Sách hay về binh pháp

Sách về binh pháp hay nhất. Tập hợp các cẩm nang binh pháp dành cho mọi người, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như: kinh tế, chính trị, ngoại giao…

Thập Nhị Binh Thư

Thập Nhị Binh Thư

Lịch sử của nhân loại là lịch sử của những cuộc chiến tranh. Dù là một nước lớn như Trung Hoa hay một quốc gia nhỏ bé như Việt Nam cũng không ngoài quy luật đó. Một điều đặc biệt giữa hai đất nước là những cuộc chiến tranh tưởng như không bao giờ dứt và binh pháp được đúc kết từ những cuốc chiến đó và được nâng tầm thành nghệ thuật chiến tranh.

Trong cuộc chiến ai nắm được và áp dụng hợp lý nghệ thuật chiến tranh sẽ giành được phần thắng. Ta có thể tìm thấy những bí ẩn của phép dụng binh của người xưa. Từ sách triệt lương phá đường đến đoạt thành chiếm đất. Từ cách trị quân đến cách cử tướng. Từ nhưng mưu chước đánh vào lòng tướng địch đến những mưu chước làm tan nhuệ khí kẻ địch. Kể cả những “bí pháp” ngắm xem tượng trời, xem điềm lành, điềm dữ vốn là nỗi băn khoăn của bao nhiêu người làm tướng,,,

Bộ “Thập nhị binh thư” gồm 9 bộ binh pháp của Trung Hoa và 3 bộ binh pháp của Việt Nam gồm Lục thao, Tam lược của Thái Công Khương Tử Nha, Tư Mã binh pháp của Tư Mã Điền Nhương Tư, Tôn Tử binh pháp của Tôn Vũ Tử, Ngô Tử binh pháp của Ngô Khởi, Uất Liễu tử của Uất Liễu, Tố thư của Hoàng Thạch Công, Binh pháp Khổng Minh của Vũ Hầu Gia Cát Lượng, Đường Thái Tông – Lý Vệ Công vấn đối của Vệ Công Lý Tĩnh, Binh thư yếu lược của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Binh thư yếu lược (tu chỉnh) và Hổ trướng khu cơ của Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ.

Binh Thư Yếu Lược

Binh Thư Yếu Lược

Binh thư yếu lược mang ký hiệu 476 gồm bốn quyển. Quyển I gồm có chín chương, là: 1. Thiên tượng, 2. Tuyển mộ, 3. Tuyển tướng, 4. Tướng đạo, 5. Giản luyện, 6. Quân lễ, 7. Mạc hạ, B. Binh cụ, 9. Hiệu lệnh. Quyển II có mười một chương, là: T Hành quân, 2. Hướng đạo, 3. Đồn trú, 4. Tuần canh, 5. Quân tư, 6. Hình thế, 7. Phòng bị, 8. Xem mưa gió, 9. Binh trưng, 10. Dụng gián, 11. Dụng trá. Quyển III có bảy chương, là: 1. Liệu địch, 2. Dã chiến, 3. Quyết chiến, 4. Thiết kỳ, 5. Lâm chiến, 6. Sơn chiến, 7. Thủy chiến. Quyển IV cũng có bảy chương, là: 1. Công thành, 2. Thủ thành, 3. Đột vây, 4. Cứu ứng, 5. Lui tránh, 6. Được thua, 7. Đầu hàng.

Trong Binh thư yếu lược, thì quyển II, quyển III và quyển IV có nhiều đoạn rút ra từ Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ, một nho sĩ có tài kinh bang tế thế đã giúp chúa Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Phật) xây dựng cơ đồ hồi nửa đầu thế kỷ XVII ở Đường Trong. Những đoạn này, có đoạn ghi rõ là đã rút ra từ Hổ trướng khu cơ, có nhiều đoạn tuy lấy từ Hổ trướng khu cơ, song lại không có chú thích gì cả..

Tôn Tử Binh Pháp

Tôn Tử Binh Pháp

Được xưng tụng là tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại, binh thư kinh điển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, Tôn Tử binh pháp là một cuốn cổ thư “kỳ quái”, “để trong vườn sẽ tỏa mùi thơm của hoa quý, ném xuống đất sẽ vang tiếng kêu của bạc vàng”. Nó không chỉ được các vua chúa từ đông sang tây xem như sách gối đầu giường, bí kíp quân sự không thể thiếu, mà còn được nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực như triết học, kinh doanh, tâm lý học, ngôn ngữ học, thể dục thể thao… ứng dụng để nghiên cứu và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Tôn Tử binh pháp với văn từ gọn ghẽ, nghĩa lý sâu xa, âm điệu bay bổng, nhờ đó sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng của “thánh điển binh học” này vô cùng rộng lớn, được dịch ra trên 100 thứ tiếng và xuất bản hầu khắp trên toàn thế giới.

Binh Pháp Tôn Tử Trong Kinh Doanh

Binh Pháp Tôn Tử Trong Kinh Doanh

Trong thương trường khốc liệt, các doanh nghiệp nhỏ có xu hướng bị đè bẹp bởi quy mô và nguồn lực khiêm tốn. Tuy nhiên, đã đến lúc chủ các doanh nghiệp nhỏ tìm hiểu cách thức nắm bắt các lĩnh vực quan trọng, phục vụ các nhu cầu chưa được đáp ứng và giành chiến thắng.

Vậy làm thế nào để thay đổi những mưu lược trong Binh pháp cho phù hợp để cạnh tranh với các đối thủ, cũng như giữ doanh nghiệp nhỏ của mình phát triển yên ổn và xây dựng nó thành một đế chế khổng lồ?

Binh pháp Tôn Tử trong Kinh doanh chính là tập hợp những chiến thuật dành cho các lực lượng nhỏ hơn có thể sử dụng để chiến thắng đối phương mạnh hơn mình. Binh pháp chỉ ra cách nhận biết và nắm lấy cơ hội, đồng thời cũng hướng dẫn bạn cách tạo ra các điều kiện thuận lợi để giành chiến thắng. Nó có thể giúp bạn giành lợi thế trong từng cơ hội.

Ngũ Luân Thư

Ngũ Luân Thư

Miyamoto Musashi (1584 – 1645) được xưng tụng là Thánh Kiếm của Nhật Bản thời tiền Mạc Phủ Tokugawa, sáng lập ra môn phái Niten Ichi Ryu (Nhị thiên Nhất lưu). Sau khi sống sót qua trận tử địa Sekigahara giữa Đông Quân và Tây Quân, Miyamoto Musashi đã lang bạt khắp nơi, tự rèn luyện mình để trở thành một kiếm sĩ nổi danh và thành công nhất Nhật Bản với chiến tích chưa từng thất bại trước bất cứ đối thủ nào.

Trong những năm tháng cuối đời, Musashi đã viết binh pháp thư Ngũ Luân Thư, nhằm đúc kết những quan sát, kinh nghiệm trong quá trình chiến đấu của mình và bàn luận về cái Đạo của người kiếm sĩ.

Ngũ Luân Thư bao gồm “Địa quyển”,” Hỏa quyển”, “Thủy Quyển”, “Phong quyển” và “Không quyển”, chủ yếu bàn về võ nghệ, kiếm pháp, cái Đạo của người học kiếm và là cẩm nang dành cho người muốn học binh pháp…nhưng ngày nay nó lại được nghiền ngẫm khắp nơi, từ giảng đường Harvard cho đến các doanh nhân và các chiến lược gia. Thời thời đại ngày nay, không thể phủ nhận được tầm quan trọng của Ngũ Luân Thư khi nó là kim chỉ nam cho người đọc, giúp họ chiến thắng mục tiêu và đạt được thành công trong sự nghiệp nói chung, và là lời đáp trả của người Nhật cho MBA của Harvard nói riêng. Tạp chí Time đã ca ngợi quyển sách này rất ngắn gọn: “Ở Phố Wall, khi Musashi cất tiếng, tất cả phải lắng nghe”.

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tam Quốc Diễn Nghĩa tên đầy đủ là “Tam Quốc chí thông tục diễn nghĩa” là tiểu thuyết lịch sử chương hồi nổi tiếng của Trung Quốc do nhà văn La Quán Trung sống vào khoảng cuối đời Nguyên, đầu đời Thanh viết. Bản Tam Quốc lưu truyền rộng rãi nhất ngày nay là bản do Mao Tôn Cương tu sắc và bình chú.

Về mặt nội dung, Tam Quốc là pho sử thi dựng lại gần một trăm năm lịch sử Trung Quốc cổ đại từ thời Đông Hán cho đến những năm đầu của triều đại Tây Tấn một cách bao quát và toàn diện gồm cả những cuộc đấu tranh chính trị, quân sự cho đến diễn tiến của mâu thuẫn xã hội dựa trên quan điểm “Ủng Lưu phản Tào” (Ủng hộ Lưu Bị, phản đối Tào Tháo).

Về mặt nghệ thuật, Tam Quốc là mẫu mực của thể loại tiểu thuyết lịch sử chương hồi Trung Quốc. Với bạn đọc thế giới, Tam Quốc đã xây dựng được nhiều nhân vật điển hình có tính cách điển hình: Tào Tháo gian hùng, Lưu Bị nhân từ, Quan Công trượng nghĩa, Trương Phi nóng này…

Tôn Tử Binh Pháp Và 36 Kế

Tôn Tử Binh Pháp Và 36 Kế

Tôn Tử Binh Pháp Và 36 Kế được biên soạn nhằm giúp độc giả khai thông trí tuệ, học được bí quyết vận dụng mưu trí một cách linh hoạt. Trong đó dẫn nguyên văn 13 thiên trong Binh pháp Tôn tử, 36 kế rồi dịch và luận giải, tiện cho những ai lần đầu đọc.

Binh Pháp Tôn Tử Dành Cho Phái Đẹp

Binh Pháp Tôn Tử Dành Cho Phái Đẹp

Binh pháp tôn tử dành cho phái đẹp không phải là một quyển sách được viết ra nhằm khích lệ người đọc. (Nhưng tôi chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất tuyệt sau khi đọc nó.) Đây không phải là loại sách thúc đẩy tính phấn đấu. (Nhưng tôi hứa một khi đã đọc xong, bạn sẽ được thúc đẩy để đạt được điều bạn muốn.) Mục đích cuối cùng của quyển sách là cung cấp cho phụ nữ những chiến thuật mà tất cả chúng ta đều cần đến để vượt qua những trở ngại trên con đường giành lấy những gì mình mong muốn.

Bằng cách nắm vững những chiến thuật của Tôn Tử, bạn sẽ nhìn thấy được những gì mà người khác không thấy, và nghe được những thông điệp thầm lặng mà họ không thể nghe.

Mưu Trí Xử Thế Người Xưa Theo Binh Pháp Và Cuộc Sống

Mưu Trí Xử Thế Người Xưa Theo Binh Pháp Và Cuộc Sống

Nội dung của cuốn sách bao gồm hai phần chính sau:

Phần I. Thành và bại trong cuộc sống – Những cảm nhận nhân sinh

Trình bày những tinh hoa xử thế và những cách thức hóa giải khó khăn trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân loại; đồng thời, thông qua những kinh nghiệm sống và kinh doanh của những nhân tài trong ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội và đề ra cách thức giúp mỗi người làm sao luôn có được phong thái ung dung, biết cách vượt qua những khó khăn, trở lực để luôn có một tinh thần an lạc, hạnh phúc cũng như đúc kết thêm những kinh nghiệm về kinh doanh cho mình để ngày càng thành công một cách rực rỡ hơn.

Phần II. Binh pháp – Những kết tinh mưu lược người xưa

Trình bày chi tiết về kế sách của hai cuốn binh pháp nổi tiếng là Tam thập lục kế và Binh pháp Tôn Tử và việc áp dụng linh hoạt những kế sách ấy trong cuộc sống và kinh doanh nhằm ứng phó với những mưu kế trên thương trường đầy phức tạp. Nhưng điều cốt lõi là hiểu để tránh những trở ngại có thể gặp phải và tạo dựng cơ hội cũng như nắm bắt cơ hội để kinh doanh thành công, trước những nhu cầu vô cùng phong phú và đa dạng của nhân loại trong thời kỳ hội nhập với thế giới.

Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho mọi người mọi nhà, hy vọng với tài liệu này sẽ đem đến cho độc giả có thêm những góc nhìn về việc nắm bắt cơ hội hoặc những thành công và thất bại, từ đó cảm nhận về cuộc sống và về cuộc đời mình, cũng như rút ra kinh nghiệm cách ứng xử phù hợp mang đậm tính nhân văn. Bên cạnh đó, phòng ngừa rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống và công việc vì tính chất phong phú, phức tạp của cuộc sống từ đó vun đắp ý chí để vươn lên.

Tôn Tử Binh Pháp – Tinh Tuyển Nghệ Thuật Thương Trường

Tôn Tử Binh Pháp – Tinh Tuyển Nghệ Thuật Thương Trường

“Thương trường như chiến trường” là câu nói phản ánh đúng bản chất của thị trường kinh doanh hiện nay. Các nhà lãnh đạo hàng đầu được coi là các vị tướng thống trị, dẫn đường chỉ lối doanh nghiệp, quyết định không nhỏ tới sự thành bại của doanh nghiệp. Đặc biệt, kỹ năng lãnh đạo là yếu tố không thể thiếu để đưa các nhà lãnh đạo tới thành công trên thương trường, đánh bại các đối thủ khác. Các nhà lãnh đạo phải luôn trau dồi kỹ năng lãnh đạo thì mới đổi mới doanh nghiệp giữ vững thành công của doanh nghiệp. Một trong những cuốn sách mà các nhà lãnh đạo quan tâm đó là: “Tôn Tử binh pháp tinh tuyển nghệ thuật thương trường”.

Cuốn sách nêu rõ và phân tích cụ thể những quan điểm trong Binh Pháp Tôn Tử, nhìn nhận kỹ năng lãnh đạo theo hướng lý giải của Binh pháp Tôn Tử như là kim chỉ nam để các nhà lãnh đạo học hỏi, ứng dụng và hiểu nó như thế nào trong nghệ thuật kinh doanh cũng như đưa ra các bài học thành công từ những nhà lãnh đạo, các tập đoàn, các công ty lớn từ khi nhìn nhận và áp dụng Binh Pháp vào thương trường.

Hàn Phi Tử

Hàn Phi Tử

Hàn Phi sống cuối đời Chiến Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa. Ông thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn (được gọi là “công tử”), thích cái học “hình danh”. Hàn Phi có tật nói ngọng, không thể biện luận nhưng giỏi viết sách.

Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp trị. Không phải ông là người đầu tiên nêu lên học thuyết này mà trước đó Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại đã khởi xướng học thuyết này. Tư tưởng của Hàn Phi Tử khác với tư tưởng của Nho giáo (vốn cho rằng để quản lý xã hội thì dùng Nhân trị và Đức trị), ông cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật: “Pháp luật không hùa theo người sang… Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu”.

GS.Phan Ngọc trong lời tựa của tác phẩm Hàn Phi Tử đã từng nói: Hàn Phi là con người có kiến thức uyên bác tiếp thu từ Nho gia, lập luận rất chặt chẽ và sắc sảo, sử dụng rất nhiều dẫn chứng trong đó các dẫn chứng là chuyện đương thời chứ không phải chuyện xa xôi, nên sức thuyết phục rất mạnh. Hàn Phi cũng vận dụng linh hoạt tư tưởng của Đạo Đức kinh của Lão Tử để minh họa cho tư tưởng Pháp gia, giúp một tư tưởng khô khan trở nên sinh động, có sức sống.

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button