Sách hay về chơi chữ

Sách về chơi chữ hay nhất. Tiếp thu và thưởng thức sự thú vị của chơi chữ trong đời sống, văn hóa và đời sống hàng ngày.

Chơi Chữ (Lãng Nhân)

Chơi Chữ (Lãng Nhân)

Với gần 150 bài thơ trong vỏn vẹn chiều dài 152 trang của cuốn sách, Lãng Nhân không đi vào phân tích sự chơi chữ như một nhà nghiên cứu về xã hội nhân văn, mà chỉ lướt trên những vần thơ bằng cảm quan cá nhân, như thể theo đuổi dòng suy nghĩ của chính mình để rồi viết nên cuốn sách này.

Rong Chơi Miền Chữ Nghĩa

Rong Chơi Miền Chữ Nghĩa

Từ nhiều năm nay, bạn đọc khắp nơi đã biết đến và ái mộ học giả An chi qua các bài viết của ông được đăng tải trên báo chí. những bài viết này phần nhiều thuộc lĩnh vực từ nguyên học, tập trung vào việc truy tìm và giải thích những thay đổi về ngữ âm và ngữ nghĩa của các từ, các địa danh tiếng việt. Đây quả thật là một công việc khó, đòi hỏi không chỉ vốn kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực ngôn ngữ mà còn cần đến vốn hiểu biết về lịch sử, văn hóa và nhiều khi cả sự từng trải của bản thân người nghiên cứu.

Cũng chính bởi sự khó khăn, phức tạp đó mà mỗi khi một kiến giải được học giả An chi đưa ra thường nhận được nhiều ý kiến phản hồi. có ý kiến đồng tình, có ý kiến còn nghi ngại và cả những ý kiến phản đối, thậm chí có cả những “va chạm”. có nhiều kiến giải được trao đổi qua lại nhiều lần trên báo chí và cả trên mạng facebook. hơn một lần học giả An chi đã chủ động tuyên bố phoọc-phe (bỏ cuộc) để chấm dứt những tranh luận mà ông cho là “vô ích” – tất nhiên là sau khi ông đã trả lời cặn kẽ bạn đọc và người phản đối kiến giải của ông, nhưng vì độc giả thấy chưa “đã”, tiếp tục phản hồi nên ông vẫn đăng đàn trả lời, tạo nên những bài viết “hậu phoọc-phe” thú vị. cũng có lần ông công khai thừa nhận một phần kiến giải của mình có chỗ còn lầm lẫn. Điều đó thể hiện một thái độ tranh luận thẳng thắn, cởi mở, khoa học, sẵn sàng đi đến cùng của sự việc.

Mỗi kiến giải của học giả An chi đều xuất phát từ sự nghiên cứu, đối sánh nghiêm cẩn; được trình bày khúc chiết, khoa học, “nói có sách, mách có chứng”, với một phong cách “rất An chi”– thẳng thắn, không khoan nhượng, giàu cảm xúc… Điều này thực sự hấp dẫn người đọc. những kiến giải của ông không chỉ góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc, sự biến đổi của nhiều từ ngữ trong văn chương, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày; mà còn đóng góp vào việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa nước nhà, ví như khi ông bàn về chữ “cồ” trong quốc hiệu “Đại cồ việt”, về bốn chữ “Bùi thị hý bút” trên di vật gốm chu Đậu… chính giá trị và sức hấp dẫn trong các bài viết của học giả An chi đã thôi thúc chúng tôi xuất bản bộ sách Rong chơi miền chữ nghĩa với ba tập dày dặn, tập hợp những bài viết của ông đăng trên các báo: Đương thời, Người đô thị, An ninh thế giới, Năng lượng mới. hy vọng rằng mỗi bài viết trong bộ sách này sẽ đưa quý độc giả vào một cuộc rong chơi thú vị và say mê, rong chơi để thêm hiểu, thêm yêu tiếng việt và cùng nhau gìn giữ sự trong sáng của tiếng nước mình.

Lời giới thiệu

Thú Chơi Chữ

Thú Chơi Chữ

Trước đây đã có nhiều người quan tâm và viết về vấn đề chơi chữ trong tiếng Việt. Hầu hết là các bài báo. Chỉ có duy nhất cuốn Chơi chữ của Lãng Nhân. Cuốn sách tập trung được tương đối nhiều tư liệu, nhưng còn một số hạn chế: một là tư liệu chưa được phong phú, có nhiều trường hợp không phải là chơi chữ, và bỏ sót nhiều mảng (như mảng câu đố, truyện vui cười hiện đại, tiếng nói hàng ngày có hiện tượng chơi chữ); hai là, tác giả chưa xác định có bao nhiêu kiểu chơi chữ để xếp các ngữ liệu theo từng kiểu chính xác. Do đó, sách chưa có tác dụng hướng dẫn người đọc ứng dụng.

Trong quyển sách này, chúng tôi đã chọn lọc và sắp xếp có hệ thống các trường hợp chơi chữ đắt giá nhất, lấy từ tác phẩm văn học cũng như từ ngôn ngữ hàng ngày. Chúng tôi chia làm 14 kiểu chính, mỗi kiểu xếp thành một chương. Ở mỗi chương, ngoài định nghĩa về kiểu chơi chữ được nêu, chúng tôi tóm tắt những kiến thức cần thiết nhằm giúp bạn đọc dễ tiếp thu và thưởng thức sự thú vị qua các ngữ liệu dẫn ra ở sau. Đối với những ngữ liệu thuộc về hai, ba kiểu chơi chữ, chúng tôi xếp vào hai, ba loại, hoặc chỉ dành chủ yếu cho một kiểu, rồi ghi chú thêm vào những kiểu chơi có liên quan.

Cuốn sách Thú Chơi Chữ do PGS.TS. Lê Trung Hoa biên soạn, PGS. Hồ Lê bổ sung ngữ liệu, hiệu đính và do nhu cầu bạn đọc, chúng tôi có sửa chữa và bổ sung trong lần tái bản này.

Cuốn sách nhằm đáp ứng rộng rãi độc giả thuộc mọi lứa tuổi, ngành nghề, trình độ, nhu cầu về thường thức cái hay, cái đẹp trong văn chương tiếng Việt, về ý thích tìm hiểu những nét phong phú, độc đáo trong vườn hoa văn hóa Việt Nam muôn màu muôn vẻ, bởi vì “thú chơi chữ” là của mọi người, chứ không phải của riêng ai.

Vấn đề quả là thú vị, song phạm vi thật mênh mông. Chúng tôi đã làm hết sức mình nhưng chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Vì vậy, chúng tôi rất mong được bạn đọc góp ý, phê bình, bổ sung ngữ liệu để cuốn sách có thể hoàn hảo hơn trong những lần tái bản sau.

Lời giới thiệu

Việt Pun

Việt Pun

Pun (Punchline) là cách chơi chữ, sử dụng các từ đồng âm hoặc đồng nghĩa với dụng ý hài hước nào đó. Việt Pun được ra đời vào đầu năm 2017 trên Facebook. Với những câu chơi chữ đơn giản nhưng đầy hóm hỉnh cùng hình minh hoạ dễ thương, Việt Pun nhanh chóng được cộng đồng mạng đón nhận nhiệt liệt và theo dõi thường xuyên.

Sách “Việt Pun” tổng hợp gần 200 câu chơi chữ thú vị nhất được các fan của Việt Pun yêu thích sưu tầm, đồng thời giới thiệu cả những mẩu “pun” chưa từng được công bố trước đó.

Sách gồm có ba phần: Việt Pun, Bilingual Pun (song ngữ) và DIY Pun (gợi ý để bạn đọc tự sáng tạo ra những mẩu “pun” của riêng mình). Không định nghĩa từ ngữ khô khan như một cuốn “từ điển”, “Việt Pun” khơi gợi sự sáng tạo, hứa hẹn mang lại cho bạn đọc nhiều tiếng cười trên hành trình khám phá vẻ đẹp và sự kì diệu của tiếng Việt.

Kỹ Nghệ Chơi Chữ Ngón Nghề Content

Kỹ Nghệ Chơi Chữ Ngón Nghề Content

Viết lời quảng cáo là một công việc không giống ai. Là một chuyên viên viết lời quảng cáo, bạn phải oằn mình để vắt ra những ý tưởng sáng tạo trong một thế giới đầy những kẻ thực dụng, chi li. Nếu là nhà văn, nhà thơ hay nhà biên kịch, bạn có thể thong thả viết theo cảm hứng cá nhân. Nhưng trong ngành quảng cáo, bạn phải cho ra đời những ý tưởng xuất sắc, những bài viết hay ho, và đôi khi những yêu cầu đó cần được đáp ứng ngay trong một buổi sáng.

Một giọng văn mới mẻ, độc đáo chính là dầu nhờn bôi trơn để vận hành cỗ máy thương mại, và ngôn ngữ chính là yếu tố cốt lõi của nhiều hình thức thiết kế hiện đại. Ngôn ngữ quảng cáo không chỉ đơn thuần là… quảng cáo, mà còn là một hình thức giao tiếp độc đáo, thú vị. Chỉ cần trí tưởng tượng sống động và kỹ năng “xếp chữ”, bạn đã có đủ phẩm chất để trở thành một chuyên viên viết lời quảng cáo. Tất cả những gì bạn cần là một số bí quyết để trau chuốt giọng văn và một chút cảm hứng từ vài chuyên gia trong lĩnh vực. Hy vọng rằng, “Kỹ nghệ chơi chữ, ngón nghề content” sẽ giúp bạn đạt được điều đó.

Tiếng Việt Giàu Đẹp: Thú Chơi Chữ

Tiếng Việt Giàu Đẹp: Thú Chơi Chữ

Trước đây đã có nhiều người quan tâm và viết về vấn đề chơi chữ trong tiếng Việt. Hầu hết là các bài báo. Chỉ có duy nhất cuốn Chơi chữ của Lãng Nhân. Cuốn sách ấy tập trung tương đối nhiều tư liệu, nhưng còn mấy hạn chế sau đây: một là tư liệu chưa được phong phú, có nhiều trường hợp không phải là chơi chữ, và bỏ sót nhiều mảng (như mảng câu đố, truyện vui cười hiện đại, tiếng nói hằng ngày có hiện tượng chơi chữ); hai là, tác giả chưa xác định có bao nhiêu kiểu chơi chữ để xếp các ngữ liệu theo từng kiểu chính xác. Do đó, sách chưa có tác dụng hướng dẫn người đọc ứng dụng.

Quyển sách này chọn lọc và sắp xếp có hệ thống các trường hợp chơi chữ đắt giá nhất, lấy từ các tác phẩm văn học cũng như từ ngôn ngữ hằng ngày. Chúng tôi chia làm 14 kiểu chính, mỗi kiểu xếp thành một chương. Ở mỗi chương, ngoài định nghĩa về kiểu chơi chữ được nêu, chúng tôi tóm tắt những kiến thức cần thiết nhằm giúp bạn đọc dễ tiếp thụ và thưởng thức sự thú vị qua các ngữ liệu dẫn ra ở sau. Đối với những ngữ liệu thuộc về hai, ba kiểu chơi chữ, chúng tôi xếp vào hai, ba loại, hoặc chỉ dành chủ yếu cho một kiểu, rồi ghi chú thêm vào những kiểu chơi chữ có liên quan.

Sách nhằm đáp ứng rộng rãi độc giả thuộc mọi lứa tuổi, ngành nghề, trình độ, nhu cầu về thưởng thức cái hay, cái đẹp trong văn chương tiếng Việt, về ý thích tìm hiểu những nét phong phú, độc đáo trong vườn hoa văn hóa Việt Nam muôn màu muôn vẻ, bởi vì “thú chơi chữ” là của mọi người, chứ không phải của riêng ai.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button