Sách hay về cảm biến

Sách về cảm biến hay nhất. Hiểu được vai trò của cảm biến trong thu thập dữ liệu, cảm nhận, đo đạc và phát hiện các kích thích rồi truyền tín hiệu về bộ điều khiển. Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, thông tin và cuộc sống.

Các Bộ Cảm Biến Trong Kỹ Thuật Đo Lường Và Điều Khiển

Mục lục:

Lời nói đầu

Phần thứ nhất: Nguyên lý cơ bản của hệ thống cung cấp điện.

  • Chương 1: Những vấn đề chung về cung cấp điện.
  • Chương 2: Phương pháp tính toán kinh tế – kỹ thuật trong thiết kế cung cấp điện.
  • Chương 3: Xác định phụ tải điện.
  • Chương 4: Lựa chọn phương pháp cung cấp điện.
  • Chương 5: Trạm biến áp.
  • Chương 6: Lựa chọn các thiết bị điện trong hệ thống cung cấp điện.
  • Chương 7: Bảo vệ rơle và tự động hóa trong hệ thống cung cấp điện.
  • Chương 8: Nối đất và chống sét.
  • Chương 9: Tiết kiệm điện năng và nâng cao hệ số công suất cosφ.
  • Chương 10: Chiếu sáng công nghiệp.

Phần thứ hai: Hệ thống cung cấp điện trong các lĩnh vực kinh tế quốc dân.

  • Chương 11: Hệ thống cung cấp điện trong xí nghiệp công nghiệp.
  • Chương 12: Hệ thống cung cấp điện trong các khu vực đô thị.
  • Chương 13: Hệ thống cung cấp điện của nhà cao tầng.

Phần thứ ba: Ví dụ về thiết kế cung cấp điện và các số liệu tra cứu.

Phụ lục A: Thiết kế hệ thống cung cấp điện.

Phụ lục B: Các số liệu tra cứu.

Vi Điều Khiển Và Ứng Dụng – Arduino Dành Cho Người Tự Học

Cuốn sách này ban đầu được các tác giả dự định được viết cho những người bắt đầu làm quen với Điện-Điện tử, các học sinh trung cấp nghề cũng như các học sinh cấp 3 có thể khai thác và ứng dụng Arduino trong điều khiển. Nhưng càng đi sâu, vấn đề càng trở nên phức tạp bởi hai nguyên nhân chính sau:

  • Việc xử lý hình ảnh minh họa mất rất nhiều thời gian, việc chụp các mạch điện lắp ráp các linh kiện với bo mạch bằng máy ảnh không đạt do ảnh không rõ nét trong quá trình in ấn. Việc vẽ hình minh họa bằng các phần mềm chuyên dùng như CorelDraw hay Adobe Illustrator thì có thuận lợi là ảnh rất rõ nhưng mất rất nhiều thời gian.
  • Nếu chỉ lập trình Arduino cho việc điều khiển LED, tạo các hiệu ứng cho LED thì đáp ứng được đối tượng đề ra ngay từ đầu nhưng sẽ làm người học hiểu sai sức mạnh của Arduino là chỉ có điều khiển LED trong quáng cáo.

Sách sách gồm 10 chương và 2 phụ lục hướng dẫn bạn đọc phần cứng và phần mềm Arduino, Lập trình điều khiển LED đơn và tạo hiệu ứng với Arduino. Mô phỏng Arduino bằng Proteus, điều khiển LED 7 đoạn, LED ma trận. Hiển thị kết quả đo nhiệt độ và độ ẩm, kết nối cảm biến ánh sáng và cảm biến âm thanh với bo mạch Arduino ứng dụng trong điều khiển . Sách cho phép một người có kiến thức cơ bản Điện-Điện tử có thể từ 3 tới 5 ngày thực hành là bắt đầu khai thác và sử dụng Arduino trong công việc.

Giáo Trình Đo Lường Cảm Biến (Lý Thuyết-Thực Hành)

Đo lường, cảm biến là những thành phần phải kể đến đầu tiên và không thể thiếu trong các quá trình điều khiển tự động có nhiệm vụ thu thập dữ liệu, cảm nhận, đo đạc và phát hiện các kích thích rồi truyền tín hiệu về bộ điều khiển.

Có thể nói, các bộ cảm biến trong hệ thống điều khiển tự động đóng vai trò quan trọng giống như các giác quan của con người. Tất nhiên đi kèm với hệ thống điều khiển cần có các thiết bị đo tương ứng.

Sách trình bày về lĩnh vực đo lường các đại lượng vật lý thường gặp trong công nghiệp chủ yếu là giới thiệu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo và các bộ cảm biến thông dụng cùng với một số ứng dụng cơ bản của chúng.

Điện Tử Công Nghiệp Và Cảm Biến

Điện tử công nghiệp là một ngành kỹ thuật đang phát triển rất nhanh nhưng lại có rất ít giáo trình và tài liệu nói về lĩnh vực này. Đặc biệt là cảm biến một đề tài rất hấp dẫn và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực mà hầu hết học sinh, sinh viên cũng như giáo viên trong ngành đều muốn tìm hiểu để có thể ứng dụng được trong thực tế.

Đây là giáo trình thứ 3 trong bộ giáo trình dạy nghề Điện – Điện tử với nội dung được biên soạn và sưu tập từ nhiều nguồn tài liệu kỹ thuật hiện đại và thực tế để cung cấp cho độc giả những kiến thức thật hữu ích.

Chẩn Đoán Cảm Biến Động Cơ (Phần Nâng Cao)

Cuốn sách Chẩn Đoán Cảm Biến Động Cơ (Phần Nâng Cao) được biên soạn rất dễ hiểu và thực hành được ngay, bao gồm nhiều kinh nghiệm thực tế mà nhiều thợ máy đã từng trải qua. Từ đó, bạn có cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn khi kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa các hệ thống do điện toán điều khiển.

Mạng Cảm Biến Không Dây Trên Nền Kỹ Thuật IP

Mạng cảm biến không dây là một dạng của mạng các các đối tượng thông minh. Trong đó, mỗi nút cảm biến không dây bao gồm một bộ phận thu phát vô tuyến, một bộ vi xử lý và các cảm biến dùng để đo lường và cảm nhận về thế giới vật lý.

Mạng cảm biến không dây có rất nhiều ứng dụng tiềm năng như giám sát môi trường, tự động hóa tòa nhà, ngôi nhà thông minh, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, giám sát tình trạng sức khỏe bệnh nhân, ứng dụng trong quân sự,…

Trong suốt một thập kỷ qua, mọi nghiên cứu tập trung vào mạng cảm biến không dây đều cho rằng kiến trúc IP là không phù hợp với các ứng dụng của mạng cảm biến không dây. Nhiều nhà nghiên cứu đã lập luận rằng các giao thức IP là không phù hợp với các thiết bị có tài nguyên hạn chế về năng lượng, bộ nhớ và khả năng xử lý như các nút cảm biến không dây.

Kết quả là đã có nhiều giao thức mới được nghiên cứu và ứng dụng cho các mạng cảm biến không dây. Tuy nhiên, các mạng cảm biến này cần phải thông qua một Gateway để có thể giao tiếp được với mạng Internet và các mạng IP khác. Các Gateway lớp ứng dụng là rát phức tạp để thiết kế và quản lý. Đây là một trong những nhược điểm chính đối với các mạng cảm biến không dây được phát triển không dựa trên nền kiến trúc IP..

Ngày đăng: 28/09/2020 | Lần cập nhật cuối: 27/11/2020

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button