Sách hay về sáng tạo

Sách về sáng tạo hay nhất. Giúp khơi mở nguồn lực sáng tạo trong mình và tung trải nó ra ngoài thế giới.

Vương Quốc Sáng Tạo

Vương quốc sáng tạo là cuốn sách dành cho bất kỳ vị quản lý, lãnh đạo nào đang muốn dẫn dắt nhân viên của mình lên một tầm cao mới, là cuốn cẩm nang cho bất kỳ ai đang nỗ lực tìm kiếm yếu tố sáng tạo, độc đáo, và hơn hết là hành trình chưa bao giờ được kể vào trung tâm đầu não của Pixar Animation – các buổi họp, hội thảo, các kế hoạch mới và các buổi họp của Braintrust. Hơn tất cả, đây là cuốn sách về cách xây dựng một nền văn hóa sáng tạo, và như nhà đồng sáng lập và chủ tịch của Pixar – Ed Catmull viết “là sự diễn giải những ý tưởng mà tôi tin là đã thúc đẩy những năng lực tuyệt vời nhất của chúng tôi bừng nở”.

Trong khoảng 20 năm gần đây, Pixar thống trị thế giới phim hoạt hình, sản xuất ra những bộ phim đầy giá trị yêu thương như Toy Story (Câu chuyện đồ chơi), Finding Nemo (Đi tìm Nemo), Up (Vút bay) và WALL-E. Trong cuốn sách này, Catmull sẽ tiết lộ những ý tưởng và kỹ thuật đã giúp Pixar trở nên sáng tạo và được ngưỡng mộ cũng như đem về những khoản lợi nhuận khổng lồ đến như vậy.

Trích đoạn

Suốt 13 năm qua, tại phòng hội nghị lớn của Pixar được gọi là West One, luôn đặt một chiếc bàn. Mặc dù chiếc bàn ấy rất đẹp, nhưng càng ngày tôi càng thấy ghét nó. Chiếc bàn đó dài và mảnh, giống như những chiếc bàn ăn của một cặp vợ chồng già giàu có trong những bộ phim hài, nơi mỗi người ngồi một đầu bàn, ở giữa đặt một cây đèn nến, và họ phải hét lên để có thể trò chuyện với nhau. Steve đã đặt hàng chiếc bàn từ một nhà thiết kế nổi tiếng, cho nên không nghi ngờ gì khi nó trông rất trang nhã, nhưng mặt khác, nó gây bất tiện cho công việc của chúng tôi.

Hàng ngàn cuộc thảo luận về những bộ phim của chúng tôi đã diễn ra quanh chiếc bàn đó – 30 người ngồi đối diện nhau thành hai hàng dài, một số khác ngồi dọc các bức tường – việc phân tán chỗ ngồi này thực sự khiến chúng tôi khó giao tiếp với nhau. Đối với những người ít may mắn phải ngồi ở phía hai đầu bàn, các ý tưởng chẳng thế nào được truyền đạt hết đến họ bởi nếu không nghển cổ lên thì bạn sẽ không thể nào giao tiếp bằng mắt được. Hơn nữa, để có thể lắng nghe ý kiến từ mọi người, giám đốc và nhà sản xuất phim phải được ngồi ở vị trí trung tâm bàn họp. Đó là những nhà lãnh đạo sáng tạo của Pixar gồm: John Lasseter, nhân viên sáng tạo, tôi, và rất nhiều vị giám đốc, nhà sản xuất và biên kịch dày dạn kinh nghiệm nhất. Để đảm bảo đội ngũ này luôn ngồi cạnh nhau, những chiếc thẻ chỗ ngồi ra đời. Thậm chí vị trí chỗ ngồi cũng được sắp xếp như vậy tại các buổi tiệc tối.

Khi xét đến khía cạnh cảm hứng sáng tạo, cá nhân tôi tin rằng chức vụ và hệ thống cấp bậc sẽ trở nên vô nghĩa. Song, sự hiện diện của chiếc bàn và những tấm thẻ chỗ ngồi lại truyền tải một thông điệp trái ngược: đó là vị trí ngồi của bạn càng gần trung tâm, bạn càng có tầm quan trọng cao. Thêm vào đó, khi bạn ngồi cách xa trung tâm, bạn sẽ càng ít muốn lên tiếng và khoảng cách giữa bạn và trung tâm cuộc thảo luận khiến bạn có cảm giác như thể đang bắt mọi người phải lắng nghe mình nói. Nếu chiếc bàn trở nên quá chật, trên thực tế điều này thường xuyên xảy ra, thì sẽ có nhiều người phải ngồi ở những chiếc ghế xếp dọc các bức tường xung quanh phòng, việc này tạo ra một hệ thống ba bậc (những người ngồi ở trung tâm bàn họp, những người ngồi ở hai đầu, và những người ngồi xa bàn họp). Mặc dù là vô tình song rõ ràng hệ thống ba bậc này đã cản trở sự hăng hái góp ý của mọi người trong các cuộc thảo luận.

Trong suốt một thập kỷ qua, chúng tôi đã tổ chức vô số cuộc họp quanh chiếc bàn này theo cách như vậy mà hoàn toàn không nhận thức được việc đó đã làm xói mòn các nguyên tắc cốt lõi của chúng tôi ra sao. Vậy tại sao chúng tôi lại không thấy được điều này? Bởi vị trí và những tấm thẻ chỗ ngồi đã được sắp xếp èsao cho thuận tiện nhất cho những người lãnh đạo, bao gồm cả tôi. Thành thực mà nói, chúng tôi chẳng thấy gì lạ là bởi chúng tôi là trung tâm, sao có thể thấy lạc lõng được cơ chứ. Trong khi đó, những người khác, nhưng người không ngồi ở vị trí trung tâm, lại cảm thấy rõ ràng việc sắp xếp đó đã tạo ra một trật tự thứ hạng như thế nào, nhưng họ lại phỏng đoán chắc rằng những người lãnh đạo (chúng tôi) cố tình làm như vậy. Và họ thì là ai mà có quyền lên tiếng phàn nàn?

Mãi cho đến khi chúng tôi có một cuộc họp trong một căn phòng nhỏ hơn, bên một chiếc bàn hình vuông, John và tôi mới nhận ra điều sai sót đó. Quanh chiếc bàn vuông ấy, sự tương tác, dòng chảy ý tưởng và việc giao tiếp qua ánh mắt đều trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Mỗi người ở đó, dù là chức vụ gì, đều thoải mái nêu lên quan điểm cá nhân. Đó không chỉ là những gì chúng tôi mong muốn, mà đó còn là niềm tin cốt lõi của Pixar: Giao tiếp tự do bất kể vị trí của bạn là gì. Với chiếc bàn dài và mảnh ấy, chúng tôi đã quá thỏa mãn với vị trí của mình đến nỗi hoàn tàn không nhận ra mình đang hành xử trái ngược với nguyên tắc cơ bản đó. Càng ngày chúng tôi càng rơi vào một cái bẫy vô định. Mặc dù chúng tôi nhận thức được sự sôi nổi trong phòng chính là chìa khoá cho mọi cuộc thảo luận hiệu quả, và dù chúng tôi tin rằng chúng tôi đã không ngừng tìm kiếm những sai sót của mình, song chính sự ưu ái về vị trí ngồi đã làm lóa mắt chúng tôi.

Hào hứng với nhận thức mới của mình, tôi đi đến phòng trang thiết bị và khẩn thiết yêu cầu: “Làm ơn nhé, tôi không cần biết bằng cách nào nhưng xin các anh hãy mang chiếc bàn đó ra khỏi đây.”

Thói Quen Làm Nên Sáng Tạo

Thomas Edison từng nói: “Thiên tài chỉ có 1% là may mắn, 99% còn lại là mồ hôi và nước mắt.”

Chẳng có ai sinh ra đã là thiên tài, những danh nhân được cả thế giới ngưỡng mộ như Moraz, Beethoven hay Newton cũng đều phải trải qua quá trình rèn luyện gian khổ để có thể đạt được thành tựu sáng tạo khiến người người đời sau kính nể. Sáng tạo không phải là món quà mà Thượng đế trao tặng cho tất cả chúng ta, nó là thành quả của sự nỗ lực và chuẩn bị. Sự sáng tạo luôn ở đó, trong tầm tay của những ai mong mỏi kiếm tìm và có được nó.

Tất cả những gì chúng ta cần làm là biến sáng tạo thành thói quen và ngược lại, để điều đó trở thành một phần không thể thiếu trong chúng ta.

Tư Duy Đa Chiều

Tư duy đa chiều là một trong nhiều cuốn sách về kỹ năng tư duy sáng tạo của Edward de Bono. Cuốn sách tập trung vào hai câu hỏi chính.

1.TẠI SAO cần coi tư duy đa chiều như một kĩ năng không thể thiếu?.

Theo đó, tác giả đưa ra sự đối sánh giữa tư duy đa chiều và tư duy chiều dọc thông thường trên các phương diện như tính chất, đặc trưng, cách vận hành của từng loại tư duy, mục đích.

Qua đó, de Bono đi đến khẳng định rằng.

“Tư duy đa chiều không thay thế cho tư duy hàng dọc. Cả hai đều cần thiết và bổ sung cho nhau.”

“Tư duy da chiều nâng cao hiệu quả của tư duy hàng dọc. Tư duy hàng dọc phát triển những ý tưởng được tạo ra bởi tư duy đa chiều.”

Để có thể sử dụng, người đọc phải có cái nhìn tường tận về tư duy đa chiều. Vì thế, Bono đã chỉ ra bản chất cơ bản và vai trò của tư duy đa chiều. Một số điểm nổi bật của tư duy đa chiều.

Tư duy đa chiều liên quan đến việc phát triển những ý tưởng mới.

Giải phóng khỏi các ý tưởng cũ và kích thích các ý tưởng mới là hai mặt song song của tư duy đa chiều.

2.Thực hành tư duy đa chiều NHƯ THẾ NÀO để sáng tạo và tái cấu trúc cách nhìn sự vật?.

Edward de Bono đã dành từng chương để nói về từng kỹ thuật thực hành tư duy đa chiều. Các kỹ thuật cơ bản như: tạo ra những lựa chọn thay thế, thách thức các giả định; trì hoãn đánh giá, thiết kế, tái cấu trúc mô hình sử dụng các kỹ thuật như phân tách, đảo ngược,… suy luận loại suy, lựa chọn điểm thâm nhập và vùng chú ý, kích thích ngẫu nhiên, PO.

Không chỉ miêu tả rõ ràng các kỹ thuật, Edward de Bono còn chỉ ra cách để tổ chức một lớp học thực hành tư duy đa chiều. Ông kì công đưa ra những tư liệu phục vụ cho việc thực hành, các hình thức tổ chức buổi học để giáo viên tham khảo.

Tuy tư duy đa chiều mới mẻ và trừu tượng với nhiều người, nhưng thông qua hệ thống ví dụ sử dụng hình ảnh trực quan, tư liệu ngôn ngữ gần gũi cùng những bài tập cuốn hút, de Bono đang dần khiến tư duy đa chiều trở thành một công cụ gần gũi với chúng ta ngày nay.

Phớt Lờ Tất Cả Và Bơ Đi Mà Sống

Hugh Macleod là một họa sỹ truyện tranh, chuyên thiết kế quảng cáo và vẽ tranh biếm họa. Ông lập ra blog gapingvoid.com năm 2001, đưa lên cả tranh biếm họa và các bài viết của mình. Ông đã sáng tạo ra kiểu vẽ tranh biếm họa lên mặt sau tấm danh thiếp, để sẵn sàng vẽ bất cứ lúc nào, ngay khi ý tưởng vừa xuất hiện. Năm 2004, ông viết Ignore Everybody trên blog – sự kết hợp giữa tranh biếm họa và những chỉ dẫn thiết thực về những bí kíp thúc đẩy sáng tạo, đã được người đọc tải về đến hàng triệu lượt.

Với 40 phần, thực ra là 40 bài học ngắn gọn, súc tích, kết hợp với tranh biếm họa và các “châm ngôn” hài hước nhưng ý nghĩa, cuốn sách chính là câu trả lời cho các câu hỏi không ngừng đặt ra trong đầu chúng ta suốt quá trình làm việc:

Làm thế nào để những ý tưởng mới xuất hiện được trong thế giới đầy hoài nghi và e sợ rủi ro này?

Làm thế nào để khơi nguồn cảm hứng?

Làm thế nào để xác định được ranh giới giữa những điều sẵn sàng thực hiện và những gì không?….

Mỗi câu hỏi đều có câu trả lời thỏa đáng. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc độc giả ngấu nghiến cuốn sách này xong là có thể khơi mở được ngay lập tức nguồn lực sáng tạo trong mình và tung trải nó ra ngoài thế giới.

Hiệu ứng Medici – Nơi sáng tạo bắt đầu

Tập đoàn bảo hiểm và bất động sản Old Mutual đã đưa ra một thách thức kỳ bí và khó khăn cho các kiến trúc sư toàn thế giới: Hãy xây một tòa nhà văn phòng đầy đủ công năng, nhưng không được dùng máy điều hòa. Và đặc biệt, địa điểm xây dựng phải ở tại Harare, thủ đô nước Zimbabwe, châu Phi.

Một thử thách không tưởng: Harare không phải xứ lạnh, nó nằm ở khu vực có khí hậu rất nóng. Làm mát cho một căn nhà đã khó, chứ đừng nói đến một tòa nhà văn phòng đông đúc và đầy đủ công năng.

Nhưng điều đó không làm kiến trúc sư Mick Pearce cùng cộng sự Ove Arup của ông thoái chí. Sau một thời gian dài nghiêm túc làm việc, thành quả của họ, phức hợp văn phòng thương mại Eastgate khai trương vào năm 1996. Nhiệt độ trong tòa nhà luôn duy trì ổn định ở mức 22 – 25 ˚C, hoàn toàn không sử dụng máy điều hòa. Với mức độ tiêu hao năng lượng chỉ tương đương 10% các tòa nhà có cùng kích cỡ, Eastgate giúp Old Mutual tiết kiệm được 3,5 triệu USD và trở thành hình mẫu cho giới kiến trúc trên toàn thế giới.

Mick Pearce đã thực hiện được điều không tưởng ấy nhờ một hiểu biết sinh học chẳng mấy liên quan: cách loài mối làm mát tổ.

Vậy có điều gì tương đồng giữa cách xây tổ của mối và cách thiết kế tòa nhà? Liệu nhện và sữa dê có điểm gì chung? Tại sao cách bầy kiến kiếm ăn lại có thể giúp các tài xế xe tải tìm được con đường ngắn nhất? Và làm thế nào để có thể sáng tạo từ Hiệu ứng Medici—sự giao thoa các ý tưởng khác biệt?

Tất cả bí mật sẽ được khai mở trong HIỆU ỨNG MEDICI

Cashvertising – Sáng Tạo Nội Dung Bán Bất Cứ Thứ Gì Cho Bất Kỳ Ai

Đây là cuốn kinh thánh trong việc dẫn dắt ý nghĩ của khách hàng. Nó vừa gần gũi vừa hóm hỉnh, đồng thời là một ấn phẩm gối đầu giường cho giới doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực.

Và hơn hết, nghiên cứu tâm lý học để thúc đẩy tính hiệu quả của quảng cáo không hề xấu xa như bạn nghĩ. Nó đơn giản chỉ dạy cho bạn:

Hiểu được cách làm thỏa mãn khách hàng của bạn tốt hơn.

Gây ảnh hưởng đến nhiều người mua hàng hơn.

Trao sản phẩm chất lượng đến tay nhiều người hơn.

Giúp góp thêm sự mãn nguyện vào cuộc sống của họ.

Nếu bạn mong muốn vạch trần bí mật đằng sau những chiến dịch tiếp thị quảng cáo hàng đầu của những Agency lớn, những thủ thuật giúp cho số lượng đơn hàng của bạn cao lên dù bạn làm ở bất cứ ngành hàng, lĩnh vực nào, cuốn sách này là chìa khoá dành riêng cho bạn!

Getting To “Yes And”: Nghệ Thuật Sáng Tạo Trong Kinh Doanh

Trong kinh doanh, tầm quan trọng của tính linh hoạt là điều ai cũng biết, nhưng lại là điều doanh nghiệp ít khi có thể thực hiện khi cần thiết. Từ nhân viên đến các cấp quản lý, đa phần chúng ta đều dễ bị mắc kẹt trong các hoạt động đều đều từ ngày này sang ngày khác, khó tạo ra được đột phá, và rất dễ bối rối khi gặp phải bất kỳ biến động nào.

Bob Kulhan – CEO của Business Improv, một công ty chuyên tư vấn về chiến lược phát triển và khai thác tiềm lực cho các doanh nghiệp đã đề ra phương pháp “Yes and” để giải quyết vấn đề này. Cuốn sách “Getting to ‘Yes and’: Nghệ thuật sáng tạo trong kinh doanh” gợi mở cho người đọc cách tiếp cận những cơ hội kinh doanh một cách “không giống ai”, không bị giới hạn.

Chiến Lược Và Sáng Tạo

Trong nền kinh tế toàn cầu vô cùng năng động, bất kể tổ chức nào cũng cần có sự giao thoa giữa những Chiến lược độc đáo và chút ngẫu hứng của Óc sáng tạo vô biên!

Ngày nay, chiến lược và sáng tạo có mối quan hệ mật thiết hơn bao giờ hết. Xưa kia, chiến lược chỉ được dùng trong quân sự và sáng tạo thuộc về thế giới nghệ thuật; giờ đây, cả hai mang lại cho công ty những yếu tố giúp họ chiến thắng trên thương trường.

Chiến lược là một từ chung để mô tả các kỹ năng đặc biệt rất khác nhau: hiểu về môi trường, nắm bắt các vấn đề cốt lõi của các bên hữu quan, đưa ra những câu hỏi hay, dám vượt qua điều cấm kỵ và thách thức các thói quen lâu đời, chuẩn bị cho các tình huống, dự đoán những thay đổi căn bản ở bên ngoài cũng như bên trong của tổ chức. Cốt lõi của nghệ thuật lãnh đạo nằm ở chỗ biết sử dụng các kỹ năng này một cách mềm dẻo và hài hòa với đội ngũ của mình, đồng thời biết áp dụng chúng trong một môi trường đầy nghịch lý và hỗn loạn.

Sáng tạo trong doanh nghiệp cần được vén bức màn bí mật. Đó không phải là tài năng thiên phú, cũng không phải là tài năng đặc biệt. Sáng tạo trước hết là sự tập trung cao độ, đưa ra các câu hỏi, và là một trò chơi với các quy luật. Nằm giữa hai thái cực có thể và không thể, sáng tạo mở ra những chiều không gian cho phép tưởng tượng ra các cơ hội phi thường. Trước hết, sáng tạo là một công việc, và lạ thay là một thói quen. Thói quen này được nuôi dưỡng bởi tính tò mò, trí tưởng tượng và sự táo bạo.

Cú Đánh Thức Tỉnh Trí Sáng Tạo

Tất cả chúng ta, ai cũng làm việc cần cù và rất muốn có được những ý tưởng sáng tạo. Đôi khi chúng ta tự hỏi, vì sao mình không có được những thành công rực rỡ như Leonardo da Vinci, Thomas Edison, Albert Einstein… Không phải chúng ta quá kém cỏi, mà thực tế, có 10 “ổ khóa trí tuệ” thường dẫn dắt, giam hãm chúng ta theo những lối mòn, trong những khuôn mẫu. Vì thế, nhiều khi cần có những “cú đánh” để thức tỉnh sự sáng tạo trong mỗi con người. Đó là thông điệp quý báu mà tác giả cuốn sách này, Tiến sĩ Roger von Oech, muốn gửi đến chúng ta.

Roger von Oech là người sáng lập và chủ tịch công ty Tư vấn Sáng tạo ở Menlo Park, bang California (Mỹ). Ông là một chuyên gia xuất sắc trong việc khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người. Các công trình để đời của ông bao gồm bốn cuốn sách về sáng tạo và một số công cụ để phát triển tư duy sáng tạo như: Bộ bài Cú đánh sáng tạo, Bộ bài Cú đánh đổi mới và Quả bóng đánh thức sự sáng tạo. Ông đã và đang làm cố vấn cho rất nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức, thậm chí cả các cơ quan tình báo, để giúp họ khơi dậy và phát huy sự sáng tạo của các nhân viên, đặc biệt là những khi cần phải cải cách, đổi mới.

Theo tác giả, cần phải thay đổi lối tư duy đã sáo mòn, cần tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ và bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bằng các chiến lược đôi khi đơn giản đến không ngờ mà chính các vĩ nhân cũng-tư duy nhưng lại vô cùng hiệu quả, chắc chắn bạn sẽ tìm ra-thường sử dụng được “một điều gì đó khác biệt”. Các chiến lược đó là: Không hài lòng với chỉ một câu trả lời mà phải tìm ra câu trả lời thứ hai, thứ ba; Xem xét những điều nghịch lý; Đặt ra và trả lời câu hỏi “Nếu… thì sao”, Chọn những viên đá đặt chân; Hãy vui đùa với các ý tưởng; Bắt chước một anh hề; thậm chí Học tập cách tư duy của một đứa trẻ, v.v… Sử dụng văn phong thoải mái như chuyện trò, tâm tình cùng độc giả, tác giả trình bày các vấn đề một cách logic, với những giải thích kỹ càng và lập luận sắc sảo, ông đã dẫn dắt độc giả bước vào một khung trời tri thức thật mới lạ và hấp dẫn…

Du Hành Trong Thế Giới Sáng Tạo

Nếu bạn đang tìm một cuốn sách chứa đầy những biểu đồ, số liệu và bảng biểu về PR ở Châu Á thì hãy đặt cuốn sách này xuống, vì nó không phải là những điều khô khan như thế. Hay nói cách khác, đây là một cuốn sách bom tấn – không phải là sách hàn lâm.

Tại sao lại gọi đây là sách bom tấn? Vì tựa như những bộ phim bom tấn thu hút khán giả ngoài rạp chiếu kia, Đi Để Đến! tràn đầy sự đam mê, ý tưởng, sự phiêu lưu mạo hiểm và trên tất cả, nó tạo cảm giác thú vị cực kỳ cho người đọc.

Xuyên suốt cuốn sách là câu chuyện của một người không bao giờ hài lòng với những gì đơn giản – Michael de Kretser, được mệnh danh là Quý ông PR của châu Á.

Đó là câu chuyện về việc đứng lên và thành công từ vấp ngã, khi ông bắt tay xây dựng mạng lưới PR châu Á không phải một mà những hai lần! Đó cũng đồng thời là câu chuyện về những Kẻ Nói Không – những người luôn chỉ biết lặp đi lặp lại câu “Không được làm cái đó !” và “Đây không phải là thời điểm để làm điều này, Michael!”.

Quảng Cáo Sáng Tạo

Quảng cáo sáng tạo là cuốn cẩm nang chứa đựng những ý tưởng tuyệt vời. Tham vọng của nó là khiến người ta thích thú, đồng thời lạc quan. Với mong muốn đem lại một nhận thức sâu sắc về cách tư duy sáng tạo, cẩm nang này hứa hẹn sẽ lật mở các chiến lược của những nhà sáng tạo hàng đầu và giúp bạn hiểu thêm về những khuôn mẫu nằm ẩn sau những ý tưởng vĩ đại. Hãy vận dụng trực giác của bạn khi sử dụng cuốn sách này và tận hưởng nó – hãy tìm hiểu xem điều gì giúp bạn phát triển các ý tưởng tuyệt vời và thích thú khi làm công việc này.

Dave Trott Bàn Về Sáng Tạo & Thương Hiệu

Đã có quá nhiều quyển sách nói về cách làm logic, cách chơi hợp-lý: cần sản phẩm, tiền bạc, thời gian, quy mô. Mấy cách đó là từ năm một-ngàn-chín-trăm-hồi-đó rồi, quyển sách này dạy bạn cách phát hiện khoảng trống thị trường (market gap) – nơi bạn có thể chiến thắng, trở thành người dẫn đầu và xác lập cuộc chơi theo điểm mạnh của mình.

Quyển sách sẽ đóng vai trò như một cẩm nang hướng dẫn bạn ứng dụng sáng tạo từ-gốc-đến-ngọn; vào trọn vẹn quy trình hoạch định và phát triển của thương hiệu, theo mô hình 6P của Marketing: Positioning – Product – Place – Packaging – Pricing – Promotion.

Tóm lại, hãy đọc quyển sách này như một dạng sách-dạy-nấu-ăn (không, bạn đọc đúng rồi đấy) để rà soát lại toàn bộ quá trình tư duy và thực thi marketing của bạn – chỗ nào chán quá/nhạt quá thì mau nêm “gia vị” sáng tạo vào! 3 điểm khiến quyển sách này rất giống cook-book là:

Cực kỳ chi tiết – hướng dẫn để ứng dụng ngay vào mọi công việc của marketing, truyền thông, sáng tạo và kinh doanh.

Không chỉ dạy “cách nghĩ” mà cả “cách làm”, chi tiết đến từng chuyên môn – viết brief, phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường…

Cấu trúc kiểu cần gì xem nấy, mỗi chương tập trung vào một chủ đề chuyên môn (Sáng tạo, thương hiệu, sản phẩm…)

Hành Trình Sáng Tạo Của CJ

Cách đây hơn 20 năm, Cheil Jedang chỉ là doanh nghiệp chuyên sản xuất đường và bột mì với hơn 40 năm hoạt động. Dù đã có nguồn vốn và thương hiệu rất tốt nhưng khi đề ra mục tiêu phát triển trong lĩnh vực văn hóa thì họ chẳng có bất cứ nền tảng nào.

Nhưng giờ đây, không chỉ người dân Hàn Quốc mà người dân ở châu Á, thậm chí cả thế giới đều quen thuộc với cái tên CJ thông qua các bộ phim điện ảnh hoành tráng như Myeongnyang (Đại thủy chiến), Veteran (Chạy đâu cho thoát); hay hệ thống rạp chiếu phim CGV, và nhà hàng buffet BBQ.

CJ đã trở thành một doanh nghiệp hoạt động trên mọi lĩnh vực liên quan đến “phong cách sống”, có thể nói, CJ định hướng việc ăn – mặc – nghe – nhìn cho đại đa số người dân Hàn Quốc, trở thành một doanh nghiệp đa ngành có vị thế trên thế giới.

Cuốn sách này sẽ mở ra chặng đường của CJ từ ngày đầu bước chân vào ngành cho đến khi trở thành cái tên người ta không thể không nhắc đến khi bàn về nền công nghiệp văn hóa của Hàn Quốc hay của châu Á.

Trên Đường Sáng Tạo

“Mọi người đều có thể sáng tạo, nhưng chỉ có vài người có thể kiểm sống bằng sáng tạo” – có lẽ ít ai xứng đáng để đúc kết điều này hơn Sir John Hegarty, top 10 giám đốc sáng tạo tuyệt vời nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn.

Gia nhập ngành quảng cáo năm 1967, đồng sáng lập Saatchi & Saatchi – sau đó là Bartle Bogle Hegarty – BBH, agency được mệnh danh “đã đoạt tất cả các giải thưởng sáng tạo danh giá có mặt trên đời”.

Xuất thân là Art Director, ông lăn lộn qua mỹ thuật (art) – thiết kế công nghiệp (industrial design) trước khi tìm được “tình yêu chân chính” của đời mình là quảng cáo sáng tạo.

Sẽ không quá lời khi nói Sir John Hegarty chính là hiện thân cho đỉnh cao nhất của sáng tạo về mọi mặt: chất lượng sáng tạo, sự thừa nhận bởi người trong ngành và ngoài ngành (ông gần như là “gương mặt đại diện” của nền quảng cáo sáng tạo Anh quốc), tiền bạc (ông bán lại BBH năm 2012 cho tập đoàn Leo Burnett và Publicis với giá vài trăm triệu USD), sự yêu nghề và mức độ cập nhật công nghệ (năm 2014, ông đồng sáng lập một vườn ươm công nghệ tên The Garage).

Là “một trong những người nghiêm túc nhất về nghề sáng tạo”, quyển sách “Trên đường sáng tạo” đúc kết những tinh hoa tri thức và trải nghiệm của ông sau 40 năm làm nghề, tất cả những khía cạnh trong-ngoài của nghề và nghiệp sáng tạo đều được ông nêu ra và nhận xét tinh tế.

Ai Cũng Là Nhà Sáng Tạo Đại Tài

Có bao giờ bạn nhìn thấy một tác phẩm, ví dụ như một chiếc chăn bông họa tiết ghép vải được treo ở bảo tàng, kí tên “Vô danh” hoặc “Khuyết danh”, có từ khoảng năm 1864? Những tác phẩm kiểu như vậy thường của phụ nữ, những người gốc Mỹ-Phi hoặc những người bị gạt ra rìa xã hội. Họ thường không kí tên vào các tác phẩm của mình. Một số phụ nữ sử dụng bút danh nam để tác phẩm của họ được xuất bản hoặc được trưng bày trong viện bảo tàng.

Thật đáng buồn nếu xét đến việc có bao nhiêu nghệ sĩ nổi tiếng mà ngày nay chúng ta tôn kính đã từng làm việc mệt nhọc trong bóng tối, dù đó là sự lựa chọn của họ hay do hoàn cảnh bắt buộc. Hãy tôn vinh những nữ nghệ sĩ từng sống và sáng tạo hàng thế kỉ qua, đặc biệt những người đã thể hiện sự kiên nhẫn đáng kinh ngạc dù ở thời đó họ không nhận được những lời ca ngợi.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button