lớn và trẻ em không khác nhau là mấy. Bởi hầu hết những hành động hàng ngày của chúng ta đều là sản phẩm của thói quen vô thức. Thế nhưng không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có được thành công. Đó là vì mỗi người có những thói quen riêng. Vậy thói quen nào mới giúp bạn thành công? Trong cuốn sách “Sức mạnh của thói quen”, Charles Duhigg sẽ giải đáp thắc mắc ấy.

Chìa khoá quan trọng nhất để mở cánh cửa thành công chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn những thói quen tốt với nhau. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu? Thói quen có nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta hay không? Với ba phần khá đầy đặn, “Sức mạnh của thói quen” cho bạn cái nhìn toàn diện không chỉ về thói quen cá nhân, của tổ chức mà còn là của toàn xã hội, cùng với lời khuyên để vận dụng các thói quen đó. Muốn thay đổi thói quen, bạn phải phá vỡ những việc làm tuỳ hứng hàng ngày – câu “thần chú” này chỉ đường cho bạn tới thành công.

Thói Quen Tự Kỷ Luật

Trong những liệt kê dưới đây, bạn có thấy những điều này quen thuộc?

  • Chuông báo thức reo inh ỏi, bật dậy tắt, rồi thở than “5 phút nữa thôi mà”.
  • Công việc thì ngập đầu, nhưng mắt lại dán chặt vào màn hình vi tính, lòng thầm nói “1 tập này nữa thôi”.
  • Tháng này nhất định phải cho ra một dự án hoành tráng. Cơ mà, mai bắt đầu làm kế hoạch cũng được mà?

Trong bất kỳ tổ chức nào cũng thường có hai dạng nhân viên. Một là những người luôn đi làm đúng giờ, luôn đúng deadline và hai là những người luôn trễ nãi, trì hoãn mọi thứ dù chỉ năm phút. Để ý kỹ, bạn sẽ quan sát được thành quả công việc và mức độ thành công của họ khác nhau như thế nào.

Quyết định là ở bạn, chọn một hay hai?

Đã đến lúc thay đổi cuộc đời mình, hoặc ít nhất là cứu lấy tương lai của bạn. Đọc THÓI QUEN TỰ KỶ LUẬT là bước đầu trên hành trình đổi mới bản thân. Mời bạn cầm sách lên và đọc ngay, đừng để bất kỳ điều gì khiến bạn trì hoãn thêm một lần nào nữa.

55 Cách Để Sống Có Kỷ Luật

Xã hội hiện đại có rất nhiều phương tiện giúp chúng ta giải trí như ti vi, trò chơi điện tử, phim ảnh, Internet… Nhưng cũng đồng nghĩa với việc những thứ đó lại lấy đi thời gian để chúng ta làm những điều có ích, khiến chúng ta bỏ bê việc học tập, lao động và phớt lờ các mối quan hệ xã hội. Việc sống có kỉ luật sẽ là một trong những cách thức hiệu quả giúp chúng ta chống lại những cám dỗ của tivi, Internet hay trò chơi điện tử, giúp chúng ta tập trung vào những việc cần thiết cho bản thân hơn, như việc học tập, lao động hay xây dựng và củng cố các mối quan hệ xã hội của mình. Đó mới là điều thực sự quan trọng, giúp nâng cao giá trị cuộc sống của mỗi người. Chúng ta nên hiểu rằng, sống có kỉ luật không có nghĩa là mất đi niềm vui trong cuộc sống. Tất cả mọi người đều cần có niềm vui và cách giải trí riêng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết cân bằng giữa giải trí và công việc, nếu không cuộc sống của chúng ta sẽ dễ trở nên mất cân bằng, lệch lạc, thiếu tích cực.

Tóm lại, kỉ luật rất cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta càng có ý thức sống kỉ luật thì sẽ càng tránh xa được những cám dỗ trong cuộc sống và có được ý chí vững vàng. Trong cuốn sách nhỏ này, nhóm tác giả sẽ đưa ra 55 cách để giúp bạn sống có kỉ luật hơn. Đây cũng là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho các bậc phụ huynh trong việc dạy bảo con cái.

Kỷ Luật = Tự Do

Jocko Willink từng là đặc nhiệm Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, phục vụ quân đội trong 20 năm, sau khi giải ngũ trở thành tác giả, nhà truyền cảm hứng về cuộc sống, lối sống lành mạnh và kỷ luật.

Trong Kỷ luật = Tự do, ông mô tả bí quyết của mình như sau: kỷ luật tinh thần và thể chất cần có được tự do trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Nhiều cuốn sách đã cung cấp lời khuyên về cách vượt qua những trở ngại và đạt được mục tiêu của bạn, nhưng lời khuyên đó thường bỏ qua các thành phần quan trọng nhất: kỷ luật. Không có kỷ luật, sẽ không có tiến bộ thực sự.

Kỷ luật = Tự do bao gồm tất cả, với những chiến lược và chiến thuật để chinh phục điểm yếu, sự trì hoãn, và sự tập luyện thể chất cụ thể thể hiện trong tập luyện cho vận động viên mới bắt đầu, trung cấp và cao cấp, thậm chí bao gồm những lời khuyên về thói quen ngủ ngon và ăn uống để tối ưu hóa hiệu suất.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button