Sách hay về anh hùng nhỏ tuổi

Sách về anh hùng nhỏ tuổi hay nhất. Những câu chuyện cảm động và có thật về các anh hùng nhỏ tuổi nhưng chí lớn, góp sức mình vào công cuộc thống nhất nước nhà.

Vừ A Dính

Vừ A Dính

Vừ A Dính là một thiếu niên dân tộc Mông. Lớn lên trong những ngày gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp, cậu bé Vừ A Dính đã hăng hái sản xuất, đánh giặc.

Vừ A Dính đã hy sinh vô cùng anh dũng. Hình ảnh cậu bé gắn bó với cây đào thắm đỏ của quê hương.

Kim Đồng

Kim Đồng

Cuốn sách là câu chuyện cảm động về một trong những đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh – anh Kim Đồng.

Kim Đồng tên thật là Dền, một cậu bé mười ba tuổi người Nùng. Dù nhỏ tuổi nhưng Kim Đồng đã làm công tác cách mạng rất tích cực: “Học văn hóa chăm, lại biết đi liên lạc và canh gác cho đoàn thể”.

Võ Thị Sáu – Con Người Và Huyền Thoại

Võ Thị Sáu – Con Người Và Huyền Thoại

Cuốn sách Võ Thị Sáu – Con người và huyền thoại. Ấn phẩm nhỏ này của tác giả Nguyễn Đình Thống sẽ dẫn dắt bạn đọc đi suốt cuộc đời chị Võ Thị Sáu từ tuổi thơ lam lũ trên quê hương Đất Đỏ giàu truyền thống cách mạng đến những trận đánh táo bạo của chị cùng đồng đội, những giây phút đối mặt với kẻ thù trong nhà tù thực dân đế quốc, những giây phút hào hùng nhất trong cuộc đời của chị trước lúc hy sinh, những huyền thoại trong sáng đầy tính nhân bản kể từ khi chị ngã xuống đến nay.

Tuổi Thơ Dữ Dội

Tuổi Thơ Dữ Dội

Nhắc đến Phùng Quán, người ta sẽ nhớ ngay tới một cây bút lạ kỳ trong nền văn học Việt Nam với một tác phẩm thiếu nhi vô cùng chân thực và xúc động về một thế hệ trẻ anh hùng:

Tuổi thơ dữ dội – cuốn truyện xoay quanh cuộc sống chiến đấu và hy sinh của những thiếu niên 13, 14 tuổi trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân. Những Lượm, Mừng, Quỳnh sơn ca, Hòa đen, Bồng da rắn, Vịnh sưa, Tư dát… mỗi người một hoàn cảnh song đều chung quyết tâm, nhiệt huyết và lòng yêu nước, đã tham gia chiến đấu hết mình và hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.

Đúng như tên truyện, độc giả sẽ bắt gặp ở đó những chi tiết thực sự dữ dội về cuộc đời thiếu niên bất hạnh, về cuộc chiến tranh chống giặc tàn khốc nhưng ẩn sâu bên trong ta vẫn thấy những tâm hồn trong sáng và vô tư, thấy sự can trường, dũng cảm phi thường của nhân vật. Tất cả những ai đã từng đọc tác phẩm này hầu như đều không ngăn được xúc động và những giọt nước mắt cảm thương, cảm phục. Đây thực sự là một tác phẩm quý trong kho tàng văn học Việt Nam. Một câu chuyện khơi dậy trong mỗi người tình yêu đất nước và niềm trân trọng ký ức tuổi thơ…

Dương Văn Nội

Dương Văn Nội

Dương Văn Nội quê ở Duy Tiên, Hà Nam nhưng gia đình chuyển ra Hà Nội sống. Anh được chính phủ Việt Nam được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1997 và người đầu tiên được trao tặng Huân chương Quân công hạng Ba.

Bố mẹ anh làm nghề bốc vác ở ga Hà Nội. Chứng kiến cảnh đánh đập, khủng bố dã man của phát xít Nhật đối với Đồng Bào ở nhà dầu Shell Khâm Thiên, Dương Văn Nội quyết định tham gia cách mạng để tham gia diệt phát xít Nhật, đánh đuổi thực dân Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, anh gia nhập Đội Thiếu niên cứu quốc Thủ đô, làm liên lạc cho đại đội tự vệ Thăng Long.

Pháp mở trận càn lớn vào nơi đóng quân của Dương Văn Nội. Dương Văn Nội đã dùng súng trường giết 3 tên lính Pháp và hi sinh. Khi đó anh vừa sang tuổi 15.

Lý Tự Trọng

Lý Tự Trọng

Tiếng hát khát vọng tự do, độc lập của Lý Tự Trọng đã thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng trong lòng các chiến sĩ. Thôi thúc họ đứng lên phá nát ngục tù, giành lại tự do cho dân tộc.

Phạm Ngọc Đa

Phạm Ngọc Đa

Phạm Ngọc Đa sinh năm 1938 tại làng Phác Xuyên, xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng trong một gia đình lao động nghèo, cha mẹ mất sớm. Vì vậy, Đa phải đi ở cho một nhà giàu. Năm 15 tuổi, Phạm Ngọc Đa trở thành đội viên du kích xã, làm giao liên, trinh sát và trực tiếp tham gia chiến đấu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Phạm Ngọc Đa được chọn vào tổ quân báo của du kích làm nhiệm vụ theo dõi quân pháp, đặt mìn, vót chông, giấu người của Việt Minh xuống hầm bí mật.

Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đánh chiếm nội thành Hải Phòng và chuẩn bị càn quét để mở rộng vùng chiếm đóng ra ngoại thành, trong đó có huyện Tiên Lãng. Trước hỏa lực của quân Pháp, các du kích quân buộc phải rút xuống hầm trú ẩn. Quân Pháp tràn vào làng đốt phá, lùng sục. Không may cho Phạm Ngọc Đa, quân Pháp đặt súng cối trên nóc hầm bí mật của anh nên đất sụt xuống. Quân Pháp nghi ngờ, đào bới tìm ra hầm và bắt được Đa cùng một số du kích quân khác. Phạm Ngọc Đa bị bắt trói và tra tấn nhằm chỉ ra các hầm bí mật còn lại. Do nhất quyết không khai nên anh đã bị hành quyết cho đến chết.

Kể Chuyện Danh Nhân Lịch Sử: Lê Văn Tám – Bó Đuốc Sống

Kể Chuyện Danh Nhân Lịch Sử: Lê Văn Tám – Bó Đuốc Sống

Lê văn Tám con nhà nghèo ở gần chợ Đa Kao, Sài Gòn. Hàng ngày phải đi bán lạc rang, đánh giày để kiếm sống. Với những cảnh chết chóc của đồng bào ta dưới sự dã man của giặc Pháp, Tám nảy ra ý định phá kho xăng đạn của giặc tại Thị Nghè.

Sau nhiều lần bán lạc rang để dò la Tám đã quen mặt với bọn lính gác; Lợi dụng lúc bọn lính lơ là, Tám giấu xăng trong người chạy như bay vào chỗ để xăng quẹt diêm bốc cháy, cả kho xăng và đạn cháy nổ rầm trời thành phố.

Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh để lại hình ảnh thành đồng của tổ quốc :“Em bé đuốc sống”

Nhiều người đọc:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button