Sách hay về nạn đói năm 1945

Sách về nạn đói năm 1945 hay nhất. Nạn đói thảm khốc nhất trong lịch sử Việt Nam, cướp đi tính mạng của nhiều con người vô tội và để lại biết bao hậu quả tang thương cho nhiều thế hệ.

Nạn Đói Năm 1945 Ở Việt Nam (Những Chứng Tích Lịch Sử)

Nạn Đói Năm 1945 Ở Việt Nam (Những Chứng Tích Lịch Sử)

Nạn đói năm 1945 làm khoảng 400 ngàn – 2 triệu người chết. Ngày nay, nhắc đến nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu ấy người ta sẽ chỉ nhớ có thể, hoặc nếu hơn thì sẽ là những hình ảnh bi thảm trong những thước phim của bộ phim Sao Tháng Tám.

Nạn Đói Năm 1945 Ở Việt Nam (Những Chứng Tích Lịch Sử) là công trình nghiên cứu được công bố năm 1995 do Giáo sư Văn Tạo và Giáo sư Furuta Motoo chủ biên. Đến khi ấy, công chúng mới ngỡ ngàng và tìm về cái năm bi thảm nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại.

Chết vì đói là cái chết đáng sợ nhất của bất cứ sinh vật nào. Cái chết đến từ từ, không ngừng giày xéo, đày đọa con người trong đau đớn, tủi nhục và sợ hãi. Thế nhưng nạn đói năm 1945 còn gây nên những tấn thảm kịch mà không ai có thể tưởng tượng được. Những ngôi hàng trống rỗng, những con đường ngập xác người hôi thối, những hố chôn tập thể dày đặc. Cái đói tiêu diệt mọi giá trị, phá hủy nhân cách, đập vỡ lương tri – những thảm kịch mà cái đói biến người ta thành quỷ dữ, những em bé bị chó hoang ăn thịt, cha con giết nhau vì một miếng ăn.

Tàn khốc, kinh hoàng là tất cả những gì có thể dùng để nhắc về thảm kịch năm ấy. Con số 2 triệu người cứ như thế xoáy sâu dần dần vào lịch sử và sẽ nhắc cho độc giả thấy, 1945 không chỉ là một năm của độc lập huy hoàng, đó còn là năm của tang thương mất mát..

Vợ Nhặt

Vợ Nhặt

Vợ nhặt là truyện ngắn của nhà văn Kim Lân viết về thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945, được in trong tập Con chó xấu xí (1962).

Tiền thân của truyện là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được viết ngay sau khi Cách mạng tháng tám thành công. Tác phẩm đang viết dang dở thì bị mất bản thảo, nhà văn sau đó đã dựa vào cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

Theo đánh giá của các nhà phê bình văn học, giá trị của Vợ nhặt là tố cáo tội ác của thực dân, phản ánh cuộc sống thê thảm của nhân dân trong nạn đói. Qua đó, Kim Lân đã bộc lộ sự cảm thông với nỗi khổ của những người dân nghèo, phát hiện ra vẻ đẹp trong tâm hồn và nhân cách họ.

Chuyện Cũ Hà Nội

Chuyện Cũ Hà Nội

… Băm sáu bố phường, Cái tàu điện, Phố Mới, phố Hàng Đào, phố Hàng Ngang, phố Nghề, Hội Tây, Bà Ba (Bé) Tý, Tiếng rao đêm, Cơm đầu ghế, Chiếc áo dài, Ông Hai Tây, Cây Hồ Gươm v.v… Chỉ nêu vài tên bài như thế cũng thấy sự hiện diện đa dạng của cái nội thành đa đoan lắm chuyện. Phố Hàng Đào với những “mợ Hai” khinh khỉnh, vàng ngọc đầy cổ đầy tay, phố Hàng Nganh với những chú tây đen thờ lợn, chủ hiệu vải, sinh hoạt bí hiểm song cũng đa tình, Phố Mới có nhà cầm đồ Vạn Bảo “lột da” dân nghèo, có cả chợ đưa người, một thứ chợ môi giới thuê mướn – cả mua bán – những vú em, thằng nhỏ, con sen… những thân phận nghèo hèn đem thân làm nô bộc cho thiên hạ.

Rối cái tàu điện leng keng, những ngày Hội Tây bên bờ Hồ Gươm, những tà áo dài từ thuở thay vai và nhuộm nâu Đồng Lầm đến áo Lơ Muya sặc sỡ mối thời trang một thời…

Cái hay ở Tô Hoài là những cái lăng nhăng sự đời ấy (chũ của Tản Đà) đã có ít nhiều người ghi lại. Chuyện ông Hai Tây làm xiếc, Bà Bé Tý lên đồng… sách báo đã từng đề cập. Nhưng lần này Tô Hoài lại nhìn ra những nét hoạt kê mới, hay cũng đã nhiều người viết về quà Hà Nội nhưng cái bài Chả cá, Bánh cuốn, Phở của Tô Hoài có những thông tin hay, mới mẻ, ngay như Nguyễn Tuân cũng chưa phát hiện hết. Cũng như các loại tiếng rao hàng ban đêm thì Thạch Lam đã ghi chép vậy mà ở Tiếng rao đêm của Tô Hoài vẫn có nhiều ý tứ mới.

Như vậy đó, với vài nét kí họa, Tô Hoài đã vẽ được cái thần thái của một thành phố nghìn tuổi đang đô thị hóa gấp gáp trở thành nửa Tây nửa ta, nửa cũ nửa mới, nửa sang nửa quê…

Có một Hà Nội nhố nhăng như thế thì cũng có một Hà Nội lầm than.

Cảnh lầm than ấy càng rõ nét hơn ở các làng quê ven nội. Thợ cửi, thợ giấy làm quần quật ngày đêm mà vẫn đói khổ, rồi nạn Tây đoan sục bắt rượu lậu và những người dân lành đói khổ phải nhận đi “tù rượu thay” để vợ con ở nhà có người chu cấp. Sự bần cùng ấy hằn sâu nhất trong chuyện Chết đói. Nạn đói năm 1945 đã làm vợi đi của làng Nghĩa Đô bao người. Ngay cả tác giả và bạn văn Nam Cao nếu không có một người quen ý tứ trả công dạy học lũ con ông ta bằng gạo thì “không biết chúng tôi có mắt xanh lè giống thằng Vinh hay dì Tư không, hay còn thế nào nữa…”

Trong sách còn một mảng kể về phong tục. Nhiều cái nay không còn. Như các đám múa sư tử thi đêm Rằm Trung Thu ở những phố Hàng Ngang, Hàng Đường và đánh nhau chí tử, quang cảnh những ngày áp tết dường như cả nước kéo về Hà Nội… Ở ven đô thì hội hè đình đám, khao vọng, đám ma… Các bài Làm ma kho, Thẻ thuế thân, Khổng Văn Cu vừa bi vừa hài. Có một bài tuyệt hay, đó là bài mô tả đám rước Thánh Tăng. Đích thị là một lễ hội phồn thực có từ đời nảo đời nao mà tới tận thời Pháp thuộc vẫn còn tồn tại, lại ở ngay sát nách kinh kì. Bấy nhiêu hình ảnh không bao giờ xuất hiện nữa nhưng tôi cứ nghĩ rằng ngày nay, ít ra thì những nhà làm phim lịch sử, viết truyện lịch sử, dựng kịch lịch sử rất cần đến. CHUYỆN CŨ HÀ NỘI chính là một tập kí sự về lịch sử…

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button